KINH TẾ VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 712 - 718)

Nguyeãn Theá Nghóa *

Lịch sử dân tộc bắt đầu từ đâu thì dấu ấn của văn hoá cũng được khắc ghi từ đó. Nếu mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng thì nó cũng có nền văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc.

Nhận thức một cách sâu sắc vai trò của văn hóa và văn hóa dân tộc đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, vào năm 1943, trong bản thảo “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Đồng thời, Người đề ra 5 điểm lớn để xây dựng nền văn hoá dân tộc: Xây dựng tâm lý (tính cách, tinh thần tự lập tự cường), xây dựng luân lyù (biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng), xây dựng xã hội (mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội), xây dựng chính trị (dân quyền), xây dựng kinh teá(1). Và, ngay đầu năm 1946, trong “Kế hoạch kiến quốc” đầu tiên của nước nhà, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chính phủ phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành(2).

Như vậy, văn hoá là hiện tượng bao trùm toàn bộ đời sống xã hội. Nó bao gồm: Thứ nhất, phương thức sinh hoạt và hoạt động sáng tạo của con người để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của chính con người; thứ hai, tổng thể các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các dân tộc đều có đời sống sinh hoạt và hoạt động hết sức phong phú về kinh tế, chính trị, xã hội… Tuy nhiên, cái phân biệt một cách căn bản giữa dân tộc này với dân tộc khác lại không phải ở kinh tế hay chính trị, xã hội (mặc dù chúng rất quan trọng), mà chính là ở văn hoá. Bởi lẽ, mỗi dân tộc có lịch sử riêng, có phương thức sinh hoạt, hoạt động riêng và tạo ra những giá trị mang dấu

* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Việt Nam.

ấn đặc sắc riêng của mình. Nói một cách ngắn gọn, văn hoá tự mình mang bản sắc độc đáo của dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng hợp những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc mang tính bền vững, mà nhờ đó mỗi thế hệ ra đời có thể kế thừa được giá trị của quá khứ, tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng được tương lai để tự tồn tại và phát triển mà không đánh mất chính mình.

Khi nói, bản sắc văn hoá dân tộc là những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc mang tính bền vững, thì điều đó có nghĩa là: Thứ nhất, nó là nền tảng tinh thần, mang tính “trụ cột” của dân tộc trong quá trình phát triển.

Thứ hai, nó là “bộ lọc” để lựa chọn, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác và biến chúng thành giá trị của dân tộc mình; đồng thời gạt bỏ được những yếu tố lạc hậu, lỗi thời. Thứ ba, những giá trị tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái tuyệt đối, bất biến; mà nó cũng biến đổi theo sự phát triển của dân tộc, trong đó những giá trị cũ dần được thay bằng những giá trị mới, đặc sắc hơn.

Lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã tạo ra những tinh hoa, những giá trị tinh thần bền vững góp phần hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. Đó trước hết là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ được thể hiện ở ý thức tinh thần, mà còn bộc lộ rõ trong cuộc sống và trở thành triết lý nhận thức và hành động của con người và cả dân tộc. Thật vậy, hơn một ngàn năm giặc phương Bắc xâm lược, nhân dân vẫn bám trụ quê cha đất tổ, không chỉ đánh bại âm mưu đồng hoá văn hoá, bảo vệ được văn hoá dân tộc, mà còn giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là thành tựu kỳ diệu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà không phải dân tộc nào cũng làm được(3). Tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Tống. Lý Thường Kiệt đã nêu lên nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tức là, lãnh thổ Việt Nam do dân tộc Việt Nam làm chủ – điều đó đã được ấn định ở sách trời, quyền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam không ai có thể tranh chấp và muốn tranh chấp cũng không được; nếu lũ giặc dám đến xâm lược thì nhất định chúng phải chuốc lấy thất bại – đó là lẽ trời, đạo trời, là quy luật. Trong “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một bước mới khi ông chỉ ra rằng: Việt Nam là một nước văn hiến lâu đời, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Rõ ràng là, nếu không phải “Từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu” và nếu không phải “Hào kiệt đời nào cũng có” thì

làm sao đánh bại được kẻ thù to lớn hơn mình gấp nhiều lần! Ở đây, ý thức tự tôn, tinh thần tự cường và tự hào dân tộc đã trở thành nhân tố quan trọng của chủ nghĩa yêu nước. Trên cơ sở giá trị truyền thống và dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa yêu nước lên một tầm cao mới, phù hợp với thời đại mới.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người không chỉ thể hiện rõ tư tưởng

“yêu nước, thương dân”, “cứu nước, cứu dân”, mà hơn thế nữa Người còn tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người – con đường cách mạng vô sản.

Lịch sử và thực tiễn đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, với 1117 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm xâm lược của chủ nghĩa thực dân đế quốc, văn hoá Việt Nam không chỉ giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, mà còn tiếp thu được tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu hơn hệ giá trị của mình. Rõ ràng là, trong lịch sử, con người Việt Nam đã hấp thụ tư tưởng “từ bi” của Phật giáo để góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái, nhưng không chấp nhận sự

“nhẫn nhục” và “trì giới”; tiếp thu quan niệm “Nhân – Trí – Dũng” của Nho giáo để “trừ yêu, diệt đạo, yên dân” và góp phần giáo dục đạo đức – nhân văn, chứ quyết không theo “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức” một cách mù quáng; học triết lý sống “hoà đồng với vạn vật”

của Đạo giáo để góp phần bảo vệ, nuôi dưỡng môi trường, nhưng không chấp nhận thái độ “Vô vi, vô sự” và lối sống thụ động, lánh đời; tiếp thu tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” của văn hoá thế kỷ Aùnh sáng phương Tây để làm tăng nội lực cho cuộc đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước, chứ nhất định không theo lối sống thực dụng tầm thường và chủ nghĩa cá nhân cực đoan vị kỷ(4). Như vậy, “trong bản sắc văn hoá dân tộc đã bao hàm cả yếu tố dân tộc và yếu tố hiện đại, yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, yếu tố kế thừa truyền thống và yếu tố phát triển theo hướng vươn lên hiện đại hoá…"(5).

Kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống đó và đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, khi hoạch định chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…"(6). Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được thể hiện một cách đặc sắc và sinh động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phong cách và phương pháp tư duy, phương thức dựng nước và giữ nước, cách sống và lối sống, quan hệ giao tiếp ứng xử, phương pháp sáng tạo khoa học, nghệ thuật(7). Chính nhờ bản sắc văn hóa dân tộc mà cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ.

Sau 17 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Trước hết, phải nói đến sự ổn định về chính trị, kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức độ cao trong nhiều năm, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được thành tích nổi bật, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện… Bên cạnh những thành tựu nói trên, do nhiều nguyên nhân nên trong xã hội những năm gần đây đã bộc lộ những hiện tượng tiêu cực rất đáng lo ngại: có một bộ phận dân cư quay lưng lại với truyền thống, coi thường bản sắc văn hóa dân tộc, suy nghĩ và hành động chỉ vì tiền, chủ nghĩa cá nhân phát triển… Một bộ phận dân cư khác lại có xu hướng “phục cổ”, kế thừa và phát triển mọi yếu tố của quá khứ, kể cả các hủ tục lạc hậu, lỗi thời như đình đám, rượu chè, cờ bạc…(8). Mặt khác, nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội có nguy cơ tràn lan và ngày càng nghiêm trọng … Tất cả những điều đó đã và đang làm tổn hại đến bản sắc văn hóa dân tộc, làm

“tha hóa” con người. Rõ ràng là, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, cần phải có chiến lược, chính sách và các giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ nhất, trong hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa cần lựa chọn, tiếp thu và sử dụng loại hình công nghệ tối ưu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay, các loại hình công nghệ trên thế giới đều là tổ hợp gồm bốn yếu tố cơ bản: con người, kỹ thuật, thông tin và tổ chức. Trong bốn yếu tố này chỉ có kỹ thuật là thuộc về lao động quá khứ, ba yếu tố còn lại đều là lao động sống. Vì vậy, việc lựa chọn loại hình công nghệ tối ưu không đơn giản chỉ là việc thu hút vốn đầu tư, chuyển giao kỹ thuật hiện đại và tiếp thu kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài. Ở đây, vấn đề quan trọng đặc biệt là ở chỗ, phải đào tạo đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị với tầm trí tuệ cao để có thể tiếp thu và sử dụng một cách sáng tạo, hợp lý công nghệ hiện đại phù hợp với công nghệ truyền thống và điều kiện kinh tế Việt Nam để tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cần lưu ý rằng, đạo lý truyền thống Việt Nam và mục tiêu phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa không cho phép việc chạy theo lợi nhuận và chủ nghĩa kỹ trị đơn thuần, đi đến loại bỏ con người.

Thứ hai, lý thuyết phát triển bền vững và thực tiễn đô thị hóa cho thấy, trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, chúng ta không thể thực hiện đô thị hóa theo kiểu cũ (đô thị hóa truyền thống). Tức là, để đô thị phát triển tự phát hoặc là lập đô thị theo đơn vị hành chính, quy hoạch đô thị theo ý muốn chủ quan (xây dựng nhiều nhà cửa và tập trung nhiều dân cư). Ngày nay, quy hoạch và phát triển đô thị phải dựa trên bốn yếu tố cơ bản: Một là, dựa trên sự phát triển kinh tế, trong đó lấy ngành công nghiệp và dịch vụ làm trụ cột; hai là, xây dựng cơ chế vận hành đô thị năng động, trong đó bảo đảm sự lưu thông tối đa các nguồn lực phát triển (nhân lực, vốn, đất đai, tài nguyên…); ba là, xây dựng năng lực cạnh tranh đô thị, năng lực này bắt nguồn trước hết

từ sức mạnh của ngành công nghiệp và dịch vụ; bốn là, tạo ra môi trường văn hóa đô thị lành mạnh để thúc đẩy sức sáng tạo và chí tiến thủ của mỗi người và cả cộng đồng. Ở đây, vai trò của nhà nước và thị trường là hai nhân tố quan trọng không thể thiếu và không thể tách rời trong quá trình đô thị hóa.

Thứ ba, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, Việt Nam còn hơn 70% dân số sống ở nông thôn bằng nghề nông. Khâu đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay là cần phải phát triển nguồn nhân lực theo phương châm: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất lương” và “Một người hay lo bằng một kho người làm” … Cần vận dụng và phát triển sáng tạo những kinh nghiệm truyền thống đúng nơi, đúng lúc để kích thích tính hiếu học, nâng cao tri thức, rèn luyện tay nghề, thúc đẩy sản xuất. Đó là những tiền đề và điều kiện để người nông dân chuyển từ tư duy kinh tế tự cung tự cấp, độc canh, thuần nông sang tư duy kinh tế hàng hóa, đa canh, đa dạng hóa ngành nghề trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm lâu đời với tri thức khoa học hiện đại.

Thứ tư, như đã nhận xét ở trên, bản sắc văn hóa dân tộc đã bao hàm các yếu tố: dân tộc và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, kế thừa truyền thống và vươn lên hiện đại hóa… Vì vậy, cần có giải pháp phát huy mạnh giá trị truyền thống kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chuyển hóa yếu tố ngoại sinh thành yếu tố nội sinh, hình thành nên giá trị mới để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước ở vào một trong những thang bậc giá trị cao nhất.

Có thể nói rằng, nếu như trong chiến tranh giữ nước, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện ở đoàn kết, quyết chiến quyết thắng kẻ thù để giành độc lập tự do cho dân tộc; thì ngày nay, trong hòa bình xây dựng đất nước, nó thể hiện ở đoàn kết, vươn lên chiến thắng nghèo nàn lạc hậu để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thực hiện điều này đòi hỏi con người không chỉ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý chí kiên cường và lòng dũng cảm; mà còn phải có tri thức khoa học, tính năng động, tinh thần hợp tác, ý thức pháp luật và phong cách công nghiệp.

Thứ năm, cần có những chương trình nghiên cứu để phân loại, đánh giá và xác định hệ giá trị tinh thần – cái làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hôm nay để giáo dục thế hệ trẻ và phục vụ trực tiếp cho chiến lược chủ động hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa. Đồng thời, có kinh phí và biện pháp tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa dân tộc. Nên nhớ rằng, mỗi di tích lịch sử - văn hóa luôn hàm chứa trong mình những giá trị vật chất và giá trị tinh thần truyền thống đặc sắc và phong phú. Nó tuyệt nhiên không phải là những “vật thể chết”, mà

là những “chứng tích khoa học - lịch sử - văn hóa” nối liền quá khứ với hiện tại và định hướng cho tương lai. Nhờ chúng và thông qua chúng, ta có thể hiểu được phần quan trọng nhất của bề dày lịch sử; trong đó hiện lên cả tư tưởng và lập trường, tín ngưỡng và thế giới quan, nhân cách và tài năng, khiếu thẩm mỹ và cả lối sống đầy thi vị của dân tộc trong một thời đại lịch sử nhất định. Những ai đã đến Xanh-Pêtécbua, Pari, Bắc Kinh hay Hà Nội, Huế… có lẽ cái gây ấn tượng mạnh nhất, sâu đậm nhất, lâu bền nhất trong họ không phải là những tòa nhà cao chọc trời, khách sạn năm sao… mà chính là những tượng đài, lăng tẩm, cung điện, chùa chiền và những khu phố cổ. Bởi lẽ, chính ở đó đã chứa đựng những cái mang tính cội nguồn, giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống… và cũng chính ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm và khoa học, lịch sử và văn hóa, huyền thoại và hiện thực, nghệ thuật kiến trúc và triết lý thông thái…

Chính vì vậy, việc tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa dân tộc là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

CHUÙ THÍCH

1. Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.431.

2. Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.152.

3. Xem: Trần Văn Giàu, Tuyển tập. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.287.

4. Xem: Văn hoá và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.31.

5. Phạm Xuân Nam (chủ biên), Triết lý phát triển ở Việt Nam: Mấy vấn đề cốt yếu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.286.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá VIII.

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr.23.

7. Xem: Phạm Xuân Nam (chủ biên), Sđd, tr.284.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Sủd.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 712 - 718)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)