SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 739 - 743)

Ở NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Hình 1 dưới đây cho phép ta so sánh các xu hướng của việc tham gia học tập ở các cấp giáo dục khác nhau ở miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn 1959-2002. Sự gia tăng trong việc trẻ em đến trường trong suốt giai đoạn trên ở miền Bắc cũng như ở miền Nam có tính liên tục.

Vào năm 1954, hai hệ thống giáo dục cùng tồn tại ở Việt Nam: hệ thống giáo dục của Pháp mà người dân bản xứ bị hạn chế tiếp cận, và hệ thống giáo dục được thiết lập ở các vùng được giải phóng từ năm 1945. Cải cách giáo dục năm 1950 lập nên một hệ thống giáo dục chín năm (4/3/2) ở các vùng giải phóng ở miền Bắc, Đông Bắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long (MOET, 1991: 30-31). Hệ thống giáo dục phổ thông(1) được thiết lập tại các vùng giải phóng có bốn bậc, cho phép tiếp cận nhiều cấp thuộc hệ thống giáo dục phổ thông chỉ trong vài tháng (MOET, 1991: 30). Giữa năm 1946 và năm 1954, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 10 triệu người được dạy để biết đọc và biết viết (1991: 55).

Hình 1

Xu hướng của việc nhập học ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam từ 1959-1960/2002-2003

Nguoàn:TCTK, 1975: 463-464; TCTK, 1985: 304, 307-308; TCTK, 1995: 336,344-345, 350-353; TCTK, 2003: 451-453; 458-459; 462-463.

Việc phân bổ học sinh thuộc hệ thống cấp hai, dạy nghề và cấp ba giữa miền Nam và miền Bắc không có trong niên giám thống kê trong suốt thập kỷ 80. Vì vậy, việc này được tính toán trên cơ sở tổng số học sinh trong năm 1984-1985 và việc phân bố học sinh giữa hai miền trong năm 1990-1991.

Việc cải cách giáo dục năm 1956 ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm thống nhất hai hệ thống, và hệ thống giáo dục phổ thông mới là 10 năm (4/3/3)(2). Giáo dục là một ưu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Việc giáo dục hoàn toàn do nhà nước bảo đảm, nhấn mạnh vào giáo dục cơ sở và xoá nạn mù chữ ở người lớn. Trong những năm đầu của nền độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nối lại quan hệ quốc tế và tham gia vào một tiến trình bình thường hoá về chính trị. Hoà bình lập lại cho phép họ phát động các cuộc cải cách lớn chuyển tiếp sang chủ nghĩa xã hội và công cuộc tái thiết đất nước vốn bị cạn kiệt sau cuộc chiến tranh giải phóng(3). Nhưng hoà bình chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn: vào năm 1964, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức phát động cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Nỗ lực chiến tranh là rất quan trọng xét về mặt con người và tài chính, và các cuộc ném bom vào miền Bắc đã tàn phá hệ thống hạ tầng cơ sở, kể cả các trường học, và buộc người dân phải phân tán. Mức thu nhập trên đầu người, vốn đã tăng lên trong giai đoạn giữa năm 1960 và năm 1965, lại giảm sút vào năm 1968, 1969 và 1972 tới các mức còn thấp

1959- 1964- 1974- 1984- 1994- 2002- 1959- 1964- 1974- 1984- 1994- 2002- 1960 1965 1975 1985 1995 2003 1960 1965 1975 1985 1995 2003

Mieàn Baéc Mieàn Nam

1 600 000 1 500 000 1 400 000 1 300 000 1 200 000 1 100 000 1 000 000 900 000 800 000 700 000 600 000 500 000 400 000 300 000 200 000 100 000 0

8 000 000 7 500 000 7 000 000 6 500 000 6 000 000 5 500 000 5 000 000 4 500 000 4 000 000 3 500 000 3 000 000 2 500 000 2 000 000 1 500 000 1 000 000 5 00 000 0

Cấp hai Cấp ba Trung học dạy nghề Giáo dục cơ bản

hơn mức của năm 1960 (TCTK, 1975: 37). Thế nhưng tổng số các trường học lại tăng lên và số lượng giáo viên và học sinh thuộc giáo dục phổ thông cũng tăng gấp đôi(4) (Hình 1 và 2). Trong khi đó, nỗ lực giáo dục người lớn cũng vẫn được tiếp tục. Con số những người mù chữ từ 24,5% trong năm 1960 giảm xuống còn 19,7% trong năm 1975 (MOET, 1991).

Vào năm 1958, nạn mù chữ coi như đã được thanh toán ở miền Bắc (5). Các chiến dịch xoá nạn mù chữ đã được thực hiện với việc sử dụng các nguồn lực tối thiểu vì giáo viên không được trả lương (Ngô Văn Cát, 1965).

Chính phủ có thể tập trung vào việc dạy bổ túc, việc này là nhằm tăng mức giáo dục người lớn, kể cả những người đã bỏ học. Nguyên tắc giáo dục và đào tạo suốt đời được hình thành và tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được với nhiều cấp giáo dục phổ thông, kể cả cấp ba và dạy nghề.

Các nỗ lực đào tạo của cá nhân cho phép họ tiếp cận được với việc thăng tiến trong nghề nghiệp. Dần dần, việc đào tạo giáo viên được tổ chức và hệ thống này được cơ cấu. Việc này cũng được phổ biến thông qua việc tiếp cận được mở rộng hơn đối với các cấp khác nhau trong hệ thống giáo duùc (Martin, 2000: 356).

Hình 2

Xu hướng của số học sinh và giáo viên ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam từ 1959-1960/2002-2003

Nguồn: về số học sinh xin xem hình 1; về số giáo viên: TCTK, 1975: 463-464; TCTK, 1985: 296;

TCTK: 343; TCTK, 2003: 450.

Miền Nam Việt Nam áp dụng cách phát triển ngược lại với cách được áp dụng ở miền Bắc. Thách thức đối với Chính phủ miền Nam và đồng minh Mỹ của họ là phải cho thấy tính hơn hẳn của chế độ thị trường, và các nỗ lực đầu tiên trong viện trợ cho miền Nam Việt Nam đều tập trung

10 000 000 9 000 000 8 000 000 7 000 000 6 000 000 5 000 000 4 000 000 3 000 000 2 000 000 1 000 000 0

500 000 450 000 400 000 350 000 300 000 250 000 200 000 150 000 100 000 50 000 0

Mieàn Nam Mieàn Baéc

1959- 1964- 1974- 1984- 1994- 2002- 1959- 1964- 1974- 1984- 1994- 2002- 1960 1965 1975 1985 1995 2003 1960 1965 1975 1985 1995 2003

Học sinh Giáo viên

vào lĩnh vực kinh tế. Khi xung đột leo thang, viện trợ quân sự trở nên ngày càng quan trọng hơn. Kiểu phát triển do chính quyền Kennedy đưa ra được dựa trên việc đô thị hóa và hiện đại hóa (Feray, 1984: 75-76). Ở vùng nông thôn, người dân phải sống tập trung trong các "ấp chiến lược", trong đó có mọi cơ sở hạ tầng cần thiết, kể cả các trường học. Chiến lược này cuối cùng đã thất bại, và khoảng cách giữa các thành phố, nơi dân số tăng nhanh do chính sách đô thị hóa và do tình trạng người tị nạn gia tăng, và vùng nông thôn nơi du kích hoạt động rất mạnh đã gia tăng nhanh chóng.

Trong tổng số dân khoảng 20 triệu người vào năm 1974, miền Nam Việt Nam có tới 10,5 triệu người tị nạn. Mặc dù có chiến tranh nhưng nền giáo dục ở miền Nam vẫn phát triển, hệ thống giáo dục phổ thông là 12 năm.

Số trường học và lớp học trong niên khoá 1974-1975 đã tăng gấp đôi so với niên khoá 1959-1960, số giáo viên và học sinh đã tăng gấp ba trong giai đoạn trên (xem hình 1 và 2). Vùng thành thị chiếm 22% tổng số trường và 28% tổng số học sinh tiểu học trong niên khoá 1970-1971, chỉ riêng vùng Sài Gòn - Gia Định đã có tới 20% tổng số học sinh tiểu học (Hồ Hữu Nhựt, 1999: trang 91).

Điều 26 của Hiến pháp năm 1956 của nước Việt Nam Cộng hoà quy định rằng "Nhà nước sẽ nỗ lực thực hiện việc giáo dục cơ sở miễn phí và bắt buộc cho mọi công dân" (Ban thư ký Nhà nước về Thông tin: 28).

Nguyên tắc trợ cấp cho các học sinh có năng lực nhưng thiếu tài chính cũng như việc cha mẹ có quyền lựa chọn trường cho con em mình theo học và việc các cá nhân và tổ chức có quyền mở trường đã được xác lập.

Các nguyên tắc trên đã được tái xác lập trong Hiến pháp năm 1967 (OCO, 1967: 2). Nhờ vậy, việc cung cấp các dịch vụ giáo dục ở miền Nam được đa dạng hoá, bao gồm cả trường công và trường tư, đặc biệt là trong hệ phổ thông trung học, dạy nghề và ở cấp ba.(6)

Trong các vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát, việc giáo dục cho trẻ em và dạy học cho người lớn được tổ chức theo các điều kiện tương tự như những điều kiện của thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trước khi giành được độc lập, tức là theo các điều kiện rất khó khăn và với các nguồn lực vật chất và con người rất nhỏ. Theo Võ Nguyên và Lê Tấn Thành, "tới cuối năm 1964, ở các vùng đồng bằng, số học sinh tiểu học đã tăng với nhịp độ khá cao. Theo các con số sơ bộ, các trường tiểu học và trung học được xây dựng lại là 3.119 trường và số học sinh là 629.000 em". (1966).

Hòa bình được lập lại cho phép giải ngũ một phần lớn quân số, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, nhưng không cho phép ngân sách nhà nước được giảm đi. Việc giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng năm 1979 trở nên tốn kém đối với Việt Nam cả vì những chi phí trong suốt 10 năm và vì nguồn viện trợ của Trung Quốc bị cắt. Việt Nam phải chịu lệnh cấm vận quốc tế mà trong đó chỉ có Liên Hợp Quốc và Thuỵ Điển là

không tuân thủ, và phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn viện trợ của Liên Xô. Trong thời kỳ từ khi thống nhất tới khi thực hiện công cuộc Đổi mới, số lượng trường phổ thông giảm sút, nhưng số lớp học mỗi năm lại tăng trung bình 2,3%, số giáo viên tăng gần 3% và số học sinh tăng 1,6% (TCTK, 1985: 287; TCTK, 1993: 204-205; 212).

Tiếp sau việc thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 là việc từ bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, ấn định giá cả, trợ giá và tạo việc làm cho mọi người. Việc giải tán Hội đồng Tương trợ Kinh tế dẫn đến tình trạng cạn kiệt các nguồn viện trợ từ bên ngoài đối với Việt Nam và đất nước này phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Việc chuyển từ nền kinh tế hoạt động theo mệnh lệnh sang nền kinh tế hoạt động theo thị trường đã thay đổi bản chất của việc người dân tham gia vào sự phát triển của hệ thống giáo dục cũng như các quan niệm về phân phối lao động trong lĩnh vực này. Việc xã hội hoá giáo dục đã lên tới mức đòi hỏi cha mẹ phải đóng góp tài chính cho việc đi học của con cái họ, trong khi việc giải thể các hợp tác xã và cải cách lĩnh vực Nhà nước đã tạo ra một khoảng trống, đặc biệt là trong lĩnh vực những năm đầu đời của trẻ em. Giai đoạn phát triển giáo dục này của Việt Nam được biết đến nhiều và được ghi nhận rõ (đọc Martin, 2000; Lê Thạc Căn, 1993; Phạm Minh Hạc, 1991 để thấy thí dụ). Chúng tôi chỉ xin nói rằng, tình hình kinh tế vào cuối 1980 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng nhưng đã sớm được vượt qua. Lệnh cấm vận của Mỹ được dỡ bỏ vào năm 1994 cho phép bình thường hóa tình hình quốc tế của Việt Nam. Các cuộc cải cách và việc nối lại giao lưu quốc tế cũng như dòng viện trợ đổ vào Việt Nam đã dẫn đến một sự tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy một cuộc cải cách về giáo dục. Hệ thống giáo dục được thiết lập trong khuôn khổ của chế độ kế hoạch tập trung đáp ứng nhu cầu của hệ thống kinh tế này, chính vì vậy nó phải được chỉnh lý lại cho phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của một nền kinh tế thị trường, mở ra thế giới.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 739 - 743)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)