Sự mâu thuẫn văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 285 - 289)

VAI TRÒ TỰ ĐIỀU CHỈNH VĂN HÓA

2. Sự mâu thuẫn văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Đô thị thành phố Hồ Chí Minh được hình thành đến nay đã hơn 300 năm, là một đô thị trẻ nếu so với Hà Nội nghìn năm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây xin được gọi tắt là Thành phố) được xem là đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất nước, và hiện nay trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị có tầm quan trọng bậc nhất của quốc gia.

Trong quá trình phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành nơi thu hút nguồn nhân lực của cả nước, dẫn đến quá trình nhập cư ngày một tăng.

Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 5 năm trở lại đây, thành phố Hồ Chí Minh đã đón nhận hơn một triệu người nhập cư, chiếm hơn 20% dân số của Thành phố(8). Đa số những người nhập cư đều xuất thân từ những vùng nông thôn của các tỉnh lân cận. Do hoạt động nông nghiệp ở những khu vực này trong những năm gần đây không mang lại hiệu quả nên họ đã đổ vào Thành phố để kiếm việc làm. Họ đã

ẹOÂ THề NOÂNG THOÂN

Khoâng gian kieán truùc

Chật chội Theo khuoõn khoồ

Rộng rãi Tự do Quan heọ

giữa người với người

Theo hình thức cá nhân, độc lập Nguyeân taéc

Khaét khe

Theo huyết thống, cộng đồng Tình cảm

Khoan dung Lối sống Khẩn trương, năng động

Tính mở, bao dung, tiếp biến

Chậm chạp

Khép kín, ít chuyển đổi

mang theo văn hóa nông thôn vào trong cuộc sống đô thị. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ theo diện rộng ở những khu vực nông thôn ngoại thành của Thành phố đã làm cho yếu tố văn hóa nông thôn không chuyển hóa kịp, và mặc nhiên, nó trở thành một bộ phận tồn tại trong cuộc sống đô thị.

Sự xuất hiện của văn hóa nông thôn trong đô thị đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa đô thị. Có những nơi, yếu tố văn hóa nông thôn lại điểm tô thêm vẻ đẹp của văn hóa đô thị, như việc xây dựng mối quan hệ xóm giềng tương thân, tương ái trong cuộc sống năng động của đô thị.

Tuy nhiên, sự hiện diện của văn hóa nông thôn cũng đã tạo ra mâu thuẫn với văn hóa đô thị đang tồn tại. Sự mâu thuẫn đó được biểu hiện ở tâm lý của người dân qua các lĩnh vực như không gian kiến trúc, quan hệ giữa người với người, lối sống,…

- Về không gian kiến trúc. Ở khu vực nông thôn, đất rộng - người thưa, không gian sinh hoạt luôn thoáng mát. Người dân có thể xây cất nhà cửa rộng rãi theo ý thích của mình và có thể xoay theo những hướng tùy thích.

Kiểu dáng của những ngôi nhà ở nông thôn rất đa dạng, với các loại hình kiến trúc như nhà ba gian, cửa rống, chữ đinh, xếp đội, nọc ngựa… là những kiểu nhà truyền thống và cũng là những biểu trưng của văn hóa nông thôn. Người nông thôn thường không coi trọng kiểu kiến trúc nhà cửa đồ sộ, lộng lẫy, bề thế mà coi trọng lối ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, coi sự hòa hợp với ngoại cảnh, với sông nước, cây cỏ…

nên đã áp dụng điều này vào trong cảnh quan kiến trúc, với bố cục “sân trước, vườn sau”. Tuy nhiên, những yếu tố này khi đưa vào đô thị thì hoàn toàn không phù hợp, vì không gian của đô thị không rộng rãi như nông thôn và cảnh quan kiến trúc phải được xây dựng thống nhất theo khuôn khổ nhất định, không được tự do. Những ngôi nhà trong đô thị thường được xây theo một mô hình quy hoạch tổng thể và thường có chung một kiểu dáng là nhà hình ống, nằm sát bên nhau theo một hướng nhất định, không gian của bề ngang hạn hẹp, do đó hướng đến chiều cao. Chính sự khác biệt này mà khi sống tại Thành phố, nhất là tại các khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, người nhập cư vẫn theo lối ứng xử về không gian kiến trúc ở nông thôn nên vô hình trung góp phần phá vỡ lối quy hoạch tổng thể của kiến trúc đô thị. Điều này được thấy một cách khá rõ nét tại các khu vực ven đô như Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn, Gò Vấp, quận 7, quận 8,…

Ở những khu vực này trong những năm gần đây trở thành nơi tập trung đông của dân nhập cư. Nơi đây chưa có các quy hoạch tổng thể, nên người nhập cư xây cất những căn nhà bất hợp pháp trên những khu đất nông nghiệp được mua lại của người dân tại chỗ. Những căn nhà này được xây theo khả năng của từng gia đình nên có những ngôi nhà to lớn, rộng rãi, nhưng cũng có những ngôi nhà nhỏ hẹp, chật chội… Vì chưa có quy hoạch

tổng thể nên việc chọn hướng của các ngôi nhà cũng không theo quy định cụ thể mà theo quan niệm của từng người; kiến trúc xây dựng cũng không đồng nhất, có nhà được xây theo hình khối nhiều tầng, vươn lên chiều cao, nhưng cũng có nhà được xây rộng theo chiều ngang, hoặc theo hình ống…

Do đó, cảnh quan kiến trúc ở những khu vực này hoàn toàn đối lập với những khu vực đô thị hoàn chỉnh. Xu hướng đối lập này đang ngày một gia tăng, nhất là quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

- Về quan hệ giữa người với người. Trong làng xã nông thôn, hầu hết cư dân có cùng một loại hình sinh hoạt sản xuất, cùng sinh hoạt văn hóa, các giao tiếp chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ của cộng đồng làng xã nên tính cộng đồng cao và hầu như mọi người đều có các mối quan hệ ràng buộc với nhau trong cộng đồng. Cách xử sự trong cuộc sống của họ đa phần dựa trên tình cảm, tính khoan dung của tình làng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”.

Nhưng, đô thị là sự hợp thành của các bộ phận dân cư, đa phần đều không cùng nguồn gốc. Họ sống trong môi trường đòi hỏi sự cạnh tranh cao, cần năng động trong việc mưu sinh, nên các mối quan hệ xóm giềng không được thiết lập chặt chẽ như ở nông thôn. Do đó, cách xử sự của người đô thị luôn

“sòng phẳng” theo nguyên tắc vay trả của cuộc sống, ít xen lẫn yếu tố tình cảm. Nếu như ở nông thôn, các mối quan hệ giữa người với người diễn ra dựa trên yếu tố tình cảm, khoan dung, thì ở đô thị, mối quan hệ này dựa trên những nguyên tắc rõ ràng. Họ không đặt các mối quan hệ một cách tràn lan mà chỉ tập trung vào những mối quan hệ đem đến những lợi ích trong cuộc sống của họ. Do đó, mối quan hệ của người đô thị thường theo chiều sâu và được xây dựng trên tính chất cá nhân, ít có yếu tố cộng đồng hoặc huyết thống xen vào.

Do sự khác biệt trên nên khi văn hóa nông thôn du nhập vào đô thị đã vô hình tạo ra mâu thuẫn trong quan hệ. Mâu thuẫn này biểu hiện mạnh ở những khu vực có người nhập cư sinh sống đông. Chúng tôi lấy ví dụ phường 17, quận Bình Thạnh là khu vực nằm sát trung tâm thành phố, nơi tụ họp khá đông người nhập cư sinh sống(9). Theo thống kê của UBND phường 17, phường hiện có tổng dân số là 20.471 người, trong đó số người tạm trú là 1.836 người, chiếm 9,0%(10) và đa phần tập trung ở khu phố 4.

Vào đầu năm 2000, số người đến tạm trú ở khu vực này không nhiều, khoảng vài phần trăm. Họ là những người sinh sống ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… Do hoạt động nông nghiệp ở quê nhà không đem lại hiệu quả nên buộc họ phải đi làm ăn xa.

Họ đến phường 17, thuê những căn phòng có diện tích từ 6m2 đến 9m2 và ở chung từ 2 đến 3 người. Ngày, họ đi bán báo, vé số, bánh tráng nướng, đậu phộng rang, kẹo,… tối về ngủ tại những căn phòng nhỏ hẹp trên. Lúc đầu, họ sống khá kép kín và chưa có mối quan hệ nào rõ ràng. Nhưng về sau, số người tạm trú ngày một tăng dần. Những người mới đến chính là bà con, dòng họ của những người đã đến từ trước và họ sống gần với nhau.

Từ đó, các mối quan hệ về cộng đồng, huyết thống của nhóm người này

dần được biểu hiện rõ nét hơn. Họ giúp đỡ nhau trong công việc, người đi trước hướng dẫn người đi sau, các mối quan hệ dần trở thành hệ thống, giống với hệ thống của các mối quan hệ truyền thống trong một làng hay khu vực ở nông thôn khép kín. Các mối quan hệ này không diễn ra rộng rãi, chỉ bó hẹp trong phạm vi của một nhóm người, khoảng từ 10 đến 15 người đồng hương hoặc cùng dòng họ, sống trong 3 hoặc 5 phòng thuê.

Những người này rất đoàn kết với nhau. Họ liên hệ với nhau chặt chẽ, thường xuyên tổ chức ăn uống vào buổi tối, trao đổi kinh nghiệm công việc và sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực nhau khi một ai đó trong nhóm bị ức hiếp.

Với cách sống và xây dựng mối quan hệ của những người này phần nào đã trở nên tách biệt và đối lập với các mối quan hệ của người dân đô thị, và làm cho người đô thị cảm thấy e dè, không muốn đụng chạm hay tiếp xúc với họ, ngoại trừ những người cho thuê phòng. Từ đó, mặc nhiên đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong cuộc sống. Sự mâu thuẫn này tuy chỉ diễn ra ngấm ngầm, nhưng cũng phần nào tạo nên sự ức chế trong cuộc sống của người đô thị lẫn người nhập cư, vì họ luôn cảm thấy có sự khác biệt đang diễn ra trong mối quan hệ của họ.

- Về lối sống. Người nông thôn thường có lối sống thuần nhất gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và hay tự mãn với những gì mình đang có, không muốn chia sẻ với người khác và cũng không muốn tiếp nhận của người khác nên trong cuộc sống ít chịu thay đổi. Trái lại, người đô thị có lối sống không thuần nhất, do có sự kết hợp, xen kẽ của nhiều nhóm dân cư khác nhau. Người đô thị luôn cởi mở, đón nhận những yếu tố mới và rất năng động trong việc chọn lọc những yếu tố văn hóa thích hợp để làm phong phú thêm cho cuộc sống. Do đó, lối sống của người đô thị luôn tiếp biến và thay đổi nên đã tạo ra sự khác biệt khá rõ ràng với lối sống của người nông thôn.

Chính sự khác biệt này sẽ tạo nên sự đối lập về lối sống trong bước đầu ở môi trường đô thị. Sự đối lập được biểu hiện ngay trong cuộc sống của người nhập cư, và được minh chứng qua ví dụ về những người nhập cư ở phường 17, quận Bình Thạnh mà chúng tôi đã trình bày. Những người này thay vì mở rộng quan hệ với bên ngoài để tìm sự giúp đỡ trong công việc thì họ lại co cụm với nhau bằng những mối quan hệ đã có từ trước, không tiếp nhận những mối quan hệ mới và cũng không muốn mối quan hệ đã có bị phá vỡ. Do đó, trong cuộc sống hiện tại của họ, ngoài những người trong cùng một nhóm, họ không có mối quan hệ thân thiết nào khác với những người bên ngoài. Điều này có thể sẽ được điều chỉnh trong quá trình sinh sống và tiếp xúc lâu dài, nhưng hiện tại thì nó đang tạo ra sự đối lập với lối sống năng động của người đô thị.

Như vậy, trong quá trình phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã là nơi tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau và đã có sự tồn tại xen dẫn đến sự hội nhập văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh sự hội nhập thì ở bước đầu tiếp

nhận lại diễn ra quá trình mâu thuẫn. Để có thể tồn tại trong môi trường chung, thì sự mâu thuẫn sẽ được điều chỉnh dần bằng nhiều yếu tố tác động vào, đặc biệt trong đó có yếu tố tự điều chỉnh văn hóa.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 285 - 289)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)