VĂN HÓA MALAYU THẨM THẤU ĐẾN NGƯỜI VIỆT BẰNG NHỮNG CON ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 438 - 443)

THỦY CƯ Ở VIỆT NAM

III. VĂN HÓA MALAYU THẨM THẤU ĐẾN NGƯỜI VIỆT BẰNG NHỮNG CON ĐƯỜNG

Có thể một bộ phận ngược lên phía tây nam của Trung Quốc sau đó theo đường xuống Luổng Phạbang, Húa Phăn - trước đây gọi là Sầm Nưa - Xiêng Khoảng, Sê Koong (thuộc đất Lào ngày nay), sau đó đến Tây Nguyên, Việt Nam, rồi ra biển. Chứng tích cho con đường thiên di này chủ yếu thể hiện ở mặt ngôn ngữ và văn hóa vật thể. Về mặt ngôn ngữ, là các ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai (cũng gọi là nhóm Klao- Lachí) còn lại, được phân bố rải rác ở nam Trung Quốc, bắc Lào và bắc Việt Nam - theo Bendict D.K, thì ngôn ngữ của họ là điểm gạch nối giữa tiếng Thái và tiếng Nam Đảo. Còn về mặt văn hoá là các di tích trụ đá ở bắc Lào, di tích chum đá rất nổi tiếng ở Húa Phăn... những di tích mà các nhà khảo cổ học gọi là cự thạch, về mặt nguồn gốc thường gắn với các cư dân Nam Đảo. Hấp dẫn hơn, các nhà dân tộc học Lào còn tìm thấy những bài cúng ở mường Khoang (nay là tỉnh Sê Koong) mà một số địa danh trong đó được nghi là có liên quan với người Nam Đảo.

Con đường thứ hai trực tiếp từ vùng ven biển Quảng Đông, Trung Quốc, thiên di xuống vùng biển phía nam theo hai hướng. Hướng thứ nhất đi ven theo dọc bờ biển từ Trung Quốc đến Việt Nam, người Chăm dừng lại ở vùng ven biển miền Trung của Việt Nam, còn các bộ phận khác tiếp tục đến miền tây Inđônêxia, rồi từ đó đi về phía đông và đông bắc, đến Philippin và Đài Loan. Hướng thứ hai từ Quảng Đông, Trung Quốc, qua Đài Loan, sang Philippin, từ đó sang Inđônêxia, rồi vào Đông Nam Á lục địa.

Con đường thiên di này đã để lại tiếng Bê ở Đài Loan, cũng như một hệ thống các di chỉ khảo cổ học theo trình tự thời gian của các đợt thiên di.

Nếu giả thuyết trên đây của các nhà khoa học sát với thực tế của lịch sử, thì từ đó, chúng ta cũng có thể suy luận thêm. Thứ nhất, khu vực vùng biển đông nam Trung Quốc, trong không gian thời tiền sử (19)schắc chắn là được tồn tại trong một mối liên hệ mật thiết với vùng ven biển Việt Nam, nhất là từ vùng biển Trung Bộ trở ra. Văn hoá Sa Huỳnh theo nghĩa rộng, có quan hệ như thế nào với quá trình tộc người thời tiền sử ở trong khu vực mà chúng ta đang xem xét ? Hơn thế nữa, trước đây, mà có thể là cách ngày nay chưa bao xa, trừ những cồn cát dọc theo ven biển, còn lại các đồng bằng của Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ, hẳn là còn ngập nước. Cảnh quan chính thời bấy giờ có thể là sông ngòi và các đầm lầy. Cũng có thể là giữa cảnh quan sông nước ấy đã từng tồn tại một số làng chài thủy cư, thủy canh. Sau này, khi các cư dân từ các vùng cao hơn tràn xuống khai thác đồng bằng đã đẩy họ đến các khu vực khác, trong đó có cả một số làng chài - như cách gọi của chúng ta ngày nay.

Đương nhiên, trong suốt hàng nghìn năm sau đó, việc giao lưu vẫn tiếp diễn bằng nhiều cách theo nhiều con đường. Quá trình như vừa nói, cũng đã tích hợp một số đặc trưng về chủng tộc và văn hoá của các cư dân tiền Mã Lai cho việc hình thành cả về mặt chủng tộc lẫn văn hoá của một cộng đồng người mới, mà hậu duệ chính của cộng đồng ấy, ngày nay là tộc người Kinh. Có lẽ bởi do quá trình như vừa đề cập, mà ngày nay trong

văn hoá của tộc người Kinh còn bảo lưu một số yếu tố mang tính chất nguồn gốc Mã Lai.

Qua những cứ liệu vừa trình bày, có thể nghĩ rằng, chất Malayo không phải chỉ ảnh hưởng mà có một số yếu tố đã tham gia cấu thành văn hoá Việt (Kinh). Dĩ nhiên, đối với một số cộng đồng cư dân vạn chài thì có vẻ như là có nguồn gốc trực tiếp từ các cư dân Mã Lai. Cho tới ngày nay, có nhiều nhóm người như người Đản ở vịnh Hạ Long, người Bồ Lô từ Thanh Hoá đến Quảng Bình, một bộ phận cư dân trên phá Tam Giang, người Hạ ở biển Khánh Hòa và dọc theo ven biển miền Trung... mặc dù đã bị Việt hoá, vẫn còn lại các dấu tích cả về cấu trúc thể chất, lẫn sinh hoạt văn hoá không thể chối cãi được về nguồn gốc Malayo - Polynesian.

Đương nhiên các nhóm cư dân như vừa trình bày có thể bởi nhiều nguyên nhân đã chuyển đổi đặc tính tộc người và đã bị Kinh (Việt) hoá hoàn toàn. Từ lâu, họ đã hoà nhập và trở thành một bộ phận trong tộc người Kinh, tộc người đa số ở Việt Nam. Tìm hiểu về nội dung đang bàn hẳn là rất thú vị và có ý nghĩa để hiểu biết về nguồn gốc tộc người của người Kinh, một vấn đề mà cho tới nay chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Đáng tiếc là cho tới nay, vấn đề đang bàn hoặc là được nhấn mạnh thái quá kiểu Bình Nguyên Lộc hoặc là chưa được nhận thức và quan tâm nghiên cứu đúng mức.

CHUÙ THÍCH

1. Bình Nguyên Lộc, 1971.

2. Nguyễn Từ Chi, 1996.

3. Cứ liệu những người này viện dẫn là tục thờ có Ông chỉ phổ biến từ Thanh Hóa trở vào và theo họ đây là khu vực ảnh hưởng của văn hóa Chăm.

4. Trần Trí Dõi, 2000.

5. Nhử treõn.

6. Theo B.G.Vroklage, 1936 thì: Cái thuyền ở trên hòn đảo Tanimbar (phía nam Indonesia) tên là Pra’uw, đây là chiếc thuyền chỉ dùng trong ngày hội mà làng nào cũng có (không phải là loại thuyền nhỏ dùng để đánh cá). Mái nhà thuyền làm sống võng ở giữa, hai đầu hồi nhô lên.

Trong ngày hội tất cả cộng đồng đều có mặt để sinh hoạt trên thuyền.

Đầu phía trước của nhà được gọi là mũi thuyền, đầu phía sau được gọi là đuôi thuyền và bao giờ phía trước của nhà (phía mũi thuyền) cũng hướng ra biển. Hai phía của đường nóc nhà thuyền được trang trí bằng những chạc gỗ được gọt đẽo theo hình sừng bò, gọi là Kora- nghĩa đen là sừng. Thổ dân thường treo lên đó một số bùa. Cái thuyền này được làm từ một cây gỗ dài (độc mộc), phía mũi và đuôi nhô lên cao có trang trí, hai bên mạn thuyền có ghép ván cho cao thành. Thuyền là niềm tự hào của mỗi làng, nó được dùng trong dịp ngày hội: đi đón dâu từ các làng khác; đi thăm làng khác có tính chất nghi lễ; tiến quân đánh nhau... Để “phô trương” thanh thế cho các chuyến đi nghi lễ như vừa nói, thổ dân còn dùng trống mặt da có tang trống bằng gỗ và cồng để tạo âm thanh. Trong chiếc nhà thuyền, các ngày hội lễ của cộng đồng, từ các bậc tù trưởng tôn kính đến những thường dân đều có nơi ngoài theo qui ủũnh..

Ngoài chiếc nhà thuyền, mỗi làng còn có một nơi hội họp gồm nhiều tảng đá lớn gọi là Natar.

Những làng lớn do nhiều làng nhỏ họp thành thì cứ bao nhiêu làng nhỏ có bấy nhiêu nơi hội họp. Nơi họp giống như cái thuyền, ngay cả khi nơi này là một hình tròn người ta cũng gọi

một bên là mũi thuyền, một bên là đuôi thuyền. Trên bãi đá đó có một bệ để đồ cúng tế bằng gỗ hoặc bằng đá cũng có khi là một tảng đá rất lớn.

Người chết thường được chôn đặt nằm trên một cái giá nhưng người ta thích nhất là chôn người chết trong một cái thuyền, với mong muốn hồn người chết sớm về bên kia quê hương nơi biển cả.

Nhà mồ cũng theo hình thuyền - phía bên sống nhà treo những con chim được tạc bằng gỗ.

Quan niệm về hồn người chết:

Người chết có 2 hồn: một về với tổ tiên (đưa bằng thuyền); một quanh quẩn nơi bộ lạc, trú ngụ ở tượng mồ tạc hình bằng đá hoặc bằng gỗ. Họ thường thờ cúng những người sáng lập nên làng. Ở Indonesia, thổ dân không khai phá nhữngvùng đất được coi là đất tổ tiên.

Có 2 loại mái nhà:

- Mái sống thẳng của loại nhà có mái vẩy là loại một sống hai mái.. Còn dạng nhà có mái võng xuống thì gọi là mái hình thuyền, dựa vào ý nghĩa của chính dạng mái nhà đó (tiếng thổ dân ở Indonesia là Prauw, ở Melanesia là Canoe; trên đảo Kel là Belan). Tại quãng giữa của Belan có mái nhô lên rất đẹp đó là chỗ dành cho tù trưởng. Phía mũi thuyền là chỗ để trống, cồng và tù và. Dọc hai bên khoang giữa là chỗ cho thuỷ thủ ngồi chèo thuyền. Có 2 cột để treo cờ, cờ hình tam giác, hoặc đuôi nheo theo hình một con cá, một con rồng hoặc một con chim.

- Tại đảo Banda và đảo Ambon, chiếc thuyền ngày hội có hình con rắn Naga, mái nhà hình thuyền. Nhà người Batak-cả làng Toba- Ba tak đôi khi mái nhà hình thuyền này có gắn tượng hình con trâu hoặc là trên mái hay dưới mái vẩy. Hình trâu này đẽo bằng gỗ có bùa thần bí, phân bố tới tận Aceh (bắc Sumatra).

7. Nguyễn Hữu Thông, 2000.

8. Lê Quảng Nghiêm, 1970; Nguyễn Đăng Vũ, 2000.

9. Trần Quốc Vượng, 2000.

10. Sổ tay các dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000, tr. 39-40.

11. Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đình Chi, Khiếu Lựu Kiều, Quảng Ngãi tỉnh chí. Nam Phong tạp chí, bản đánh máy lưu tại Thư viện tỉnh Quảng Ngãi 1933, tr. 148.

12. Có thể nói, trước đây khi chưa được trang bị công cụ và kỹ thuật hiện đại, đại bộ phận ngư dân chỉ quẩn quanh đánh cá gần bờ, trừ người Bồ Lô là có khả năng đi biển khơi và đi xa.

Với kỹ thuật đi biển điêu luyện, họ có thể nhìn núi, nhìn mặt trời, nhìn trăng, nhìn sao... để định hướng. Khi trời mù mịt không thể nhìn được cái gì thì họ nhìn nước vỗ vào mép thuyền...

Và nhằm “lập bản đồ” để đi dọc theo ven biển mà họ có bài văn vần kể lại các mốc dọc đường đi. Nhật trình được phân thành hai phần: một phần kể ra (kể lên phía Bắc) và một phần kể vô (kể xuống phía Nam). Điểm xuất phát để “ra”, hoặc “vô” là vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay, trước đây gọi là châu Bố Chính. Điểm ra tận vùng biển Thanh Hóa, còn điểm vô tận vùng biển Vũng Tàu - Bà Rịa (Nguyễn Duy Thiệu, 2003).

13. Đại Nam nhất thống chí, 1970.

14. Nhử treõn.

15. Theo cách tính dân tộc học, mỗi đời khoảng từ 20-25 năm.

16. Xem: Nguyễn Duy Thiệu, Về người Bồ Lô, 1989, 1993, 2002.

17. Leâ Quang Nghieâm, 1970, ghi chuù tr. 31.

18. Heine Geldem; Benedict, Paul K,, 1942.

19. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 1998.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách bộ xuất bản, Sài Gòn, 1971.

2. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người. Nxb. Văn hoá Thông tin. Hà Nội, 1996.

3. Đại Nam Nhất thống chí, T. II. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970.

4. Trần Trí Dõi, Về địa danh Cửa Lò, Tạp chí Văn hoá Dân gian, Số 3 (71)/2000, tr. 43-47.

5. Dr. B.G.Vroklage, S.V.D. Das schiffinden megalit kulturen sudest ansiens und der sud- see. Trong: Revul internationalle d’ethnologie et de linguisticque-anthropos. Tập số 5-6/tháng 9-12/1936 (bản dịch tiếng Việt. Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á).

6. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền trung Việt Nam, Nxb.

Thuận Hoá, Huế, 2001.

7. Bob Krauss, Keneti South Seas Adventures of Keneth Emory, A Kolowalu Book, University of Hawaii Press, Honolulu, 1988( 89- 90-91-92-93).

8. Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hoà, Trung tâm Văn bút Việt Nam, Sài Gòn, 1970, ghi chú của trang 131.

9. Trần Quốc Vượng, Việt Nam và biển Đông, Tạp chí Văn hoá Dân gian, Số 3 (71)/2000, tr. 20-27.

10. Nguyễn Đăng Vũ, Văn hoá dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2002.

11. Heine - Geldern, Quê hương và những cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo, Bản dịch từ tiếng Đức, Viện Khảo cổ học.

12. Benedict, Paul K, Thai, Kadai and Indonesian: a new alignment in Southeastern Asia. “American Anthropologiest”, Soá 44, 1942.

13. Condominas G, Ethnologie Regionale du Sud-Est, Ethnologie Regionale II, Encyclopeùdie De La Pleùiade, Paris, 1983.

14. Diệp Trung Bình, Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, 1985.

15. Nguyễn Trúc Bình, Về tộc danh Đản, Sín trong nhóm người Hoa ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh, Thông báo Dân tộc học, Số 1, 1972.

16. Trần Tự Kinh, Nghiên cứu về người Đản, Nxb. “Thương vụ quán” Thượng Hải, năm Trung Hoa Dân quốc thứ 35, năm 1972, Bản dịch tiếng Việt, Viện Dân tộc học.

17. Nguyễn Duy Thiệu, Người Bồ Lô và vạn Kỳ Xuyên, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, 1989.

18. Nguyeón Duy Thieọu, A few features on the way of life of the Bo Lo and other fishing inhabitants at Cua Sot estuarry, Vietnam Social Sciences, Soá 4,1993.

19. Nguyễn Duy Thiệu, Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 2002.

20. Nguyễn Duy Thiệu, Nhật trình đi biển của người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ, Tạp chí Văn hoá Dân gian, Số 6 (90)/2003, tr. 27-32.

21. Nguyễn Duy Thiệu, Các cộng đồng ngư dân thuỷ cư ở vùng biển Việt Nam, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6 (63)/2003, tr. 3-10.

22. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Biển và người Việt cổ, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1998.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 438 - 443)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)