Leâ Vaên Quang*
I
1. Như đã biết, loài người có văn hóa do mình tạo ra bằng các hoạt động của chính bản thân mình trong quá trình tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên, giữa con người với thế giới siêu nhiên, và giữa con người với con người. Trong quá trình ấy, con người đã tạo ra rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và tư duy - từ các Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, đến phi thuyền vũ trụ của Mỹ và Nga; từ tượng Nhân Sư ở Ai Cập đến các họa phẩm của Lêôna Đờ Vanhxi và Picátxô; từ triết học Hy Lạp cổ đại đến năng lượng hạt nhân, máy vi tính và cừu Đo-ly, v.v và v.v… Con người đã phải mất biết bao sức lực, trí lực, vật lực và thời gian để tạo ra các giá trị ấy. Đó là điều không thể phủ nhận.
Nhưng nếu xem xét văn hóa từ một góc độ khác – góc độ “văn hóa là một quan hệ”, thì chúng ta sẽ thấy vấn đề trở nên rất đáng chú ý, bởi
“quan hệ ấy biểu hiện ra thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người, một cá nhân khác”. Bản sắc văn hóa, do đó không phải là một vật, mà là một kiểu quan hệ tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kỳ diệu. ý kiến này của Giáo sư Phan Ngọc và Jean Lacouture là rất đáng chú ý để nghiên cứu đặc điểm của văn hóa, văn minh Việt Nam(1). Nếu chúng ta chú ý đến điều này thì có thể thấy rằng, có thể có những quốc gia có trình độ văn minh vật chất-kỹ thuật tương đương nhau, những bản sắc văn hóa lại rất khác nhau.
2. Nhưng cho dù mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với thế giới siêu nhiên và giữa con người với con người có khác nhau thế nào đi chăng nữa, thì tinh thần nhân bản là trung tâm điểm của mọi quan hệ với tư cách một trong những chuẩn giá trị hàng đầu và là tài sản chung của toàn nhân loại.
*Phó Giáo sư, Tiến siõ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam.
Chẳng hạn, tính nhân bản trong quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên đòi hỏi người ta không thể chinh phục, khai thác tự nhiên một cách phi nhân bản, vì sự tàn phá làm cạn kiệt tự nhiên tất yếu sẽ phải trả giá raỏt ủaột.
Trong quan hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên cũng phải có tính nhân bản. Người ta không thể báng bổ Chúa Giê-su, Đức Phật hay Thánh Ala, cũng như không thể báng bổ tổ tiên ông bà và linh hồn những người đã khuất.
Trong quan hệ giữa người với người lại càng phải như vậy, bởi người với người là bạn, chứ không phải là chó sói. Nếu có thể được phép giả sử thì người ta có thể đối xử tàn nhẫn với thế giới tự nhiên và thế giới siêu nhiên, nhưng con người không thể đối xử vô nhân đạo với nhau và với chính bản thân mình. Tất nhiên, một giả sử như vậy là hoàn toàn khiên cưỡng, vì một khi người ta đã đối xử tàn thẫn với thiên nhiên và thế giới siêu nhiên, thì cũng khó mà nói đến việc đối xử nhân đạo với con người.
Nhưng có điều chắc chắn là nếu xây dựng được mối quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn, thì người ta đương nhiên sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên cũng như con người với thế giới siêu nhiên.
Chính trên ý nghĩa đó mà chúng ta đánh giá cao những tư tưởng nhân văn thời Phục Hưng, tư tưởng nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Đại cách mạng Pháp (1789).
Không phải ngẫu nhiên mà Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam 2-9-1945 đã viện dẫn những tư tưởng bất hủ này của Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
3. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh rằng, con người phải đối xử với nhau trên nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo, chúng tôi không hề có ý định lý tưởng hóa vấn đề, cho rằng cuộc sống của nhân loại từ xưa đến nay không có cạnh tranh và tranh đấu. Trái lại, cần phải thừa nhận rằng, cạnh tranh trong đời sống sản xuất và đấu tranh giai cấp luôn luôn đóng vai trò là một trong những động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội có giai cấp đối kháng.
Biện chứng của vấn đề chỉ là ở chỗ, ngay cả sự cạnh tranh và đấu tranh ấy cũng phải luôn cần có tinh thần nhân bản. Cuộc đấu tranh của thời đại Phục Hưng và kỷ Ánh Sáng chống chế độ phong kiến và Nhà thờ Công giáo trung cổ há chẳng chứng minh điều đó sao. Thậm chí, trong cuộc đấu tranh giai cấp ấy, nhiều khi người ta cũng cần và bắt buộc phải làm như tục ngữ Phương Đông đã nói là “sát nhất miêu, cứu vạn thử”. Vì thế, cách mạng Anh có tử hình Sáclơ Đệ nhất và cách mạng Pháp tử hình Vua Lu-y XVI, cách mạng Nga tử hình Nicôlai II cũng là điều dễ hiểu. Điều đó dễ hiểu cũng như trong đời sống sản xuất xã hội, tất yếu không tránh khỏi sự cạnh tranh. Vấn đề là ở chỗ cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh mà thôi.
II
1. Khẳng định chủ nghĩa nhân văn là tài sản chung của văn hóa, văn minh nhân loại trong mọi thời đại, chúng tôi mặt khác cũng chủ trương rằng, chủ nghĩa nhân văn ấy ở mỗi quốc gia - dân tộc có những nét đặc thù riêng của nó. Với Việt Nam cũng vậy.
Cũng như các nền văn hóa, văn minh khác trên thế giới, văn hóa, văn minh Việt Nam cũng phải giải quyết những mối quan hệ lớn giữa con người với thế giới tự nhiên, con người với thế giới siêu nhiên, và quan hệ giữa con người với con người. Giải quyết ba mối quan hệ lớn này, văn hóa, văn minh Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong cả lĩnh vực văn hóa, văn minh vật chất, tinh thần và tư duy. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được.
2. Tuy nhiên, nhìn vào toàn bộ các thành tựu của văn hóa, văn minh Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay, người ta nhận thấy, Việt Nam không có các công trình kiến trúc quy mô đồ sộ như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, hay ít ra thì cũng như Ăngco của Campuchia hoặc Bôrôbôđua của Inđônêxia. Việt Nam cũng không phải là “cái nôi” của triết học như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc; không có tứ đại phát minh (về giấy, nghề in, kim nam châm và thuốc súng) như Trung Quốc, không có một giải Nôben khoa học hiện đại nào, v.v… Nhưng không phải vì vậy mà văn hóa, văn minh Việt Nam không có chỗ đứng xứng đáng trong văn hóa, văn minh nhân loại.
3. Trước hết, cần khẳng định ngay rằng, trên thế giới, không phải dân tộc nào cũng có Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, Đêmôcrít, Khổng Tử, Lêôna Đờ Vanhxi, Picátxô, Nôben hoặc Anhxtanh. Đòi hỏi dân tộc nào cũng phải có những công trình ấy, con người ấy mới là dân tộc có văn hóa, văn minh, thì cũng vô lý như đòi hỏi để an ninh cho mình, tất cả các nước đều phải có bom nguyên tử(!). Việt Nam không có Kim Tự Tháp và Vạn Lý Trường Thành cũng như tuyệt đại đa số các dân tộc khác không có chúng vậy. Điều đó tưởng cũng không có gì là lạ. Về vấn đề này, Trần Văn Giàu đã viết thẳng thắn: “Xin cám ơn các bạn chờ đợi ở đây những tâm hồn, tư tưởng thâm trầm quảng đại. Văn Lang xưa không có Kim Tự Tháp, không có Đạo Đức Kinh, không có cả chữ viết thì làm gì có sản phẩm văn hóa vĩ đại thâm trầm? Vậy các bạn hãy chịu khó nghe những điều mộc mạc, sà sà, mộc mạc sà sà nhưng đã có tác dụng lớn bảo tồn văn hóa dân tộc - điều kiện hồi sinh của độc lập dân tộc”(2). Thật không phải là ngẫu nhiên mà A.
Toynbee đã xếp Việt Nam vào trong số 34 nền văn minh của thế giới.
4. Đem những công trình kiểu như Kim Tự Tháp hoặc Đạo Đức Kinh ra làm tiêu chí duy nhất của văn hóa, văn minh là điều khó có thể chấp nhận được. Đáng buồn thay, mặc cảm tự ty dân tộc lại là tâm lý có thật trong một bộ phận xã hội Việt Nam xưa và nay. Chẳng hạn, trước đây, thời phong kiến, không ít người Việt Nam cho rằng, cái gì thuộc về Trung Quốc
mới đáng gọi là văn hóa, văn minh - thuyết Trung Quốc trung tâm (Sino centrisme). Tiếp đến thời cận đại là thuyết Châu Âu trung tâm (Euro cen- trisme) - cho cái gì của văn hóa, văn minh Phương Tây cũng là nhất. Và ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế, một bộ phận người Việt Nam, nhất là giới trẻ, vẫn cho rằng cái gì của thế giới cũng là nhaỏt, cuừng hụn Vieọt Nam.
Ở đây, cần khẳng định ngay rằng, chúng tôi không hề có ý đồ phủ nhận giá trị những công trình kiểu Kim Tự Tháp hay Vạn Lý Trường Thành.
Nhưng mặt khác, cũng cần nhớ Hêrôđốt đã nhắc nhở chúng ta rằng, Kim Tự Tháp đã mang đến cho người Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu là tai họa. Người Trung Quốc thời cổ trung đại cũng nói như thế về Vạn Lý Trường Thành. Còn ngày nay, dân tộc nào trên thế giới cũng dành ưu tiên cho phát triển kinh tế. Nhưng không nên quên rằng, chủ thể của kinh tế lại chính là con người, và thước đo trình độ của con người lại chính là văn hóa. Một người có trình độ khoa hoc-kỹ thuật cao chưa chắc đã là người có văn hóa tương ứng. Vấn đề là người đó có chuyển được học vấn thành văn hóa hay không?
Alfred Nobel là người phát minh ra cốt mìn, một chất nổ được sử dụng trong việc xây dựng đường xá, đường sắt và kênh đào. Ông trở nên giàu có nhờ việc bán chất nổ. Nhưng ở ông là một nhân cách văn hóa lớn, vì ông hiểu rõ sức mạnh hủy diệt của chất nổ, nên luôn luôn đấu tranh cho hòa bình. Ông từng nói: “Có lẽ là nếu loại vũ khí khủng khiếp được phát minh, thì các quốc gia cần thiết phải hướng về hòa bình”.
Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà bàn về hiện trạng ngày nay của Nhật Bản, ngài Ikêđa Đaisaku, một nhà văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản, trong thư gửi Hội nghị Quốc tế nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI tại Hà Nội tháng 7-1994 , đã viết rằng: “Hiện trạng của Nhật Bản là một mặt ca ngợi sự phồn vinh về kinh tế, một mặt bị xâm thực bởi
“cái xấu” của văn minh vật chất, đang đứng trước nguy cơ về suy thoái luân lý, khô cạn về tinh thần”(3). Đánh giá về chủ nghĩa tư bản, nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ là Kenneth Gabraith cũng nói: “Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là có hiệu quả xét từ quan điểm kỹ thuật, nhưng không thể dung thứ xét từ quan điểm xã hội”(4).
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ thập niên 70, UNESCO đã đề ra tư tưởng văn hóa và phát triển, cho rằng, chỉ có thể đạt được sự thống nhất giữa hiện đại hóa và tiến bộ bằng cách đưa văn hóa vào bên trong sự phát triển, coi văn hóa là động lực, là mục tiêu, là hệ điều tiết của sự phát triển.
III
1. Bàn đến thành tựu của văn hóa, văn minh Việt Nam, nói cho đúng không phải Việt Nam không từng có những công trình đồ sộ. Người Trung
Quốc trước đây từng truyền tụng về “An Nam tứ đại khí” là Tháp Báo Thiên đời Lý (gồm 12 tầng, cao 20 trượng – 1 trượng bằng gần 4 mét);
tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm (thế kỷ XI, cao gần 6 trượng); chuông Quy Điền (chùa Diên Hựu thế kỷ XI, chuông có đường kính 1,5 trượng, cao 3 trượng, nặng vài vạn cân); và vạc Phổ Minh bằng đồng (thời Trần, vạc sâu 04 thước (~ 1,60 mét), rộng 10 thước (~ 4 mét) và nặng trên 7 tấn).
Còn theo sách “Hoàng Minh Thống Kỷ” của Trung Quốc thì kinh đô và nhà công đường của các bộ, dinh thự của các quan thời Vĩnh Lạc (nhà Minh) đều do một kiến trúc sư Việt Nam bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc là Nguyễn An thiết kế xây dựng. Trả lời câu hỏi của Đề đốc Trung Hoa là Chu Bội Liên về việc An Nam lắm nhân tài là thế mà sao không thấy có thành quách gì cả, Lê Quý Đôn cho biết, sách “Hán Chí” của Trung Quốc có ghi rằng, Giao Chỉ có hơn 60 thành, đến thời Minh lại xây thêm 20 thành nữa, nhưng khi Lê Lợi khởi nghĩa, các thành quách đều bị san phẳng cả(5). Việc phát hiện và khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long hiện nay (làm kinh ngạc giới khoa học ở cả trong và ngoài nước) càng chứng minh điều đó.
Như vậy, không phải Việt Nam không có, hoặc không thể tạo nên được những công trình to lớn, quy mô và đặc sắc. Nhưng nếu so với những công trình như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, v.v… thì quy mô của chúng vẫn không quá nhỏ. Dường như người Việt Nam xa lạ, hoặc không gần gũi với những công trình quá đồ sộ và tốn kém như vậy.
2. Đặc điểm của văn hóa, văn minh Việt Nam trước hết nằm ở trong chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân bản. Người Việt Nam có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người”.
Do hoàn cảnh địa lý, lịch sử mà Việt Nam luôn phải chịu đựng những cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài. Nhưng cuối cùng Việt Nam đều chiến thắng. Đó cũng chính là sự tự khẳng định bản sắc văn hóa và sức sống riêng của một dân tộc, của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu được điều này. Bàn về sức mạnh Việt Nam, Claude Falazzoli trong cuốn “Le Viet Nam entre deux mythes”, nhận xét rằng, người Phương Tây thường gắn Việt Nam với một trong hai huyền thoại:
Một là, Việt Nam là một dân tộc nhỏ, nhưng cần cù, can đảm và anh dũng.
Hai là, Việt Nam là một dân tộc quân phiệt và hiếu chiến.
Còn bản thân Claude Falazzoli thì cho rằng, Việt Nam ở giữa hai huyền thoại ấy(6).
Tất nhiên, chúng tôi không thể tán đồng với quan điểm cho rằng, Việt Nam là một dân tộc quân phiệt, hiếu chiến, hoặc nằm ở giữa hai huyền thoại trên đây. Toàn bộ lịch sử Việt Nam bác bỏ điều đó, và chủ nghĩa yêu nước cũng như chủ nghĩa nhân bản là sợi chỉ đỏ của văn hóa, văn minh Việt Nam. Chúng ta lần lượt xem xét vấn đề này.
3. Đặc điểm của lịch sử Việt Nam là dựng nước đi đôi với giữ nước.
Ngay từ thời trước Công nguyên, năm 214 người Việt Nam đã phải kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Tần (221-206 trước Công nguyên).
Tiếp đó, kể từ năm 179 trước Công nguyên cho đến năm 938 sau Công nguyên, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam phải liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh để tự giải phóng. Từ năm 938 đến nay, Trung Quốc còn 9 lần phát binh xâm lược Việt Nam. Tiếp đó là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ cũng liên tục xâm lược, thống trị Việt Nam trong những thời gian dài.
Chính do phải liên tục tiến hành chiến tranh để tự giải phóng như vậy trong trường kỳ lịch sử mà người Việt Nam thấy cái quý nhất trong bảng giá trị của văn hóa, văn minh là hòa bình, độc lập, tự do, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết trong chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Chính do phải thường xuyên đổ máu trong các cuộc chiến tranh giữ nước như vậy, và phải chịu rất nhiều hậu quả đau thương, mất mát bởi chiến tranh, mà người Việt Nam chú tâm trước hết tới việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người trên tinh thần nhân bản, nhân đạo (rồi mới đến mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và thế giới sieâu nhieân).
Việt Nam là quốc gia đất không rộng, người không đông, điều kiện thiên nhiên không mấy ưu đãi, trong suốt trường kỳ lịch sử lại phải tập trung trước hết vào sự nghiệp giữ nước như vậy, nên không có mấy thời gian, sức lực, trí lực, vật lực tập trung cho việc xây dựng các công trình văn hóa, văn minh đồ sộ, quy mô nhưng tốn kém, hoặc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, v.v… Nếu đã phải hao tốn quá nhiều sức lực và xương máu vào các cuộc chiến tranh giữ nước như vậy, mà lại còn bị hao tổn hơn nữa về thời gian, sức lực và tiền của vào việc xây dựng những công trình quy mô tốn kém, thì liệu dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu?
Do đó, người Việt Nam khi sống chưa có điều kiện làm được gì nhiều cho công cuộc dựng nước (vì phải vướng bận liên tục vào chiến tranh giữ nước, khoảng cách hòa bình thường không dài), nên khi chết cũng không muốn hao tổn quá nhiều thời gian, sức lực và tiền của vào việc xây dựng những lăng tẩm đồ sộ (Mặc dù chuyện mồ mả với người Việt Nam rất quan trọng). Lăng Vua Hùng rất nhỏ, chỉ mang tính chất tượng trưng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc qua đời cũng di chúc lại rằng, xác của Người nên hỏa táng và không được làm đám tang linh đình “tốn thì giờ và tiền bạc