THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 676 - 680)

QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1. Quy mô đào tạo pháp luật thương mại quốc tế

Trong những năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các lĩnh vực giáo dục đại học của Việt Nam nói chung, giáo dục về pháp luật nói riêng, có những biến đổi lớn về quy mô và hình thức đào tạo. Số lượng các đơn vị có đào tạo pháp luật tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh các cơ sở đào tạo pháp luật có truyền thống như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, hầu hết các trường đại học khối kinh tế đều có giảng dạy pháp luật.

Tính đến cuối năm 2003, đã có 9 cơ sở trên cả nước có đào tạo ngành luật học. Tuy nhiên, về lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế mới chỉ có một số trường đại học triển khai chương trình môn học này. Khoa luật quốc tế thuộc Trường đại học Luật Hà Nội từ năm 1980 đến nay đã đưa chương Thương mại quốc tế vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành và ngoài ngành. Đặc biệt từ năm 2001, môn học Luật thương mại quốc tế đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên của Khoa với tư cách là một môn học độc lập trong cơ cấu các môn chuyên ngành pháp luật quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, một trong các trường đại học trọng điểm trên cả nước, đa ngành, đa lĩnh vực, đã mở chuyên ngành Luật Kinh doanh từ năm 1995 trong đó có hai môn học cốt lõi là Pháp luật kinh doanh Việt Nam và Pháp luật Thương mại quốc tế. Bộ môn Luật Kinh tế, được thành lập từ năm 1970, nay là Khoa Luật đã được giao thực thi nhiệm vụ này. Qua 9 năm đào tạo chuyên ngành Luật Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tính đến năm 2003(7), có 678 sinh viên các hệ đã được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật thương mại quốc tế.

2. Hình thức và các cấp đào tạo

Sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế và những đổi mới trong cơ chế quản lý giáo dục đã khiến cho quy mô đào tạo toàn hệ thống tăng lên, kéo theo sự đa dạng các hình thức đào tạo. NgoàI đào tạo đại học hệ chính quy, tại chức, các trường còn mở thêm các hệ bằng đại học thứ hai.

Nhằm thu hút nhiều hơn lượng sinh viên theo học, các lớp học buổi tối, các lớp tổ chức tại địa phương đã được tổ chức(8).

Xu hướng đào tạo sau đại học về pháp luật trong đó có luật Thương mại quốc tế, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Ví dụ tại Trường Đại học Luật Hà nội, trong giai doạn 1993-1997 chỉ đào tạo được 59 thạc sỹ (Khoá I) thì từ năm 1998 đến nay đã đào tạo được 315 thạc sỹ và hiện đang có 202 học viên cao học (các khoá IX, X, XI, tính cả các học viên cao học đang theo học hai chương trình hợp tác với Pháp và Thụy Điển.

Bảng 1: Quy mô đào tạo cao học luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội(9)

Nguồn: Trường Đại học Luật Hà Nội.

Kỷ yếu Mười năm đào tạo Sau đại học 1993-2003, Hà Nội 2003.

Tính từ năm 1995, Trường Đại học Luật Hà nội đã tiến hành đào tạo bậc cao học và tiến sỹ cho bốn chuyên ngành là: Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Hình sự, Luật Dân sự và Luật Kinh tế. Tuy vậy, trong số 373 thạc sỹ và 40 tiến sỹ đã được cấp bằng cho đến năm 2003 cũng chỉ có khoảng 12 người đã lựa chọn đề tài luận án tốt nghiệp trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế(10). Nguyên nhân của số học viên ít ỏi này có thể lý giải bằng sự thiếu vắng chuyên ngành Pháp luật quốc tế trong số các chuyên ngành đào tạo sau đại học về luật của hệ thống các trường đào

Các Khóa cao học Số học viên

Khóa I (1993 - 1996) 59

Khóa II (1994 - 1997) 67

Khóa III (1995 - 1998) 40

Khóa IV (1996 - 1999) 30

Khóa V (1997 - 2000) 30

Khóa VI (1998 - 2001) 31

Khóa VII (1999 - 2002) 43

Khóa VIII (2000 - 2003) 49

Khóa IX (2001 - 2004) 52

Khóa X (2002 - 2005) 50

Khóa XI (2003 - 2006) 64

Khóa Cao học Việt Nam - Pháp (I - II) 43

Khóa Cao học Việt Nam - Thụy Điển I 30

Tổng cộng 308

tạo luật ở nước ta. Tại các cơ sở đào tạo sau đại học về luật khác như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật, cũng có chung tình trạng chưa có chuyên ngành đào tạo Luật Quốc tế. Đây là một hiện tượng cần được các cấp lãnh đạo của các Bộ chức năng và các trường quan tâm để quy định cấp mã số cũng như chỉ tiêu đào tạo cho chuyên ngành này, tránh tình trạng các học viên muốn được đào tạo sâu về chuyên ngành Pháp luật quốc tế phải đăng ký học nhờ các chuyên ngành khác như luật Kinh tế, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật.

3. Khung chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo Hiện nay có thể nhận xét rằng ở Việt Nam chưa có một khung chương trình chuẩn đào tạo về Pháp luật thương mại quốc tế. Khung chương trình cho Giáo trình Luật thương mại quốc tế [Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 1999] của Bộ môn Luật, nay là Khoa Luật, Đaị học Kinh tế Quốc dân, gồm 08 chương trong đó kết hợp chế định về Thương mại trong tư pháp quốc tế và các quy chế pháp lý về thương mại toàn cầu và khu vực. Chương trình cho Giáo trình Luật thương mại quốc tế của Khoa Luật, Đaị học Luật Hà nội, [Nhà xuất bản Công an nhân dân 2000] chỉ gồm 06 chương giới thiệu về chế định Thương mại trong tư pháp quốc tế. Ngoài ra, trong chương trình Luật Kinh tế Quốc tế của Học viện Quan hệ Quốc tế (Bộ Ngoại giao) [NXB Chính trị Quốc gia 1999], trong đó có chương Thương mại quốc tế chỉ được đề cập theo nghĩa hẹp - thương mại hàng hóa còn các chế định về đầu tư nước ngoàichuyển giao công nghệ lại được trình bày thành các chương riêng. Như vậy cách quan niệm về Pháp luật thương mại quốc tế ở Việt Nam còn thiếu thống nhất và chưa phản ánh được xu thế phát triển của Pháp luật thương mại quốc tế trên thế giới hiện nay. Mặt khác, các tài liệu tham khảo về Pháp luật thương mại quốc tế bằng tiếng nước ngoài còn thiếu nhiều và chưa cập nhật.

4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

Đội ngũ giáo viên đầy đủ với chất lượng cao là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ pháp luật và luật thương mại quốc tế. Các giảng viên Luật ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được đào tạo chuyên ngành luật ở trong nước, một số khác tu nghiệp luật ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Canađa, Australia, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.

Những người được đào tạo đúng chuyên môn về Luật thương mại quốc tế còn tương đối mỏng và chỉ một số ít những học viên đó hiện đang trực tiếp giảng dạy môn học này ở Việt Nam.

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo luật đã chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên thông qua các lớp bồi dưỡng và đào tạo trong nước cũng như nước ngoài. Trường đại học Luật Hà nội là một cơ sở đã đảm bảo tự đào tạo đội ngũ cho nhu cầu của mình. Giai đoạn 1993-1995, Trường chỉ

có đội ngũ tiến sỹ luật học khoảng 10 người, đa số được đào tạo ở nước ngoài. Sau mười năm, đến năm 2003 Trường đã có thêm 20 giáo viên có trình độ tiến sỹ và 76 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Ngoài ra, Trường đã thu hút khoảng 80 nhà khoa học từ các cơ quan khác đóng góp cho đào tạo sau đại học của Trường. Trong số các giáo viên kiêm giảng của Đại học Luật Hà Nội, có 6 nhà khoa học hiện đang cộng tác giảng dạy về pháp luật quốc tế. Tại Khoa Pháp luật quốc tế, 5 trong số 18 giáo viên có học vị tiến sỹ. Tuy nhiên hiện chỉ có 3 giáo viên (gồm hai tiến sỹ và một thạc sỹ) đang giảng dạy môn Luật thương mại quốc tế cho các hệ đào tạo của chuyên ngành. Tỷ lệ giáo viên cơ hữu này so với lượng sinh viên là thấp, chủ yếu do quy mô đào tạo tăng nhanh, trong khi biên chế đội ngũ giáo viên không tăng. Tình trạng số giáo viên quá thấp so với số sinh viên cũng là thực trạng của các trường khác trong thời điểm hiện nay(11).

Do tình trạng thiếu giáo viên, dẫn đến hệ số đứng lớp của giáo viên luật khá cao. Hệ số rất cao này cũng có nghĩa là giáo viên sẽ ít có thời gian tự nghiên cứu, đi khảo sát thực tế, bồi dưỡng thêm về kiến thức nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ giáo viên nghiên cứu khoa học từ ngân sách Nhà nước chắc chắn còn rất thấp so với các nước khác (xem bảng 2).

Tình trạng trên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên(12) Luật thương mại quốc tế hiện nay.

Bảng 2: Cần đầu tư bao nhiêu

để có các công trình nghiên cứu khoa học được thế giới công nhận? (13)

5. Các điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập

Nhìn chung, các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt mức độ trung bình(14).

ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Ở MỘT SỐ NƯỚC CÓ NỀN KHOA HỌC TIÊN TIẾN (1991-2000) Soá coâng

trình trong một năm

Soá laàn trích daãn trung bình

GNP (tổ USD)

Đầu tư cho R&D (tổ USD)

Đầu tư cho một coâng trình (nghìn USD)

Myõ 175773 5,12 6737 168 958

Nhật 41065 2,99 4321 121 2946

Hà Lan 10233 3,99 338 6,76 661

Trung Quoác 5434 0,97 630 0,63 116

Singapore 642 1,62 65,8 0,72 1128

Nga 30504 0,66 393 4,32 142

Ấn Độ 9736 1,09 279 1,67 172

Các cơ sở đào tạo luật trên cả nước thường không có đầy đủ nguồn lực để cải thiện điều kiện học tập của sinh viên. Do mức độ đầu tư của Chính phủ tương đối thấp, các phòng học đều phải sử dụng ba ca, nên sinh viên còn thiếu nơi tự học. Mức độ đáp ứng của hệ thống thư viện và giảng đường còn hạn chế. Hầu hết sinh viên phải tự mua tài liệu để phục vụ học tập. Phần lớn các trường chưa đủ điều kiện cho giáo viên và sinh viên tiếp cận với internet như không có đường thuê bao riêng (lease line) cũng như nguồn tài chính chi thường xuyên cho việc sử duùng internet.

6. Mối quan hệ giữa đào tạo và cơ sở thực tiễn

Như đã trình bày ở trên, đối với giáo viên, do thời gian đứng lớp quá lớn, hầu như không còn thời gian để xâm nhập thực tiễn. Việc thâm nhập thực tiễn của giáo viên luật thông qua việc tham gia công tác bào chữa, tư vấn pháp luật, xét xử và tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên các cơ hội để giáo viên thâm nhập thực tiễn chưa nhiều. Hiện nay mới có 6 giáo viên luật là trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Mặt khác số trọng tài viên nhận được yêu cầu giảI quyết tranh chấp chưa nhiều, dẫn đến sự gắn bó giữa đào tạo và thực tiễn chưa cao(15).

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 676 - 680)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)