Xét nghiệm máu:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 104)

 BC↑ N↑

 Bilirubin trực tiếp tăng, phosphatase kiềm tăng.  Có thể: amylase tăng, ure, creatinin tăng.

 Cấy máu: có vi khuẩn (cùng loại với dịch mật).

- Siêu âm:

 Có sỏi ống mật chủ.  Có thể thấy xác giun.

 Đường mật trong và ngoài gan gtiãn.  Có thểcó khí trong đường mật.

c) X trí:

- Kháng sinh phổ rộng tác dụng cả với các loại vi khuẩn đường ruột, cả ái khí lẫn kị khí, có khả năng ngấm tốt vào đường mật. Phối hợp kháng sinh. Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ, thường phối hợp: cephalosporin thế hệ 3, aminoside (gentamicin) và metronidazol.

- Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là những rối loạn chức năng gan, thận.

- Giảm áp đường mật tạm thời: chọc mật qua da hoặc mở cơ thắt Oddi qua nội soi mật tụy ngược dòng.

- Khi hết đợt viêm cấp: điều trị thực thụ: mở ống mật chủ lấy sỏi, rửa đường mật và đặt dẫn lưu Kehr.

Bs Vũ Khương Duy/Lớp CK1-36 Ngoại chung Page 105 of 183

2. Viêm mủ và áp xe đường mật:

a) Cơ chế:

Viêm đường mật cấp không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm mủđường mật. Khi đó, dịch mật đen đục, mùi thối, có lẫn mủ trắng.

Nếu vẫn không được điều trị, sẽ tạo thành các ổ áp xe nhỏ ở tận các đường mật nhỏ trong gan. Những ổáp xe này có đường kính khoảng 1-2cm, dày đặc trên khắp nhu mô gan, làm cho chức năng của gan bị hủy hoại trầm trọng. Nhiều ổ áp xe có thể tập trung lại, nhất là bên trái, gây áp xe gan trái và các biến chứng nặng nề của áp xe gan đường mật.

b) Chẩn đoán:

Một phần của tài liệu Đề cương Ngoại bụng Sau đại hoc (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)