QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
III. VAI TRÒ CỦA NHÂN HỌC VĂN HÓA TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Một cách phổ biến và có tính chất cổ điển, nhân học văn hóa xã hội (Cultural Anthropology) được coi là bộ môn nghiên cứu sự biến đổi của văn hoá đương đại trong sự tiếp nối với truyền thống và giao lưu với thế giới bên ngoài. Đây là một hướng nghiên cứu mới mà cách tiếp cận của nó sẽ đặt cho chúng ta những bài học về mặt phương pháp luận. Trên cơ sở của những nghiên cứu, khảo sát thực địa, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh đến một số điểm sau:
- Cần tiếp cận các nghiên cứu văn hóa từ góc độ toàn diện và toàn thể, ở đó văn hóa là một lát cắt xuyên suốt các khía cạnh của đời sống xã hội.
Sự biến đổi văn hóa là một hệ quả của những tiến trình lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội. Cách tiếp cận này không những khắc phục được những quan niệm chỉ coi văn hóa là những gì có giá trị, văn hóa chỉ là văn học nghệ thuật hay quá chú trọng nghiên cứu văn hóa truyền thống, mà còn cung cấp một cái nhìn liên ngành về văn hóa; tiếp cận liên ngành phải trở thành một hướng nghiên cứu chủ đạo trong thời gian tới;
- Chú trọng đến những nghiên cứu gắn với phát triển, nghĩa là nhấn mạnh đến tính thực tiễn của các nghiên cứu văn hóa trong tiến trình phát triển của đất nước ta. Nghiên cứu văn hóa phải gắn với quá trình CNH, HĐH, với các cơ hội và thách thức; với phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội thịnh vượng. Các nghiên cứu phải tạo ra được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng những chính sách phục vụ quá trình quản lý xã hội thông qua việc đưa ra những cứ liệu khoa học về thực tiễn xã hội, các xu hướng phát triển, các khuyến nghị khoa học;
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin cho việc nghiên cứu văn hóa trên cơ sở xây dựng các cơ sở dữ liệu về hiện trạng văn hoá Việt Nam, bao gồm các dữ liệu về văn hoá tộc người, thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực, tài chính, giao lưu và hợp tác quốc tế, v.v… Các cơ sở dữ liệu thông tin này sẽ góp phần tích cực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển chính sách văn hóa;
- Tăng cường trao đổi hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về Việt Nam, tạo cơ sở cho việc trao đổi thông tin, trao đổi các cách tiếp cận và phương pháp; các trao đổi khoa học giữa các cơ quan khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về Việt Nam cần được chú trọng tăng cường hơn nữa.
- Gắn nghiên cứu với giảng dạy, khắc phục tính biệt lập giữa nghiên cứu và giảng dạy, một hiện tượng đang còn ít nhiều tồn tại trong nghiên cứu văn hóa ở nước ta, trong đó nghiên cứu là cơ sở cho việc phát hiện ra những vấn đề mới, hình thành các nhóm nghiên cứu có sự tham gia của sinh viên, giảng dạy là nơi hệ thống, truyền thụ kiến thức và các phát hiện mới, nơi trao đổi và nảy sinh những ý tưởng mới trong môi trường học đường.
- Cần xây dựng những đề tài nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đương đại, trong đó, nhiệm vụ ghi lại các chuyển biến xã hội của thời kỳ này là hết sức cần thiết. Đó không chỉ là những ghi chép có tính chất lịch sử mà còn là những nghiên cứu chỉ ra các xu hướng phát triển của một thời kỳ chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang xã hội CNH, ĐTH và HĐH. Đó có thể là các chủ đề nghiên cứu về tôn giáo - tín ngưỡng, phong tục tập quán, các nghi lễ, các sinh hoạt văn hóa hằng ngày.
Các nghiên cứu này có thể được nghiên cứu ở cấp độ cá nhân, cộng đồng, gắn chặt với quá trình chuyển cư, với những chuyển biến kinh tế, chính trị và xã hội đương đại.
CHUÙ THÍCH
1. Di cư là sự di chuyển của người dân từ chỗ này sang chỗ khác, nghĩa là từ một huyện, tỉnh, nước này sang huyện, tỉnh, nước khác trong thời gian một năm hoặc hơn. (Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Nxb Chính trị quốc gia, 1999, tr. 177). Di cư bao gồm các dạng di cư trong nước và di cư ra nước ngoài. Trong phạm vi một nước có luồng di cư nông thôn-nông thôn, từ nông thôn ra đô thị, và di cư đô thị – nông thôn, trong đó hai dòng di cư đầu có số lượng và tốc độ lớn nhất.
2. Cục thống kê Bình Dương, Niên giám Thống kê 2001.
3. So sánh với tốc độ đô thị hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á qua so sánh dân đô thị.
Vieọt Nam 23,5 Thái Lan Singapore Philippin Myanmar Malaysia Lào Indonesia Campuchia Brunei
34
57 27
17
38
71 22
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 56
100
4. Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999 của Tổng cục Thống kê, một xu hướng phân bố dân số khác thể hiện ở vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều ở TP. HCM - với mật độ dân số trên 2.400 người/km2. Liền kề với TP. HCM là hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai có mật độ dân số trên 300 người/km2, thấp hơn nhiều so với các thành phố, nhưng rõ ràng là bị tác động bởi sức hút của TP. HCM. Ở phần còn lại của vùng này không có sự tập trung dân, với mật độ dân số của các tỉnh dao động quanh mức trung bình của cả nước.
(tr. 21-22)
5. Lương Hồng Quang, Văn hóa và sự hình thành văn hóa cá nhân. Nxb Văn hoá thông tin. Hà Nội, 1999, tr. 20.
Tel: 84.4.8253841 - Fax: 84.4.8269578 Email: thegioi@hn.vnn.vn
Website: http://www.thegioipublishers.com.vn