QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM, GÓP PHẦN ĐẨY NHANH QUÁ
6. Tăng cường thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu với công tác thực tiễn, chẳng hạn như thiết lập các chương trình hợp tác cụ
Tóm lại, nhận thức đúng đắn thực trạng đào tạo pháp luật thương mại quốc tế và tiếp tục nâng cao chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong tương lai. Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phải tiến hành lâu dài và đồng bộ. Bên cạnh những cố gắng nỗ lực của các cơ sở đào tạo pháp luật trong nước cũng như mỗi giáo viên; sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, các đơn vị nước ngoài đối với sự nghiệp đào tạo pháp luật thương mại quốc tế cũng là những nguồn lực rất quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cuỷa Vieọt Nam.
CHUÙ THÍCH
1. PGS. TS. Vũ Văn Hiền, Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; Hội thảo quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 3-2004
2. Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ từ 28-1 đến 2- 2-1999 đã khẳng định: Toàn cầu hóa không còn là một xu thế nữa mà đã trở thành một thực teá(realistic).
3. Nguyễn Minh Chí, Một số suy nghĩ về đào tạo luật thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo tại Đại học Luật Hà Nội “International trade law training in Viêtnam:curent situation, demands and recommended improvements”. Ngày 16-12-2003.
4. Nguyễn Bá Diến, Về phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo pháp luật thương mại quốc tế, Hội thảo tại Đại học Luật Hà Nội “International trade law training in Viêtnam:curent situation, demands and recommended improvements”. Ngày 16-12-2003.
5. Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị Đảng CSVN về hội nhập kinh tế quốc tế và Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14-3-2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07.
6. Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg ngày 12-3-2002 của Thủ tướng Chính phủ, công báo số 16 ngày 20-4-2002.
7. Nguyễn Đình Hương (Chủ biên), Giáo dục đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh của Việt Nam trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Hà nội 9- 2001 Trang 79.
8. Tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngoài hệ chính quy dài hạn có khoảng 50 sinh viên hệ văn bằng II đã tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh doanh. Trong số hơn 400 sinh viên hệ tại chức, có các lớp đã và đang được mở tại các địa phương như: Đắk Lắk (02 lớp); Khánh Hoà (01 lớp), Đà Nẵng (01 lớp), Yên Bái (01 lớp) và các lớp hệ tại chức buổi tối tại trường.
9, 10.Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu Mười năm đào tạo Sau đại học 1993-2003, Hà Nội 2003 11. Hiện nay, Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân cũng chỉ có 4 trong số 25 giảng viên cơ hữu
đang giảng dạy pháp luật thương mại quốc tế. Khoa hiện có 2 giảng viên kiêm nhiệm về luật Thương mại Quốc tế, tuy vậy giải pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời và có khá nhiều hạn chế trong việc quản lý và đảm bảo chất lượng môn học.
12. Thời lượng chuẩn của một giảng viên chính ĐH, một năm học (30 tuần) chỉ dạy 280 tiết, trung bình 9 tiết/tuần, mà giảng dạy trên lớp chỉ khoảng 7 tiết/tuần, còn lại hướng dẫn sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học... Thường xuyên dạy nhiều gấp đôi, gấp ba thời lượng cho phép, đa số cán bộ giảng dạy ĐH không có thì giờ nghiên cứu bài giảng để cập nhật thông tin, chưa nói tới tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. GS Nguyễn Đìõnh Trứ (ĐH Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại Hội thảo "Giáo dục Đại học và thách thức đầu thế kỷ XXI" năm 2000.
13. Xem T. Braun, W. Glanzel, H. Grupp (1995). The scientometric weight of 50 nations in 27 sci- ence areas. 1989 - 1993. Scientometrics, Vol. 34, N2, 1995.
14. Nguyeón ẹỡnh Hửụng (Chuỷ bieõn), Sủd, tr. 43.
15. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), bên cạnh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, có chức năng giải quyết các tranh chấp trong thương mại có yếu tố nước ngoài và được mở rộng thêm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước từ năm 1996. Nhiệm kỳ 2001-2005, Trung tâm Trọng tài quốc tế có 76 trọng tài viên, trong đó 37 người có học vị tiến sĩ. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ 1997-2001, Trung tâm chỉ thụ lý được 74 vụ kiện, trong đó 67% vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Xem thêm: Trần Văn Nam, Trọng tài thương mại và sự lựa chọn của doanh nghiệp trước nghưỡng cửa hội nhập; Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân số 78 tháng 12-2003.
16. Luật mẫu về trọng tài Thương mại quốc tế giải thích Thương mại là một hoạt động nảy sinh từ tất cả các mối quan hệ mang bản chất Thương mại, dù cho nó có mang bản chất hợp đồng hay khoâng.
17. Xem thêm trên trang web http://www.jopso.org.vn Báo cáo tổng thể về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, trang 37-39.
18. Ví dụ: http://wwwlib.global.umi.com/disertations gồm 1.6 triệu luận văn luận án từ năm 1861 đến nay và thường xuyên được cập nhật.
http://www. lexisnexis.com/sg/vetch gồm 31, 640 sự kiện kinh tế thương maị, luật pháp. Hiện nay sinh viên các trường đại học thuộc Dự án Giáo dục Đại học A & B, được tìm kiếm thông tin khoa học trên mạng [online].
19. Từ năm 1990, UNCITRAL và UNIDROIT đã kết hợp vơí Trung tâm Đào tạo quốc tế ILO và Viện Đại học Âu châu tại Turin, Italy đào tạo các khóa Sau đại học thường niên ngắn hạn [khoảng ba tháng].
Tới nay đã có 05 học viên Việt Nam theo học khóa đào tạo này.
Xem theâm Website: http://www.iuse.it/trade/poster.htm
20. Xem thêm TS Phạm Xuân Hậu và TS Nguyễn Đức Vũ (ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh): “Phải đổi mới phương phép dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
Cách tổ chức dạy học theo các hướng đổi mới sẽ phá vỡ các khuôn mẫu cũ của bài giảng truyền thống, tạo ra một khoảng khung khổ dạy học mới, năng động và linh hoạt thích ứng với đặc điểm của sinh viên hiện nay”. Một giải pháp khác là giảng dạy theo tình huống. Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo’’ do Ban liên lạc các trường ĐH, CĐ và ĐH Quốc gia Hà Nội lần thứ III, 5-2002.
21. Từ những năm 1996-1997, chuyên ngành Luật Kinh doanh, Đại học kinh tế Quốc dân đã biên tập một bộ các tình huống, bao gồm cả các tình huống thực tiễn và tình huống hư cấu, để giáo viên phân tích và khái quát làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về Luật thương mại quốc tế. Phương pháp này tỏ ra khá thành công tại các lớp đào tạo chính quy và cao học.
22. Xem thêm về chương trình hỗ trợ đào tạo Luật Thương mại quốc tế của Việt Nam tại trang Web: www.usvtc.org
23. Lớp tập huấn do Star Vietnam phối hợp với Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam, về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Trọng tài thương mại, tổ chức cho các luật sư, luật gia, trọng tài viên tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2003.
24. Lớp tập huấn về Luật Thương mại quốc tế cho cán bộ các bộ ngành liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, do MUTRAP – Dự án phối hợp của EU với Vụ Chính sách Thương mại đa phương, Bộ Thương mại Việt Nam, tổ chức tháng 3-2004.
(Trường hợp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương)
Lửụng Hoàng Quang*
Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) ở nước ta gần đây có thể coi là một động thái mới của quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa (ĐTH) tại Việt Nam. Bằng việc huy động các nguồn lực tài chính chủ yếu từ bên ngoài, thông qua các công ty có vốn 100% nước ngoài, các công ty liên doanh và một số ít công ty trong nước, các KCN là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hoàn chỉnh. Đây có thể nói là một mô hình mới về CNH và ĐTH với một chất lượng phát triển rất khác so với quá trình CNH thời kỳ kinh tế tập trung, kế hoạch hoá.
Quá trình hình thành các KCN ở nước ta có một đặc thù riêng. Khi các KCN chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, cơ sở y tế, nhà ở, văn hóa, dịch vụ đi kèm nên công nhân đã sống xen kẽ với các khu dân cư vốn là cộng đồng nông thôn, hay là các đô thị chưa hoàn chỉnh.
Các KCN đã kéo theo các dòng di cư từ nông thôn ra với chủ yếu là lao động có kỹ thuật thấp, từ các đô thị khác tới với chủ yếu là các lao động có kỹ thuật cao, từ nước ngoài vào với bộ phận chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý. Hai bộ phận dân cư sau không sống thường xuyên ở các địa bàn có KCN mà đi lại giữa các đô thị như các con thoi. Bộ phận di cư nông thôn ra đô thị là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong các KCN nhưng do không có hệ thống dịch vụ xã hội tương ứng nên đã tạo sức ép lên các cộng đồng dân cư tại chỗ.
Sự thu hút người dân khu vực nông thôn nhập cư vào các khu vực đô thị tạo nên một quá trình được gọi là đô thị hóa. Một mặt, quá trình đô thị hóa là thành tố cơ bản của phát triển đất nước, cung cấp lực lượng lao động có kỹ thuật, tạo cơ hội tiếp cận với dịch vụ và các loại phương tiện. Song mặt khác, hậu quả xã hội - văn hóa của việc đô thị hóa nhanh có thể trở thành nghiêm trọng với những sự mất cân bằng
* Tiến sĩ, Viện Văn hoá - Thông tin. Việt Nam.
về xã hội trong vấn đề nhà ở, việc làm và dịch vụ hay tạo ra một tầng lớp cư dân đô thị nghèo, các xung đột và mâu thuẫn về lối sống, nếp sống, hệ giá trị và chuẩn mực. Bài viết này là một cố gắng của chúng tôi khi phân tích sự thay đổi lối sống, đặc biệt là sự thay đổi trong khuôn mẫu và giá trị văn hóa của các nhóm dân cư…, trên hai trường hợp là tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, từ đây, đưa ra các kiến nghị chính sách và đề xuất vai trò của Nhân học văn hoá trong việc nhận diện xã hội Việt Nam đương đại.