đường mật, tụy, sỏi, giun.
3. Chẩn đoán:
a) Chẩn đoán xác định:
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm: amylase máu và nước tiểu tăng cao gấp 3 lần bình thường. - Siêu âm, CT Scan bụng: hình ảnh viêm tụy cấp/
- Khi phẫu thuật thấy hình ảnh đại thể của viêm tụy cấp.
b) Chẩn đoán phân biệt:
- Thủng ổ loét dạ dày tá tràng: đau đột ngột dữ dội như dao đâm thượng vị, co cứng thành bụng, X quang bụng có hình ảnh liềm hơi.
- Tắc ruột cơ học: đau, nôn, bí, trướng, X quang bụng có mức nước mức hơi. - Sỏi mật.
- Viêm ruột thừa cấp.
- Nhồi máu mạc treo tiểu tràng. - Viêm ruột hoại tử.
Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 55 of 183
4. Điều trị:
Việc điều trị viêm tụy cấp phải dựa trên sự kết hợp của điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, không có một loại điều trị riêng biệt đặc hiệu nào.
Phần lớn BN viêm tụy cấp (khoảng 80% tổng số) là ở thể phù tụy, thường tiến triển tốt với điều trị nội khoa trong vài ngày đến một tuần, không cần can thiệp ngoại khoa, không đưa tới biến chứng nguy hiểm và cũng không để lại di chứng gì.
Số còn lại (khoảng 20%) là viêm tụy cấp hoại tử, với nhiều mức độ khác nhau. Để điều trị tốt cần phát hiện kịp thời những ổ hoại tử, áp xe, ổ dịch hoặc nang giả tụy để có biện pháp can thiệp thích hợp.
a) Điều trị bảo tồn: - Hồi sức tích cực: - Hồi sức tích cực:
+ Chống sốc:
Khôi phục khối lượng tuần hoàn (vì sốc trong viêm tụy là do giảm khối lượng tuần hoàn): truyền dịch mặn, ringer, dịch keo, plasma và máu. Cần theo dõi tình trạng huyết động, HA ĐM, áp lực tĩnh mạch trung ương, hematocrit, đặt sonde tiểu để theo dõi lượng nước tiểu hàng giờ, nếu lượng nước tiểu dưới 30ml/h là khối lượng dich truyền vào chưa đủ.
Trong trường hợp cần thiết, sau khi đã bù khối lượng tuần hoàn đầy đủ, dùng thuốc vận mạch như Dopamin, Dobutamin.
Giảm đau tốt: Nên dùng giảm đau trung ương như Meraridin (Pethidin), không dùng morphin vì gây co thắt cơ Oddi. Có thể phong bế thần kinh, gây tê ngoài màng cứng. Không nên dùng non-steroid vì độc cho thận và hại dạ dày.
Coticioid liều trung bình có tác dụng sự phòng sốc.
+ Đảm bảo chức năng hô hấp:
Cho bệnh nhân thở oxy qua mũi
Nếu có dịch màng phổi nhiều thì chọc hút
Nếu suy hô hấp nặng phải cho thở máy áp lực dương cuối thì thở ra.
+ Đảm bảo chức năng thận:
Theo dõi sốlượng nước tiểu qua sonde bàng quang-niệu đạo.
Theo dõi xét nghiệm ure, creatinin máu.
Nếu đã truyền đủ dịch, lượng nước tiểu vẫn ít, ure, creatinin máu vẫn cao thì phải cho lợi tiểu, nếu vẫn không kết quả thì phải chạy thận nhân tạo.
+ Phòng chống đông máu rải rác nội mạch:
Do tăng đông máu và hoạt hóa cơ chế tiêu sợi huyết trong viêm tụy.
Dùng chất ức chế tiêu sợi huyết và truyền tĩnh mạch những yếu tố đông máu (huyết tương tươi, yếu tố VII, tiểu cầu).
Việc dùng heparin và calciparin đang còn bàn cãi.