Lâm sàng: Biểu hiện bệnh cách đây vài tháng, trước đó hoàn toàn không có triệu ch ứng gì.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 92)

+ Thời gian đầu, BN chỉ cảm thấy đau âm ỉ, mơ hồởvùng thượng vị, tăng lên sau khi ăn, kèm theo cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, chưa có biểu hiện nôn nhưng toàn thân đã có biểu hiện thiếu máu, mệt mỏi, gầy sút cân. Lúc này khám bụng chưa có dấu hiệu gì đặc biệt.

+ Về sau, khối u to ra, thường làm cho lòng hang – môn vị bị hẹp lại đột ngột. BN đột ngột thấy đau nhiều hơn, buồn nôn và nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn với thức ăn chưa tiêu của bữa ăn cách đây đã hơn 6h, nôn xong dễ chịu hơn. Toàn thân suy kiệt nhanh chóng do mất nước, điện giải, không ăn uống được. Lúc này khám thấy da bọc xương, mắt trũng, da nhăn nheo, véo da để lại nếp, nước tiểu ít. Bụng lõm lòng thuyền (vùng thượng vị căng trướng, vùng bụng dưới lép xẹp, gõ không vang, hai gai chậu và mào chậu nhô cao), dấu hiệu lắc óc ách lúc đói và dấu hiệu Bouveret thường không có hoặc không rõ, có thể sờ thấy một khối u ở vùng trên rốn, lệch phải với đặc điểm: tròn, rắn, ranh giới rõ, mặt tương đối nhẵn, ấn đau ít, thường rất di động.

- Cn lâm sàng: + Xét nghim máu:

 Thiếu máu: HC, Hb thường giảm, Hct thường tăng.

 Mất điện giải: Cl- giảm rõ, Na+ , K+ giảm ít hơn, dự trữ kiềm tăng, nitơ tăng.  CEA (carcino Embryonic Antigen): có thể cao.

+ Chiếu và chp X quang d dày cn quang:

Chiếu: Hình ảnh tuyết rơi (cho BN uống barit, theo dõi dưới màn huỳnh quang thấy thuốc rơi từ từ qua lớp dịch ứđọng trong dạ dày giống như tuyết rơi).  Chụp:

 Dạ dày có hình 3 lớp phân cách nhau rõ rệt: trên là hơi, giữa là nước, dưới là thuốc lẫn thức ăn.

 Dạ dày giãn to, không cân xứng.

 Sau 6-12h hoặc hơn, vẫn thấy thuốc ứđọng ở dạ dày.

 Hình khuyết ở bờ trên, bờ dưới hoặc cả hai bờ của hang vị làm hang – môn vị thuôn nhỏ lại thành một ống hẹp với đường, bờ nham nhở.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 93 of 183

+ Ni soi d dày:

 Dạ dày giãn, nhiều dịch và thức ăn ứđọng.

 Vùng hang – môn vị có khối u sùi lồi vào, làm hẹp lòng hang – môn vị, niêm mạc xung quanh cứng, mất nếp.

 Kết hợp sinh thiết làm giải phẫu bệnh xác định là ung thư.

+ Cn siêu âm và chp CT Scan bụng để tìm di căn.

2. Phân biệt hẹp môn vị do loét và do K:

a) Tui:

- Loét dạ dày – tá tràng gặp nhiều ở tuổi trung niên nhưng cũng không ít ở tuổi thanh niên.

- Ung thư dạdày thường gặp ở tuổi 40-60.

b) Tiền căn bệnh:

- Diễn biến của loét dạ dày – tá tràng thường là nhiều năm với hội chứng loét điển hính. Hẹp môn vị có thể là hội chứng báo hiệu của loét dạ dày – tá tràng nhưng không nhiều.

- BN hẹp môn vịdo ung thư thường đến khám sau khi bệnh bắt đầu chỉ một vài tháng, chứ không phải hàng năm. Trước thời gian này, BN có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì.

c) Thăm khám bụng:

Các dấu hiệu như dạ dày giãn to, dấu hiệu Bouveret ít gặp và nếu có thì cũng không rõ bằng trong hẹp môn vị do loét.

Trong ung thư dạ dày, nhiều trường hợp sờ thấy một khối u nằm ở vùng trên rốn, thường rất di động.

d) X quang:

- Trong ung thư vùng hang – môn vị, hình ảnh X quang điển hình là hình khuyết ở bờ trên, bờ dưới hoặc cả 2 bờ của hang vị làm hang môn vị thuôn nhỏ lại thành một ống hẹp với đường, bờ nham nhở.

- Trong hẹp môn vị do loét, dạ dày giãn đều, cân đối hai bên, đối xứng nhau qua đường đứng giữa.

3. Điều trị:

a) Nguyên tc chung:

- Phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn.

- Điều trị nội khoa trước mổ để nâng cao thể trạng giúp BN đủ sức chịu đựng cuộc mổ, làm cho niêm mạc dạ dày bớt viêm nhiễm, phù nề, thuận lợi cho phẫu thuật.

b) Điều tr nội khoa trước m:

Bao gồm:

- Bi phnước và điện gii (tốt nhất là theo điện giải đồ).

- Nâng đỡ cơ thể: tăng cường nuôi dưỡng đường tĩnh mạch bằng truyền đạm, truyền máu và truyền mỡ, bổ sung các vitamin nhóm B, C. Thực hiện cảtrước và sau mổ.

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)