TU BỔ VÀ BẢO QUẢN THIỀN SƯ NHƯ TRÍ (HIỆU TÁNH KHÔNG) Ở CHÙA TIEÂU SÔN (BAÉC NINH)

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 152 - 157)

Chùa Tiêu Sơn có tên chữ là Thiên Tâm Tự, còn gọi là chùa Trường Liêu hay chùa Tiêu, nằm ở lưng chừng núi Tiêu Sơn, huyện Yên Phong, nay là xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ năm 1991, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử. Chùa Tiêu Sơn được thành lập từ triều Lý, thuộc trung tâm Phật giáo thời Lý và là một trong những ngôi chùa cổ của nước ta, trải qua các triều đại đều được quan tâm tu bổ:

xưa kia chùa có kiến trúc khá quy mô với hệ thống gồm có: ngôi Tam Bảo, nhà thờ Tổ, Tăng xá, Trai Đường và Viện Cẩm Tuyền... Nay đương kim trụ trì là Ni sư Thích Nữ Đàm Chính, người đã có công trùng tu tôn tạo lại ngôi Tam Bảo, nhà thờ Tổ, 17 ngôi mộ tháp, tượng đài Thiền sư Vạn Hạnh, nhà trù, cùng một số công trình phụ...

Chùa Tiêu Sơn gắn bó với thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Vạn Hạnh. Ngài là một danh tăng, đạo cao đức trọng, một thiền sư ngộ đạo, đã có công lớn đối với đất nước và dân tộc. Ngài giúp vua Lê Đại Hành trị nước an dân, được vua Lê Đại Hành tôn kính làm thày. Lời Ngài nói ra, dân chúng cho là lời sấm ký, Ngài đã có công đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, nên Ngài còn được gọi là Quốc sư (thầy của vua, thầy của nước) của triều Lê và triều Lý. Thi kệ của Ngài chẳng những có giá trị về mặt liễu đạo chứng ngộ của một Thiền sư mà còn đóng góp vào kho tàng văn hoá, văn học cho dân tộc Việt Nam (góp phần tạo nên nền văn học thời Lý).

Thiền sư Như Trí được đặt trong tháp, tại vườn tháp trước Chùa. Theo mộ bia phần còn đọc được ở tháp có ghi: phía bên trái “ Lê triều Bảo Thái tứ niên...” (Năm thứ tư triều Lê niên hiệu Bảo Thái năm thứ tư (1723). Phía bên phải ghi “Nhục thân Bồ tát Như Trí hiệu Tánh Không”, nhờ đó chúng ta biết được nhục thân bên trong tháp là của Thiền sư Như Trí, Ngài có hiệu là Tánh Không. Về thân thế sự nghiệp của Ngài đến nay, chúng ta chưa tìm thấy sử liệu nào ghi rõ, chỉ được biết sơ lược qua một vài tác phẩm chữ Nôm mà chúng ta chưa có dịp kiểm chứng. Những tư liệu đó cho biết Ngài cùng với một số huynh đệ có cùng chữ NHƯ, phụ giúp Thiền sư Chân Nguyên sao lục ấn hành những tác phẩm của thời Trần còn sót

lại trong nhân gian như: Khoá Hư Lục, Thánh Đăng Lục, Tam Tổ Trúc Lâm, Kiến Tánh Thành Phật, Thiền Uyển Tập Anh...

Đầu năm 2004, theo yêu cầu của Ni sư trụ trì chùa Tiêu - Đàm Chính, Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng Thư ký Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Yên Tử đã có dự kiến đứng ra làm chủ đầu tư cho dự án tu bổ và bảo quản nhục thân Như Trí. Ông có gặp tôi và đề nghị soạn thảo dự án. Hai tuần sau, bản thảo dự án được hoàn thành: người thực hiện dự án là tôi và hoạ sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân với sự cộng tác của một số thợ chuyên môn.

Viện 69 Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia có tham gia một số khâu trong dự án. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là đơn vị giám sát thi công. Tổng kinh phí của dự án là hụn 100.000.0000ủ.

Ngày 15-2-2004, nhà chùa đã mở cửa tháp để quan sát thực hư về nhục thân và ngày 5-3-2004 đã rước Ngài ra khỏi tháp. Nhục thân ngồi thiền định trong tư thế bán già (chân trái ở dưới, chân phải đặt lên trên), tay kiết ấn Tam muội, nhưng vì ẩm, mốc nên phần cẳng tay bị mục rơi xuống d- ưới. Bên dưới là bệ sen bằng gốm non. Để chống côn trùng đục phá, nhục thân được sơn phủ bên ngoài một lớp sơn ta màu ngà, mắt và lông mày vẽ bằng sơn đen. Hiện nay, lớp sơn đã bị long tróc nhiều nơi, nên có màu loang lổ. Do nhục thân đặt trong tháp bịt kín lâu ngày trong môi trường ẩm mốc làm hỏng lớp sơn và bong tróc. Từ các phần hỏng, thủng, hơi ẩm, côn trùng và vi sinh vật đang xâm nhập vào phá hoại phần bên trong của nhục thân. Theo lời Ni sư trụ trì chùa Tiêu - Đàm Chính, trước đây có một lỗ hổng, do có người dán mắt thấy trong tháp có người, nên lấy cây chọc vào làm vỡ 1/3 mắt trái (ở phía trong) và sống mũi từ điểm nasion đến vành trên mũi trái tạo nên một lỗ thủng lớn ở giữa sống mũi và 1/3 mắt trái (đường kính 5 x 7 cm). Xương mũi và xương hàm trên thụt vào hộp sọ. Răng và xương màu đen còn nhìn thấy rõ bên trong hộp sọ. Vết nứt ở tai phải từ thái dương qua trước dáy tai xuống cổ và chạy sát tới đầu xương đòn phải. Yết hầu có nhiều lỗ côn trùng đục khoét và bị mục. Cổ bên phải phía sau có vết nứt dài 10 cm. Từ đốt sống thứ 5 đến đốt sống 12 (ở phía lưng) có một vết nứt chạy dọc và gặp đường nứt ngang từ bả vai trái sang phải dài 20 cm, rộng 1 mm. Từ đốt sống 12 đến 18 có một vết nứt chạy dọc theo bên trái cột sống, gặp đường nứt ngang dài 15cm. Vai phải có nhiều đường rạn nứt. Tay phải bị vỡ hoàn toàn từ khuỷu tay đến hết bàn tay. Tay trái bị vỡ cách nách 5cm đến hết bàn tay. Bên ngực phải có nhiều lỗ thủng nhỏ chạy dọc theo sườn đến hông. Đùi phải bị thủng một lỗ to ở phía dưới. Vỡ từ đầu gối (ở phía dưới) cho đến 1/2 ống chân. Chân traí bị mục ở phía dưới. Có một lỗ thủng ở đường tiếp xúc giữa bắp cẳng chân trái và mu bàn chân phải. Phần hông bị mục lớp áo sơn. Màu sắc ở phía trước ngực còn tương đối nguyên vẹn, phía sau đã bị phân huỷ và lộ phần sơn nâu ở bên trong. Vì chùa Tiêu rất đông khách thập phương tới tham quan, du lịch, chùa lại ở vị trí cao nên khan hiếm nước, do đó sư cụ Đàm

Chính đã đề nghị chuyển nhục thân về chùa Duệ Khánh (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du), cách chùa Tiêu 2 km. Ngay sau khi làm lễ chuyển tượng từ chùa Tiêu về chùa Duệ Khánh ngày 10-3-2004, ngày 13-3-2004, chúng tôi và cán bộ Viện 69, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành:

z Lập biên bản thực trạng của nhục thân Như Trí.

z Làm vệ sinh toàn bộ tượng bằng cồn 90 độ và lấy mẫu trên mình của nhuùc thaõn.

z Xác định độ ẩm trong tượng và môi trường trong phòng tu bổ.

z Phun hoá chất vào bên ngoài và trong nhục thân (qua các vết nứt ở hốc mắt, ở 2 cánh tay và ống chân phải) bằng phương pháp Aerosol để diệt vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng nhằm loại trừ nguy cơ phá huỷ xương từ bên trong.

z Đã tiến hành xông 72 giờ.

z Các hoá chất diệt khuẩn là: Thymol (PA), For maldehyt (f1635),Glutaraldehyl (g7776), Alcol etbylic tuyệt đối.

z Do tiếp xúc với khí trời nên vỏ sơn ta bên ngoài thi hài có xu hướng khô dần nhưng cũng bị nứt dần theo các vết nứt cũ. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành bó lớp bên ngoài của phần thân, giữ cho nhục thân không bị huỷ hoại tiếp.

z Sau đó, chúng tôi đã tiến hành đo kiểm tra lại độ ẩm bằng máy Hygrometer HI 8064. Kết quả đo đạc thấy độ ẩm giữ ở trạng thái trung bình, các vết nứt không bị hư hại thêm.

Việc tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí cũng được tiến hành theo quy trình và công nghệ như đã thực hiện với thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu. Chúng tôi đã:

+ Đo đạc nghiên cứu xương cốt đã bị rơi ra bên ngoài.

+ Chụp ảnh kỹ thuật số và X quang một số di cốt đã rời ra khỏi nhục thân rơi xuống phía dưới.

+ Rót sơn sống vào bên trong tượng để sơn thấm vào phần cốt bồi, giúp cho sự liên kết giữa xương và vỏ bồi.

+ Đắp bằng đất phần ổ mắt trái (đối xứng với ổ mắt phải).

+ Phục nguyên lại 2 tay bằng đất sét và đổ khuôn âm bản bằng thạch cao.

+ Phục nguyên phần ống chân phải bằng đất sét và đổ khuôn âm bản.

+ Bóc tách phần nhục thân ra khỏi bệ đá ở phía dưới.

+ Phục chế lại phần hốc mắt trái, 2 tay và một phần của cẳng chân phải.

+ Nối vào nhục thân phần mới được phục chế lại.

+ Đưa lại toàn bộ những mảnh xương còn lại vào đúng vị trí của xương trong lòng thi hài.

+ Gia cố phần đáy tượng bằng gỗ, bọc vải và sơn phủ ra ngoài.

+ Bó, hom lót, thí, dát bạc và quang dầu tổng cộng tất cả là 16 lớp.

Cuối cùng phải sơn màu da người cho toàn bộ nhục thân, giống như người Việt Nam hiện nay.

Sau khi pho tượng được tu bổ xong sẽ được đưa vào trong một hộp kính nằm lọt trong khám và bên trong được bảo quản trong môi trường khí Nitơ.

Toàn bộ khám sẽ được đặt trong nhà tổ của chùa Tiêu. Trong tháp cũ, chúng tôi đặt một phiên bản phục chế thiền sư Như Trí bằng composite, có mặc áo.

Trong khi tu bổ thiền sư Như Trí chúng tôi đã tiến hành chụp X quang tại Khoa X quang Bệnh viện Bắc Ninh. Qua phim X quang chúng tôi thấy có 2 tấm đồng lớn chạy suốt từ cổ đến chậu hông. Tấm trước ngực lớn hơn tấm sau lưng. Phải chăng những tấm đồng này có tác dụng giữ cho tư thế của nhục thân ngồi thẳng không bị cúi gập xuống như thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu.Trên đầu và vai cũng có cuốn những băng dây đồng. Khi tu bổ nhục thân, chúng tôi thấy vị trí trái phải của các xương chi rất đúng với giải phẫu, phần hộp sọ bị vỡ một phần, khác với thiền sư Chuyết Công ở chùa Phật Tích, mà giống với thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu (Hà Tây). Vì vậy, chúng tôi cho rằng thiền sư Như Trí được phủ sơn ta và các phụ gia ngay sau khi tịch.

Phía trong lòng của nhục thân chúng tôi thấy có một khối lớn vật thể nằm lọt ở bên trong. Phải chăng nhờ sơn ta bao bên ngoài mà phần phủ tạng vẫn được bảo lưu. PGS.TS. Nguyễn Khắc Lam, Viện Hoá học, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã giúp chúng tôi phân tích các mẫu này và đã có kết quả cho thấy đây là các chất vô cơ của phần phủ tạng. Nghiên cứu phim X quang do Phòng X quang bệnh viện Bạch Mai chụp xương hàm thiền sư Như Trí, chúng tôi thấy hàm thiền sư bị viêm ở khoảng giữa răng P2 và M1 bên trái làm thân hàm thấp xuống và các lỗ huyệt răng đã liền lại.

*

* *

Bốn nhục thân của các vị thiền sư được táng theo dạng tượng táng ở chùa Đậu, Phật Tích và chùa Tiêu là những hiện vật vô giá mà cha ông ta đã để lại cho các thế hệ mai sau. Cho đến nay, trên thế giới chúng ta chỉ mới thấy kiểu táng thức này ở Quảng Đông (Trung Quốc). Việc tu bổ và bảo quản thành công những pho tượng táng kể trên chẳng những có ý nghĩa về mặt Phật giáo, mà còn có ý nghĩa về mặt khoa học, văn hoá.

Công việc đó càng chứng minh thêm cho đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo tồn các di vật văn hoá - những dấu son làm rạng rỡ thêm cho nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

CHUÙ THÍCH

1. Nguyễn Lân Cường, 1991, Di hài nhà sư và Kinari đá mới phát hiện được ở Phật Tích. Những phát hiện mới về khảo cổ học, 1991: 152-154.

2. Trần Trọng Kim, 1943: 95.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Cường, About the Dead Bodies of two Buddhist Monks Preserved in the Form of Statues at the Dau Pagoda. OSSA, Vol. 9-11 Sweden, 1983: 105-109

2. Nguyễn Lân Cường và Phạm Huy Thông, Tượng bó cốt ở Chùa Đậu. Tạp chí Khảo cổ học, 4-1984: 56-57.

3. Nguyễn Lân Cường, Một kiểu ướp xác ở chùa Đậu. Tạp chí Khoa học và đời sống, soá 1(702), 1-1-1986

4. Nguyễn Lân Cường, Dead Bodies of Buddhist Monks Preserved as Statues at the Dau Pagoda Buddhists for Peace. Vol.10.No4. Ulanbator (Moõng Coồ), 1988: 18-20 5. Nguyễn Lân Cường, Một phương pháp giữ xác độc đáo. Văn hoá Việt Nam, 1989:

398-399.

6. Nguyễn Lân Cường 1991, Di hài nhà sư và Kinari đá mới phát hiện được ở Phật Tích. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học, 1991: 152-154

7. Nguyễn Lân Cường, Về việc phục nguyên di hài thiền sư ở chùa Phật Tích (Hà Bắc).

NPHM... 1993: 190-191

8. Nguyễn Lân Cường, Tượng táng phương thức mai táng độc đáo của người Việt.

Nguyệt san Kiến thức ngày nay, 202 –1996: 9-13

9. Nguyễn Lân Cường, Thiết kế và phương án thi công công trình tu bổ - bảo quản hai pho tượng cổ: Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường tại chùa Đậu, huyện Thường Tín Hà Tây. Hà Nội 2002.

10. Nguyễn Lân Cường, Tu bổ hai pho tượng cổ ở chùa Đậu, Hà Tây. Nhịp cầu số 5 naêm 2003

11. Nguyễn Lân Cường, Về công nghệ tu bổ 2 pho tượng cổ ở chùa Đậu (Hà Tây). Tạp chíHoạt động Khoa học, Số 1 (536), 2004: 60-63.

12. Nguyễn Lân Cường, Thiết kế và phương án thi công dự án tu bổ bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí (hiệu Tánh Không) tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Hà Nội 2004.

13. Pagodes, Temples et maisons de culte de Hadong. Hanoi 1932.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 152 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)