Traàn Huứng Phi*
Người ta đã tổng kết được rằng, ở những nước có nền kinh tế phát triển thì 70% GDP của nền kinh tế được làm ra từ các lĩnh vực lao động có hàm lượng trí tuệ cao. Sức cạnh tranh của các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu được tạo ra bởi trình độ khoa học kỹ thuật, trí thông minh và sự sáng tạo của người lao động. Cuộc chạy đua giữa các quốc gia trên lĩnh vực khoa học - công nghệ diễn ra ngày càng quyết liệt. Để giành thế chủ động, các nước phát triển phải tăng mạnh đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực và phát triển công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Thắng lợi trong cạnh tranh và hội nhập sẽ thuộc về các quốc gia chiến thắng trong cuộc đua chiếm lĩnh công nghệ cao và biết cách đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với trình độ phát triển của khoa học công nghệ; Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang chủ động từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, thách thức của thời đại kỹ thuật cao trong xu thế toàn cầu hoá đang đặt Việt Nam đứng trước những khó khăn cần phải tháo gỡ kịp thời. Một trong những vấn đề cơ bản là sự hụt hẫng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ. Vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đang là một thách thức to lớn đối với quá trình hội nhập của Việt Nam. Xét về tổng thể, để có thể chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả, chúng ta phải tác động đồng thời vào hai khâu đột phá có tính quyết định. Đó là đột phá về mặt thể chế và đột phá trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Cả hai
* Tạp chí Khoa học chính trị, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh.Việt Nam.
yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau vì đều là những yếu tố liên quan trực tiếp đến con người. Việt Nam hiện nay là một nước đông dân (xấp xỉ 80 triệu người, xếp thứ 12 trong số các nước đông dân của thế giới) và có nguồn lao động dồi dào. Trong tổng số hơn 36 triệu người lao động, dân số trẻ chiếm khoảng 60%, hàng năm được bổ sung 3%, tỷ lệ biết chữ chiếm trên 85% dân số. Dự kiến đến năm 2010 nước ta có khoảng 50 triệu người ở độ tuổi lao động. Nguồn lực này đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đó là đào tạo và giải quyết việc làm. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những bước đi cụ thể trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực, có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Theo báo cáo hàng năm của UNDP về chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) năm 2003 cho biết: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển con người trong một thập kỷ qua. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã lọt vào mức trung bình 109/175 nước. Điều này cho thấy hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua. Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế cùng với chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển đã tạo ra bộ mặt mới của nền kinh tế Việt Nam, kéo theo tỷ lệ người có việc làm tăng. Tuy nhiên, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay (từ 6,5% – 7%/năm) thì mỗi năm chúng ta chỉ giải quyết được từ 1,4 – 1,5 triệu lao động, trong khi yêu cầu thực tế lại cao hơn nhiều. Số lao động cần giải quyết việc làm trong 5 năm (2001- 2005) là 15 triệu người, bao gồm lao động mới tăng thêm mỗi năm khoảng 1,2 triệu và số lao động chưa được giải quyết việc làm từ 5 năm trước(1) .
Song song với vấn đề nêu trên là vấn đề chất lượng đội ngũ lao động hiện có của nước ta, có đến 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Mục tiêu đến năm 2005 chúng ta mới chỉ phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên con số 30% và đạt 40% vào năm 2010. Ngay cả số lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu lao động cũng còn bất hợp lý. Cả nước chỉ có khoảng 17,05% số lao động có chuyên môn kỹ thuật, ở các nước công nghiệp tỷ lệ này 35%. Trong đó, số lao động có chứng chỉ sơ cấp chỉ chiếm 1,33%;
công nhân kỹ thuật không có bằng là 4,55%; công nhân kỹ thuật có bằng là 3,89%; trung học chuyên nghiệp là 3,61%; cao đẳng, đại học và trên đại học là 3,67%. Một điều đáng ngại nữa là trong lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên vẫn còn 3,82% chưa biết chữ, 16,68% chưa tốt nghiệp tiểu học(2). Cũng chính vì những hạn chế này, mà trong thời gian qua những điều không đáng có đã xẩy ra, đó là tình trạng người lao động biểu tình bãi công đòi quyền lợi. Chỉ tính riêng Tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm qua đã xẩy ra 173 vụ đình công (bình quân 35 vụ/năm), 87,3% số vụ diễn ra tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ tay nghề và văn hóa của người lao động thấp.
Những con số nêu trên đã cho thấy, chúng ta thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trầm trọng, đặc biệt là lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao, song lại dư quá nhiều lao động phổ thông, lao động giản đơn. Bằng chứng là tại các hội chợ việc làm diễn ra ở một số tỉnh, thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nam Định… trong thời gian qua, nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu tìm việc làm là rất lớn, nhưng đến khi kết thúc hội chợ số lao động được tuyển chỉ đạt khoảng 25% nhu cầu.
Trong đó, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng trên 30% trong tổng số, còn lại gần 70% là lao động phổ thông. Một sự chênh lệch quá lớn giữa lao động có trình độ với lao động phổ thông. Trong khi đó, yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại cần đến một lực lượng lao động có trình độ cao để làm chủ các cỗ máy sản xuất. Đào tạo nhiều sử dụng được bao nhiêu? Đó là câu hỏi lớn đang được đặt ra hiện nay. Điều nghịch lý là trường dạy nghề nhiều, nhưng người ra nghề lại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thị trường lao động đòi hỏi ngày càng cao, trong khi các chương trình đào tạo chưa theo kịp với những đổi mới trong công nghệ sản xuất. Đây chính là vấn đề bất cập trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta. Do đó, một sự đột phá trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Để có thể chủ động hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Hiện nay chúng ta đang rất cần những nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật và đội ngũ công nhân bậc cao để có thể hội nhập trong điều kiện của toàn cầu hoá.
Thật vậy, nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam nhưng chưa tận dụng phát triển được. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp hoặc có việc làm không thường xuyên ở mức độ cao.
Phần lớn kỹ sư, kỹ thuật viên cần đào tạo lại sau khi có việc làm, đã cho thấy quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động đặt ra. Do vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một trong những chính sách kinh tế hàng đầu.
Để đáp ứng được những nhu cầu đặt ra của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả và đạt năng suất cao hơn, có hai yếu tố quyết định:
Về số lượng: phải tạo ra một lực lượng lao động đông đảo có trình độ, được tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề quan trọng, then chốt trong nền kinh tế và những lĩnh vực mà năng suất của người lao động dễ dàng được nâng cao.
Về mặt chất lượng: lực lượng lao động này phải được đào tạo để thích ứng với những đòi hỏi nghề nghiệp mới của kinh tế thị trường.
Quả thật, chưa khi nào đất nước cần có nhiều nhân tài như hiện nay, nhưng do hạn chế nhiều mặt nên trong một khoảng thời gian ngắn chắc chắn chúng ta không thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy, trong giáo dục cần phải tìm cho được những khâu đột phá và các giải pháp đột phá. Phải có một chính sách thật hợp lý, căn bản cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề. Nhưng ngay bây giờ, chúng ta phải xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường để đào tạo nguồn nhân lực và bằng những việc làm cụ thể sau đây:
1. Việc đào tạo cần phải được đặt đúng trọng tâm, nghĩa là đào tạo đúng người, đúng việc, có như vậy mới giảm dần được mức khiếm dụng trong xã hội. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, chỉ khi nào xác định được đúng trọng tâm đào tạo thì lúc đó ta mới có thể đề ra được chương trình đào tạo phù hợp.
Do xuất phát điểm của Việt Nam thấp, cho nên muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải xây dựng cho được một ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó tạo ra đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cho nên trong bước đầu phát triển kinh tế đất nước, chúng ta chú trọng phát triển công nghiệp, đó không chỉ là khu vực kinh tế tạo giá trị sản lượng cao, mà còn là môi trường chính yếu để phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều nhân công là nơi không những chúng ta có lợi thế tương đối, mà còn tạo được nhiều công ăn việc làm cũng như cơ hội nâng cao năng suất của người lao động Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, bước đầu chúng ta phải hình thành cho được một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đủ sức vận hành các cỗ máy công nghiệp, rồi mới đến đội ngũ kỹ sư sáng chế ra máy móc. Ở đây không phải chúng ta xem nhẹ việc đào tạo những con người của nền kinh tế tri thức, mà vấn đề này thuộc về một chiến dịch lâu dài của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Kinh nghiệm cho thấy công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu đào tạo tối thiểu cho người lao động càng tăng. Do đó, giáo dục và đào tạo là rất quan trọng trong việc phát triển công nghiệp. Nhờ được đào tạo tốt mà người lao động có trình độ trung học đạt được năng suất cao hơn 50% so với người chỉ có bằng tiểu học.
Ở mức độ phát triển của Việt Nam hiện nay, giáo dục dạy nghề cần được chú trọng hơn nữa. Đơn giản vì trình độ khoa học – công nghệ của nước ta luôn đi sau thế giới từ 10 – 20 năm. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, nên cái chúng ta cần ở đây là một đội ngũ công nhân có trình độ để có thể tiếp nhận sự chuyển giao đó. Một thực tế đã tồn tại trong rất nhiều năm qua mà chúng ta vẫn chưa giải quyết dứt điểm: đó là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước thường than phiền: ở Việt
Nam tìm kỹ sư rất dễ, nhưng tìm thuê được người có tay nghề cao thì rất khó. Theo Báo cáo của BCH TƯ Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Năm học 1999 – 2000 so với năm 1994 – 1995, quy mô học sinh mẫu giáo gấp 1,2 lần, học sinh phổ thông cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh phổ thông trung học gấp 2,3 lần, đào tạo đại học gấp 3 lần, đào tạo nghề gấp 1,8 lần(3). Qua đây chúng ta có thể thấy được sự phát triển chênh lệch giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề, trong khi nhu cầu thực tế của thị trường lao động hoàn toàn ngược lại. Những nước có năng suất lao động và mức độ cạnh tranh cao nhất thế giới như Mỹ, Singapore, Đức, Phần Lan… là những nước có nhiều chương trình dạy nghề chuẩn nhất. Học sinh trung học được khuyến khích và có cơ hội học nghề nếu không có khả năng học lên cao.
Không phải ai cũng cần hoặc có cơ hội tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ. Vì hoàn cảnh cũng như đòi hỏi của thị trường, chương trình đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu lao động cụ thể của thị trường với một giá hiệu quả nhất. Đào tạo đúng người đúng việc sẽ tránh lãng phí cho xã hội và đạt được kết quả thiết thực. Thí dụ như một nhân viên tiếp thị chỉ cần được đào tạo tối đa từ 1 - 2 năm cho khả năng tiếp thị và hiểu biết về thị trường, thay vì sử dụng một cử nhân maketting hoặc kinh tế với 4 năm đào tạo chuyên ngành.
2. Đào tạo đại học cần phân biệt rõ ràng giữa kiến thức cơ bản và kiến thức thực hành. Kiến thức cơ bản có thể được tiêu chuẩn hóa và do Nhà nước chỉ đạo, những kiến thức thực hành nên để trường đại học tự quyết để có thể theo kịp sự phát triển của thị trường lao động. Đã nhiều năm qua chúng ta gặp rất nhiều lúng túng trong việc phân biệt ranh giới giữa hai mảng kiến thức này. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải làm cho được vấn đề này, vì đây là vấn đề mang tính quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai. Chú trọng hơn nữa đến kiến thức thực hành, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình đào tạo. Chúng ta không thể có được các kỹ sư, thợ giỏi khi phải thực hành trên các cỗ máy của những năm 1960–1970. Vấn đề đổi mới trang thiết bị dạy và học có một ý nghĩa to lớn trong quá trình hình thành nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, không một chương trình nào có giá trị vĩnh cửu, do đó Nhà nước không nên áp đặt một chương trình đào tạo giống nhau cho cả nước vì đại học cũng là nơi cung cấp kiến thức thực dụng ngoài kiến thức lý thuyết cơ bản. Nên vận dụng quy luật của thị trường vào quá trình đào tạo để quyết định chương trình học. Trong cơ chế thị trường, giá trị của trường đại học là bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp có việc làm và có những đóng góp gì trong công việc của họ. Hãy để cho thị trường đánh giá sản phẩm của mỗi trường đại học qua thành công của sinh viên tốt nghiệp và để cho trường đại học có khả năng linh động đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường.
3. Xuất phát từ nhu cầu lao động thực tế của từng địa phương mà chúng ta đặt các trường đào tạo cho phù hợp.
Mô hình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới là tận dụng lợi thế của các vùng, miền để đặt các cơ sở sản xuất nhằm phát huy tối đa các lợi thế đó để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Và ở Việt Nam cũng vậy, chúng ta đang từng bước xác lập, khoanh vùng kinh tế để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực chúng ta lại chưa chú ý đến vấn đề này.
Cụ thể là, những nơi cần rất nhiều công nhân như Bình Dương, Đồng Nai… thì có quá ít các trường dạy nghề đóng trên địa bàn. Mặt khác, mỗi địa phương lại có nhu cầu lao động khác nhau. Nhu cầu của các doanh nghiệp trong cỏc khu cụng nghiệp - khu chế xuất Bỡnh Dương, Đồứng Nai khác với nhu cầu của các doanh nghiệp phục vụ dầu khí ở Vũng Tàu hoặc Dung Quất. Một sự mất cân bằng giữa các vùng, miền đã tồn tại qua nhiều năm mà chúng ta chưa có hành động cụ thể để giải quyết cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Do đó, trong thời gian tới chúng ta phải gắn “việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề; phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống các trường dạy nghề trên địa bàn cả nước”(4).
4. Bên cạnh đó, chúng ta cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tình hình nguồn nhân lực, đề xuất chủ trương và chủ động tổ chức các mô hình thử nghiệm để hoàn thiện dần chương trình đào tạo, mô hình đào tạo, từ đó chú trọng phát huy thế mạnh của từng mô hình.
Đây cũng là một việc làm hết sức cần thiết, chỉ khi nào nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động chúng ta mới có thể đưa ra được những mô hình đào tạo phù hợp. Trong thời gian qua, chúng ta đã không làm tốt nội dung này nên dẫn đến bị động trong việc cung cấp nguồn nhân lực. Hiện tại nguồn nhân lực của nước ta vẫn đào tạo theo tư duy cũ, các mô hình đào tạo chậm đổi mới, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tình hình nguồn nhân lực, tiến tới đổi mới chương trình đào tạo; đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục, tiếp thu, chọn lọc các mô hình đào tạo của các nước tiên tiến và cải biến để phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam. Chúng ta không thể áp dụng bất cứ một mô hình có sẵn nào, bởi vì điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội của ta khác với họ. Đầu tư thích đáng cho giáo dục để phát triển nền giáo dục Việt Nam theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình hội nhập ở nước ta đang đặt ra hàng loạt nhiệm vụ cấp bách. Chính sách giáo dục đào tạo cũng như những chính sách có tính chiến lược khác đòi hỏi một tầm nhìn tổng quát, đặt đúng trọng tâm vào mục tiêu phát triển và dùng nguyên tắc