KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
II. BẢO TỒN, PHÁT HUY KHU PHỐ CỔ HỘI AN TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
2. Những giải pháp chủ yếu
Để bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ Hội An trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước mắt cũng như lâu dài, thị xã đã thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
* Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về Hội An - Đối với quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An, từ trước đến nay đã có khá nhiều thương nhân, giáo sĩ, nhà khoa học... từng quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ với nhiều mức độ. Thế nhưng, cho đến nay vẫn còn rất nhiều vấn đề khoa học, nhiều câu hỏi đặt ra cần phải tiếp tục khảo cứu, tìm tòi, lý giải, như phong cách kiến trúc Nhật Bản, nguồn gốc của bộ vài vỏ cua, của đôi mắt cửa, ranh giới lịch sử giữa Nhật Bản phố (phố Nhật), Đường Nhân phố (phố Hoa) và An Nam phố (phố Việt)...Tóm lại, việc nghiên cứu về Hội An dưới nhiều phương diện cần tiếp tục thực hiện ở chiều sâu và tầm cao mới.
- Nâng cấp việc xây dựng và quản lý hồ sơ về cả quần thể di tích, về từng di tích một cách khoa học và cập nhật, đồng thời tiếp tục lập những qui hoạch, những dự án chi tiết để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo từng công trình hoặc một nhóm công trình. Trong những năm qua, Hội An đã vẽ ghi hiện trạng kiến trúc cho hơn 200 di tích có giá trị cao về kiến trúc nghệ thuật và chụp ảnh tất cả nội ngoại thất của từng ngôi nhà, qui hoạch chi tiết mặt đứng cho 2 tuyến phố Bạch Đằng, Phan Chu Trinh.
* Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy khu phố cổ Việc quản lý khu phố cổ Hội An trong những năm qua khá chặt chẽ và đạt nhiều thành quả quan trọng. Điều dễ nhận ra nhất là đã ngăn chặn được cơ bản nguy cơ hiện đại hóa kiến trúc đối với mặt tiền, mái ngói, nội thất...
những ngôi nhà thuộc sở hữu tập thể và tư nhân. Tuy nhiên, thị xã cũng đã tăng cường hơn nữa công tác quản lý thông qua các nhiệm vụ cụ thể:
- Đẩy mạnh việc thực hiện những văn bản pháp luật: Thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế do UNESCO ban hành. Tuân thủ “Luật Di sản Văn hóa” của quốc gia. Soạn thảo, ban hành Qui chế “Quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích - danh thắng Hội An”. Ban hành các văn bản qui định về việc sắp xếp trật tự kinh doanh, qui định chất liệu, kiểu dáng... các biển hiệu, bảng quảng cáo, qui định về việc phòng chống cháy, nổ, về giao thông trong khu phố cổ, về vệ sinh môi trường đô thị,...
- Xây dựng các khu dân cư mới ở ngoại vi thị xã: Tiếp tục qui hoạch những khu dân cư mới để giãn bớt mật độ dân cư trong khu phố cổ. Có chính sách hỗ trợ hợp lý để các chủ di tích được cấp đất với giá cả, lệ phí ưu đãi để họ cải thiện điều kiện sinh hoạt. Giãn dân song phải vừa giữ được mật độ dân số trung bình, phải vừa tạo môi trường để phố cổ càng phát triển vươn lên đầy năng động trong thời hiện đại.
- Tăng cường phương tiện, thiết bị, dụng cụ và nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy trong khu phố cổ.
- Hạn chế các phương tiện cơ giới tham gia giao thông trong khu phố cổ:
Trừ những trường hợp đặc biệt như tổ chức cưới hỏi, tang ma, thu gom chất thải, cấp cứu, chữa cháy, nguyên thủ tham quan,... hiện nay, thị xã đã cấm hẳn các loại ôtô vào khu phố cổ và tổ chức phố dành riêng cho người đi bộ vào những “đêm phố cổ” 14 âm lịch hằng tháng.
- Từng bước di chuyển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ gây ô nhiễm ra ngoài khu phố cổ: Các dịch vụ như sơn sửa xe đạp - xe máy, chế biến thực phẩm, hàn - tiện cơ khí, sạc ắcqui, kinh doanh xăng dầu, chăn nuôi,... từng bước được di chuyển ra ngoài khu phố cổ và bố trí tại địa điểm thích hợp.
- Phòng ngừa và hạn chế những tác hại của lũ lụt: Để bảo vệ khu phố cổ từ xa, cần đầu tư kinh phí nạo vét sông hồ, khơi thông dòng chảy, kè chống xói lở,... để hạn chế mức nước dâng cao và sự tác hại của các cơn luừ luùt.
- Kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ chuyên ngành, tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng: Hiện nay, Hội An có 3 cơ quan quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn thị xã với hơn 160 cán bộ - công chức trực tiếp tham gia làm công tác này.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn còn thiếu cán bộ như xử lý mối mọt, bảo quản kiến trúc gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, trực tiếp thi công trùng tu các công trình có giá trị cao, quản lý thông tin về di tích bằng ngôn ngữ lập trình,... Đối với các lĩnh vực đã có cán bộ chuyên môn, thị xã đã tiếp tục đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ.
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản
Đại bộ phận nhân dân Hội An yêu quí, trân trọng di sản của tổ tiên và có ý thức trong việc thực hiện những qui định của Nhà nước về việc bảo tồn di sản. Tuy vậy, các cơ quan chức năng của thị xã đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản, cơ bản làm cho mỗi người dân luôn thấm nhuần suy nghĩ: mình là người có hạnh phúc được thụ hưởng một tài sản tuyệt vời mà cha ông đã tốn biết bao mồ hôi, công sức, trí tuệ tạo dựng nên, vì thế, cần nâng niu, gìn giữ nguồn tài sản ấy để tiếp tục phát huy giá trị. Hay nói cách khác, tổ tiên chính là người “thắp đèn” và trách nhiệm của mỗi người không chỉ “giữ lửa” mà còn “khơi thêm ngọn bấc” để ngọn lửa nhân văn ấy vĩnh cửu ngời sáng theo thời gian.
* Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tu bổ di tích kiến trúc Tu bổ di tích là giải pháp can thiệp cuối cùng vào di tích kiến trúc sau khi đã sử dụng nhiều biện pháp mà vẫn không cứu vãn được tình trạng xuống cấp và đang đứng trước nguy cơ sụp đổ của di tích.
Nhờ gia cố, chống đỡ nên hơn 100 di tích đã trụ được qua mấy mùa bão lũ tàn khốc. Nhưng những di tích này vẫn không tránh khỏi tình trạng ngày càng xuống cấp và cần được đầu tư tu bổ. Khi tu bổ, phải đảm bảo tính nguyeân goác veà:
- Vật liệu: Sử dụng đúng các loại vật liệu truyền thống vốn được sản xuất tại địa phương như vôi, gạch, ngói, đá cùng các loại gỗ quí của miền Trung như lim, gõ, mít, kiền kiền,...
- Kiểu dáng: Giữ nguyên kiểu dáng, phong cách kiến trúc của bộ khung nhà, các bộ vài, hệ mái, mặt tiền,... tôn trọng tính đa dạng, hòa trộn giữa các phong cách mà ngôi nhà vốn có.
- Bố cục: Bảo tồn tính chân xác cả cách bố trí mặt bằng, mặt đứng, cách sắp xếp các nếp nhà, sân trời, cảnh quan của từng ngôi nhà cũng như sự so le, nhấp nhô của cả quần thể khu phố cổ.
- Màu sắc: Giữ nguyên các màu sắc truyền thống như nâu thẫm tự nhiên của gỗ, màu nâu đỏ của gạch, ngói, màu xanh xám của đá, màu vàng sẫm, xanh ve, trắng đục,... của vôi quét tường.
Song song với việc tu bổ các di tích đúng theo nguyên trạng, thị xã cũng đã có kế hoạch từng bước cải tạo các ngôi nhà hiện đại mọc xen trong khu phố cổ theo hướng trả về phong cách kiến trúc truyền thống. Tất nhiên, để làm được điều này trên thực tế hoàn toàn không đơn giản, bởi những ngôi nhà hiện đại này đều thuộc về sở hữu tư nhân.
Trong giải pháp đầu tư tu bổ di tích, thị xã đã kết hợp với việc chống mối mọt một cách đồng bộ trên diện rộng cả khu phố cổ để tiêu diệt triệt
để, đồng thời, phải liên tục dùng thuốc phòng ngừa mối mọt mỗi khi có dịp trùng tu, sửa chữa cục bộ từng ngôi nhà.
* Hỗ trợ, hướng dẫn các chủ sở hữu thực hiện việc tu bổ di tích kieán truùc
Ngoài việc đầu tư kinh phí trực tiếp tu bổ, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu nhà nước, chính quyền Hội An đã có chính sách hỗ trợ các di tích thuộc sở hữu tập thể, tư nhân thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích cuỷa mỡnh nhử:
- Tư vấn kỹ thuật: Khi người dân cần tu sửa nhà cửa, Văn phòng Tư vaỏn truứng tu di tớch seừ cung caỏp thoõng tin mieón phớ veà quy trỡnh thuỷ tuùc, các kiểu mẫu kiến trúc, nơi cung ứng vật liệu, đơn vị thi công,... Ngoài ra, nếu được yêu cầu, người cần xây sửa nhà sẽ được dịch vụ thiết kế với mức leọ phớ thaỏp nhaỏt.
- Chống đỡ tạm thời: Đối với các di tích đang có nguy cơ sụp đổ mà chủ di tích không đủ điều kiện tu bổ, Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích cử nhân công đến trực tiếp chống đỡ, gia cố để cứu nguy tạm thời (hiện có 127 di tích được thực hiện giải pháp cứu nguy này trước khi có điều kiện tu boồ).
- Hỗ trợ về tài chính: Hình thức hỗ trợ gồm: Miễn thuế xây dựng đối với các công trình trong khu phố cổ. Hỗ trợ từ 10 - 50% kinh phí tu bổ đối với các chủ di tích có hoàn cảnh khó khăn. Cho các chủ di tích vay vốn với lãi suất ưu đãi từ “Quỹ hỗ trợ trùng tu di tích”.
Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp hỗ trợ nhân dân tự tu bổ, phải hết sức chú ý công tác giám sát thi công để tránh nguy cơ bị biến dạng theo khuynh hướng hiện đại.
-Hỗ trợ về phát huy giá trị di tích: Một cách hỗ trợ khác nữa cho các chủ di tích trong khu phố cổ mà thị xã đang thực hiện là tạo môi trường thuận lợi để mỗi ngôi nhà đều có thể tổ chức kinh doanh, dịch vụ và có thu nhập.
Điều tiết mật độ dịch vụ, tạo nên sức hấp hẫn hơn cho những đường phố vốn còn trầm lắng. Đối với các di tích có giá trị cao về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, hợp tác mở thành điểm tham quan du lịch để chủ di tích được trích lại một phần thu nhập từ lệ phí tham quan. Khi có được nguồn thu khả dĩ từ di tích, các chủ nhà sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tự tu bổ mà không cần bên ngoài chi viện, tài trợ.
* Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo vệ di sản và đời soáng daân sinh
Do tính đặc thù là một di tích sốngnên việc bảo tồn khu phố cổ Hội An phải vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc của kiến trúc truyền thống thế kỷ XIX, lại phải vừa đáp ứng tối ưu các nhu cầu cuộc sống của cư dân
đương đại đầu thế kỷ XXI. Chính vì vậy, “sẽ là không thể chấp nhận được nếu như tham vọng bảo tồn Hội An mà không đem lại cuộc sống ngày càng đầy đủ, văn minh hơn cho những con người, những gia đình đã bao đời sinh sống trong đô thị cổ, bởi vì chính họ đã giữ gìn cho Hội An có vẻ đẹp hôm nay”(10). Cụ thể trong từng ngôi nhà Hội An, điều cần bảo tồn là cấu trúc vật chất cơ bản của toàn bộ ngôi nhà (hệ thống khung chịu lực, các bộ vài, kèo, cột,... mặt tiền, mái ngói,... tất cả hệ thống trang trí nội, ngoại thất), song, cái có thể tôn tạo, cải tạo để thích nghi với công năng sử dụng mới là hệ thống công trình phụ (điện, cấp - thoát nước, vệ sinh...) trong mỗi ngôi nhà. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngôi nhà gỗ Hội An cần phải được cải tạo một cách triệt để, đồng bộ với cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị nói chung. Nhưng các loại thiết bị này phải được lắp đặt một cách gọn gàng, kín đáo, hạn chế tối đa sự xuất lộ ra ngoài. Tức là, ngoài phần bao che cơ bản, nội thất ngôi nhà gỗ có thể được cải tạo để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của cư dân đương đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thoáng cuûa cha oâng.
* Có chính sách hợp lý để hỗ trợ việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyeàn thoáng
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng của con người đòi hỏi cung ứng vật liệu, nhân công ngày càng cao, vì thế đã xảy ra trường hợp có lúc, có nơi, nguồn vật liệu và nhân công trở nên khan hiếm.
Chẳng hạn, di sản kiến trúc nhà gỗ Hội An sử dụng những loại vật liệu chủ yếu là gỗ, vôi, gạch, ngói,... trong đó, từng loại đều gặp phải những khó khăn riêng. Đặc biệt, tình trạng nguồn gỗ đang khủng hoảng thiếu hiện nay là một vấn đề hết sức bức xúc cho việc tu bổ di tích. Nguồn gạch, ngói thì chưa đến nỗi khan hiếm như thế, nhưng do chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, nung không đúng qui trình kỹ thuật nên giảm sút độ bền. Còn nguồn vôi vữa gần như bị thất truyền do đã có xi măng thay thế, may ra, nó chỉ còn được sử dụng để gắn kết các viên ngói âm dương trên mái nhưng đã “cải tiến”
thành một loại vật liệu mới, gọi là “ba ta” (gồm vôi, cát, xi măng)...
Từ tình hình trên, cần có chính sách ưu tiên cung cấp nguồn gỗ (kiền kiền, lim, gõ, mít,...) chừng 900 - 1000 m3 mỗi năm để các chủ di tích ở Hội An có thể chủ động tìm mua để tu sửa di tích của mình. Các nguồn vôi, gạch, ngói,... cần tạo điều kiện thuận lợi để các lò nung thủ công có nguồn nguyên liệu tốt, nung đúng qui trình kỹ thuật và chấp nhận thanh toán một đơn giá hợp lý.
Về nguồn nhân công, Hội An có ưu thế là có các làng nghề truyền thống với đội ngũ lao động lành nghề và một số nghệ nhân lão luyện, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật truyền thống để tu bổ di tích. Tuy nhiên, đội ngũ này chỉ có giới hạn nhất định về số lượng, trong những lúc cao điểm xây dựng, không đủ đáp ứng nhu cầu. Để khắc phục tình trạng đó, thị xã đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo
tay nghề cho lớp thợ trẻ, đồng thời đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân công.
Giải pháp này còn góp phần thúc đẩy các làng nghề thủ công truyền thống của địa phương phát triển để quay lại phục vụ công tác bảo tồn khu phố cổ Hội An.
Trên đây là những giải pháp mà Hội An đã thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và mang lại những kết quả nhất định như:
- Quần thể kiến trúc khu phố cổ nói riêng, di sản văn hóa Hội An nói chung được quản lý, bảo tồn và phát huy ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn, được UNESCO và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, trao tặng nhiều giải thưởng.
- Di sản Văn hóa Hội An đã thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của Hội An, đã góp phần đắc lực vào sự phát triển của ngành kinh tế du lịch - dịch vụ Hội An.
- Thông qua việc phát huy giá trị của khu phố cổ, đa số người dân là chủ di tích đã nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống và tăng thêm điều kiện để bảo tồn di tích của chính mình.
- Các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương về việc quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An luôn sát nhập với thực tiễn nên đã được cộng đồng nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng thực hiện.
- Mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, mối quan hệ giữa việc bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong kiến trúc truyền thống với việc đáp ứng tối ưu các nhu cầu sống của cư dân đương đại đã được giải quyết một cách bền vững, hài hòa. Nhờ vậy, Hội An đã bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa của tổ tiên, đồng thời xem đó là nền tảng, động lực, hành trang để vững bước đi lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
CHUÙ THÍCH
1. Chu Quang Trứ (1998), Hội An - Nơi hội tụ các yếu tố nghệ thuật, Tạp chíVăn hóa Nghệ thuật(170), tr. 312.
2. Kazimierz Kwiatkowski (1991), Các liên hệ kinh nghiệm của Ba Lan cho công trình tu bổ, bảo vệ phố cổ Hội An. Trong: Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 305.
3. Nguyễn Thị Bình (1998), Trách nhiệm của chúng ta với Hội An, Tạp chíVăn hóa Nghệ thuật (170), tr.6.
4. Lưu Công Nhân (2002), Hội An, cái làm tôi mê say, Trong: Hội An - Thị xã anh hùng (2), Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An, Nxb Trẻ, tr. 410.
5. Nhử treõn, tr. 411.