GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
IV. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TTHTCĐ LÀ MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI VÀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC (XHHGD)
Khi nói về XHHGD, dễ có tình trạng chỉ nghĩ đến việc khai thác sự đóng góp của các lực lượng xã hội để làm giáo dục mà không thấy một mặt khác là vận động mọi người trong xã hội tham gia học tập, hưởng thụ lợi ích giáo dục như một quyền lợi và đồng thời cũng là một nghĩa vụ đối với bản thân, đối với cộng đồng và đất nước. XHHGD phải tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học thường xuyên, học suốt đời, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học
tập để làm việc tốt hơn. Khi xã hội được học tập sẽ làm XHHGD tốt hơn...
Nhưng muốn thực hiện mục tiêu đó, mọi người phải làm giáo dục, có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giáo dục với tư cách là những chủ thể giáo dục dưới mọi hình thức, khả năng và điều kiện(11). Trong bối cảnh hiện nay, "các TTHTCĐ do cộng đồng thành lập ở các xã, phường, thị trấn là một biểu hiện sinh động của tinh thần XHHGD, hướng tới mục tiêu cao nhất của XHHGD là thực hiện dân chủ hóa giáo dục và giáo dục cho mọi người (12) vì nó "tạo cơ hội và lựa chọn để những người dân cộng đồng có thể học thường xuyên, học suốt đời, vừa làm giáo dục, vừa hưởng thụ giáo dục, xây dựng một xã hội học tập... TTHTCĐ còn là một trong những phương pháp tốt để giải bài toán chi phí - lợi ích trong giáo dục(13).
Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển TTHTCĐ diễn ra với tốc độ khá nhanh và trên diện rộng trong thời gian qua, chúng tôi thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số nhược điểm và tồn tại. Đó chính là nguyên nhân làm cho các hoạt động của các TTHTCĐ chưa thiết thực, hiệu quả và do đó ảnh hưởng không tốt đến sự bền vững cuûa chuùng.
Thứ nhất, sự tham gia của người dân là chưa tích cực, chủ động và đầy đủ, ngay cả khi tham gia chỉ để hưởng thụ giáo dục.
Sự tham gia của người dân trong cộng đồng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của TTHTCĐ, bởi thông qua quá trình tham gia, người dân mới có thể làm chủ, sở hữu những thành quả của quá trình phát triển. Việc người dân tham gia các buổi học tại TTHTCĐ chỉ là sự tham gia ở mức độ thấp nhất, tức là họ mới chỉ tham gia một khâu trong quá trình học tập. Ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang), khi họp bàn để triển khai xây dựng TTHTCĐ, các xã đã làm đúng khi theo đúng hướng dẫn của phòng giáo dục: "Họp các cốt cán, thành phần như ban quản lý trung tâm, dự kiến khoảng 19 - 23 người, là đại diện các ban, ngành, đoàn thể". Nhưng trong buổi lễ ra mắt TTHTCĐ, các xã đã làm sai khi theo đúng hướng dẫn của phòng giáo dục: "Vẫn các thành phần trên, có thêm đại biểu huyện về dự, đã đọc quyết định, Ban quản lý trung tâm trình bày chương trình hoạt động dự kiến"(14). Trong con mắt của người dân nông thôn hiện nay, "các thành phần trên" - những người làm công tác Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể đều là những "cán bộ". Như vậy, chỉ có cán bộ mà chẳng có một người dân nào được tham gia vào quá trình thành lập trung tâm.
Cuộc khảo sát bằng bảng hỏi của chúng tôi cho thấy, đa số TTHTCĐ có văn phòng ở khu làm việc của UBND xã, nhưng 56% người dân được hỏi không biết TTHTCĐ ở đâu và thậm chí không biết xã mình đã có TTHTCĐ hay chưa (Trần Mạnh Cung, 2003). Ở Lai Châu, thực trạng phát triển TTHTCĐ khả quan hơn, nhưng theo báo cáo chuyên đề của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thì: "Nhận thức của nhân dân về GDCĐ còn hạn chế, gây trở ngại cho việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất. Ở một số
xã, thiết bị thường phải để không đúng nơi quy định (như văn phòng UBND xã, trường tiểu học hoặc gia đình người quản lý) để tránh hư hỏng, mất mát"(15). Với sự tham gia ở mức độ thấp của người dân như vậy, chưa thể nói đến việc người dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho TTHTCĐ
"của dân, do dân, vì dân" và chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động cuûa trung taâm.
Thứ hai, các nguồn lực cơ sở vật chất và các phương tiện hiện có tại cộng đồng chưa được huy động tối đa cho các chương trình giáo dục; các dịch vụ, sự kiện, hoạt động chưa được tổ chức ở những nơi dễ tiếp cận nhất để nhiều người có thể tham gia.
Khi báo cáo về hoạt động của TTHTCĐ, hầu hết các địa phương đều cho rằng "điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn" là nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém. Những người có nhiệm vụ triển khai TTHTCĐ ở các địa phương luôn bày tỏ sự mong muốn có một khu riêng biệt cho TTHTCĐ giống như trường tiểu học hoặc trung học cơ sở, nhưng họ không thể có kinh phí và không được cấp kinh phí để làm việc này. Trong khi đó, các phòng giáo dục và đào tạo huyện, với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã thành lập TTHTCĐ thường đưa ra những yêu cầu về cơ sở vật chất cần có, nhiều khi quá cao so với điều kiện của địa phương. Ví dụ, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tân Yên (Bắc Giang) yêu cầu: "Cơ sở vật chất cần có: 1 văn phòng có diện tích 16 - 20 m2, 1 phòng học có diện tích 75 - 100 m2, có đủ bảng, bàn ghế, tăng âm, loa đài; 2 sân cầu lông...(16). Những yêu cầu như vậy làm nảy sinh tâm lý ngại thành lập TTHTCĐ và triển khai các hoạt động, hoặc thành lập xong nhưng nằm im không hoạt động với lý do còn thiếu cơ sở vật chất, hoặc nếu triển khai không tốt thì đổ lỗi cho những thiếu thốn về cơ sở vật chất. Trong khi đó, khá nhiều cơ sở vật chất ở cộng đồng có thể được huy động để triển khai các hoạt động học tập, ví dụ như: hội trường UBND xã, hội trường thôn, các phòng học của nhà trường (vào các buổi tối), nhà dân, các khu vườn, các bãi đất rộng rất sẵn có ở nông thôn... để tiến hành các hoạt động học tập và văn hóa, văn nghệ, thể thao lại không được sử dụng. Bên cạnh đó, một số TTHTCĐ có hoạt động thì địa điểm học tập thường chỉ diễn ra ở một số nơi duy nhất, ngay tại nơi đặt văn phòng TTHTCĐ. Như vậy là, các nguyên tắc "sử dụng tối đa các nguồn lực" và "phân tán" của GDCĐ đã bị vi phạm hoặc chưa được tuân thủ triệt để.
Thứ ba, các chương trình học tập chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người dân.
Với cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, các TTHTCĐ là cơ sở hạ tầng của giáo dục thường xuyên, nhưng ở Lai Châu, người ta không chỉ triển khai 6 lĩnh vực chương trình như UNESCO khu vực đã khuyến nghị(17), mà triển khai thêm các hoạt động xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, đọc sách, văn hóa văn nghệ, tuyên truyền phổ biến
chủ trương chính sách..., tức là thực hiện đồng thời cả 3 bộ phận của giáo dục cho mọi người(18). Đây thực sự là một quyết định rất linh hoạt và táo bạo, dám nghĩ dám làm. Các hoạt động của TTHTCĐ tập trung nhiều nhất vào các nội dung chăm sóc sức khỏe - môi trường (32,09%);
phát triển kinh tế hộ gia đình (29,2%); học bổ túc văn hóa (25,94%); văn hóa, văn nghệ, thể thao (25,71%). Tuy nhiên, Ban quản lý TTHTCĐ chưa đủ năng lực phát triển các chương trình học tập theo nhu cầu của người dân, các hoạt động đều khởi xướng từ cấp trên, bên ngoài. Như vậy, chúng ta chưa thực hiện đúng phương châm "cần gì học nấy", chưa tuân thủ nguyên tắc "tự quyết" của GDCĐ. Điều này nói lên rằng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, chưa bám sát nhu cầu thực tế của người dân và đi trước một bước để đảm bảo có sẵn các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Hơn nữa, nội dung học tập ít có sự liên quan đến các chương trình phát triển KTXH, chương trình phát triển cộng đồng của địa phương. Lý thuyết và thực tiễn chưa gặp nhau, nên tính thiết thực của chương trình học tập chưa rõ, khả năng ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn không cao, học chưa đi đôi với hành, tức là các TTHTCĐ hoạt động chưa có hiệu quả.
Thứ tư, phương pháp giảng dạy ở các TTHTCĐ chưa thực sự phù hợp với người lớn.
Chỉ một số lớp học xóa mù chữ, tập huấn cho giáo viên tiểu học (ở Lai Châu) do ngành giáo dục chỉ đạo và thực hiện, có sự hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật của một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (như UNESCO, Action Aid...), giảng viên là những người có kỹ năng sư phạm, lại còn được tập huấn thêm về phương pháp giảng dạy cho người lớn. Các lớp tập huấn về y tế, chăn nuôi, trồng trọt, khuyến nông, khuyến lâm...
thường do các cơ quan như phòng y tế, phòng nông nghiệp huyện đảm nhận, giảng viên đa số là cán bộ kỹ thuật, không có kỹ năng sư phạm, lại không được tập huấn về phương pháp giảng dạy cho người lớn. Do đó, phương pháp giảng dạy tại các TTHTCĐ chưa thật phù hợp với người lớn ở khu vực nông thôn miền núi. Nhìn chung, giảng viên thường sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, theo kiểu "truyền thụ một chiều",
"thầy đọc, trò ghi". Với đối tượng học viên người lớn ở các vùng nông thôn, miền núi, do trình độ văn hóa thấp, viết và ghi chép là một công việc khá vất vả đối với họ và nó làm mất khá nhiều thời gian trên lớp. Hơn nữa, tài liệu giảng dạy và học tập thường không được biên soạn và trình bày phù hợp, sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, có những hình vẽ, màu sắc sinh động, trực quan. Ở Bắc Giang, tình hình cũng chẳng khả quan hơn chút nào. Là cán bộ làm công tác hỗ trợ phát triển cộng đồng, chúng tôi đã có dịp chứng kiến khá nhiều buổi học khó khăn, buồn tẻ ở các lớp tập huấn khuyến nông. Đó là chưa kể đến các hình thức rút ngắn thời lượng chương trình như học muộn, nghỉ sớm hoặc học dồn, học cố để ngày hôm sau khỏi
phải học, giảng viên "chạy sô" từ lớp này sang lớp khác... Tất cả những điều này dẫn đến chất lượng các khóa tập huấn không cao, do người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Và điều tệ hại nhất là, những kinh nghiệm mà người học tích lũy được trong cuộc sống - kho báu dành cho việc học tập và tính tích cực, chủ động trong học tập, cơ hội cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau của người học, đã bị bỏ đi một cách rất đáng tiếc.
Để TTHTCĐ có thể phát huy tốt hơn vai trò của nó, góp phần đẩy mạnh XHHGD, xây dựng một xã hội học tập, thực hiện dân chủ hóa giáo dục và hướng tới một nền giáo dục cho mọi người, chúng tôi có một số khuyeỏn nghũ nhử sau:
* Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo
1) Cần nghiêm túc xem xét lại thực tiễn xây dựng và phát triển các TTHTCĐ với tốc độ khá nhanh và trên diện rộng trong thời gian qua, tập trung vào các tiêu chí: tính thiết thực, hiệu quả, tác động, ảnh hưởng... để tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và phát triển những thành quả đã đạt được. Theo chúng tôi, một biện pháp tích cực và hiệu quả để đảm bảo sự bền vững của TTHTCĐ là: Ngành giáo dục nên dần dần chuyển giao nhiệm vụ và kinh phí xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục sang cho TTHTCĐ. Hiện nay, các địa phương đều có Hội đồng giáo dục xã với các thành viên là đại diện Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, Ban Giám hiệu trường tiểu học và trung học cơ sở. Công tác xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, phổ cập tiểu học và THCS đang được triển khai rất tích cực. Ở đại đa số các xã, công việc này đều do Hội đồng giáo dục xã kết hợp với phòng giáo dục vừa chỉ đạo, vừa tổ chức thực hiện, có kinh phí, có cơ sở vật chất khá đầy đủ. Bên cạnh đó, lại có Ban quản lý TTHTCĐ, cũng vẫn là các thành viên nói trên, để tổ chức thực hiện những hoạt động GDCĐ trong điều kiện "cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, kinh phí hoạt động thường xuyên chưa có". Làm như vậy là chúng ta đã quá máy móc khi phân chia tôn ti trật tự, phân chia ranh giới quá rạch ròi giữa 3 bộ phận của giáo dục cho mọi người là xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và giáo dục thường xuyên(19). Tất nhiên, TTHTCĐ là một cơ sở giáo dục không chính quy do cộng đồng thành lập, nhưng không có nghĩa là cộng đồng được "khoán trắng" để làm công việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, giáo dục thường xuyên, mà vai trò chỉ đạo của Phòng giáo dục, vai trò tư vấn của Hội khuyến học, vai trò trợ giúp chuyên môn của Trung tâm giáo dục thường xuyên, vai trò cung cấp dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quyết định. Các cơ quan nói trên phải tăng cường liên kết, phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là, "trách nhiệm của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện phải được đề cao hơn nữa, Trung tâm giáo dục thường xuyên phải thực sự coi các TTHTCĐ là vệ tinh của mình". Bên cạnh đó, ngành giáo
dục cũng cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, thù lao thích đáng cho những người làm công tác phát triển TTHTCĐ để họ có thể làm việc đúng hơn, tốt hơn.
2) Cần nghiên cứu sâu hơn để bổ sung lý luận về GDCĐ và TTHTCĐ, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, phát triển TTHTCĐ trong thời kỳ mới. Cách tiếp cận "Reflect" của tổ chức Action Aid có thể là một gợi ý hay để tổ chức quá trình học tập tại các TTHTCĐ. Reflect là cách tiếp cận tư tưởng để triển khai chương trình xóa mù chữ thông qua các kỹ thuật trao quyền cho cộng đồng(20). Cách tiếp cận này được Action Aid phát triển bằng cách kết hợp tư tưởng về những thay đổi xã hội (mối quan hệ giữa giao tiếp, quyền lực, giới) của Paulo Freire, một nhà giáo dục nổi tiếng người Brasil, với các kỹ thuật đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) mà đại đa số các tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng sử dụng để thu thập thông tin cho việc thiết kế các chương trình, dự án.
Reflect được thử nghiệm thành công ở Bangledesh, El Salvador và Uganda từ 1993-1995, rồi được áp dụng ở nhiều nước khác. Năm 1999, Reflect cũng đã được đưa vào Việt Nam (các tỉnh Lai Châu, Bắc Giang...) với tên gọi khác là "Xóa mù chữ với phát triển cộng đồng". Với Reflect, thay cho việc học chữ theo một cuốn "sách vỡ lòng" được các nhà giáo dục soạn sẵn như trước đây, những học viên trong lớp xóa mù chữ cùng nhau tự tạo ra tài liệu học tập của riêng mình. Đầu tiên, các học viên cùng nhau mô tả, phân tích thực trạng của cộng đồng và đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà họ tự xác định thông qua việc vẽ trên mặt đất những bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng, các hình vẽ đồ họa và thông qua một số phương thức giao tiếp khác như kể chuyện, đóng kịch, múa hát... Như vậy, mỗi bài học của Reflect không bắt đầu bằng một mã hiệu hoặc chữ cái, mà bằng một hình vẽ đồ họa. Sau đó, các hình vẽ trên mặt đất được chuyển sang một quyển vở bằng cách dán vào vở các biểu tượng đồ họa làm sẵn, tương đương với các hình vẽ trên mặt đất. Sau nữa, học viên tự viết vào vở của mình, bên cạnh mỗi hình vẽ, các chữ, câu... để mô tả hình vẽ đó. Theo chúng tôi, việc học tập tại một TTHTCĐ cũng nên theo một quá trình tương tự như vậy để chương trình, nội dung học tập được gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển cộng đồng, qua đó đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và sự bền vững cuỷa TTHTCẹ.
* Đối với các cộng đồng
1) Để phát huy đầy đủ sự tham gia của người dân vào hoạt động của TTHTCĐ, Ban quản lý trung tâm cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi về GDCĐ và TTHTCĐ để mọi người dân ý thức sâu sắc được rằng học tập là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, TTHTCĐ ra đời để tạo thêm cơ hội và sự lựa chọn việc học tập của họ, đem lại những lợi ích thiết thực cho họ. Vai trò, trách nhiệm của các nhóm, tổ chức, đoàn thể cần được phát huy hơn nữa. Bởi vì, thành viên của các nhóm, tổ chức,