RA VỚI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 515 - 521)

Trần Trọng Đăng Đàn*

Hội nhập văn hóa luôn gắn liền với giao lưu văn hóa. Càng mở rộng giao lưu văn hóa, sự hội nhập văn hóa càng diễn biến sôi động hơn, đồng thời phức tạp hơn. Sự giao lưu được mở toang ra trên toàn bộ các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật... thì sự hội nhập văn hóa càng bội phần sôi động, bội phần phức tạp. Mở toang việc giao lưu mà không định hướngrất tai hại. Tai hại bằng, nếu không nói là hơn, cả sự bế quan tỏa cảng. Đó là nói về sự hội nhập văn hóa quốc tế vào quốc gia. Nhưng, phạm vi của “hội nhập” không phải chỉ có một chiều. Cùng với sự hội nhập từ quốc tế vào quốc gia luôn luôn có sự hội nhập từ quốc gia vào quốc tế. Lại còn một khía cạnh khác không kém phần quan trọng là hội nhập văn hóa quá khứ vào văn hóa hiện đại. Nói cách khác, có sự hội nhập mang tính chất đồng đại gắn với sự hội nhập mang tính chất lịch đại. Sự hội nhập văn hóa đồng đại luôn có tính chất hai chiều: hội nhập từ quốc tế vào quốc gia và hội nhập từ quốc gia vào quốc tế. Còn trong hội nhập văn hóa lịch đại thì có sự hội nhập từ văn hóa quá khứ của quốc gia vào văn hóa hiện đại của quốc gia; có sự hội nhập từ văn hóa quá khứ của quốc tế vào văn hóa hiện đại của quốc gia; đồng thời có sự hội nhập giữa văn hóa quá khứ của quốc gia vào văn hóa hiện đại của quốc tế; có sự hội nhập giữa văn hóa quá khứ của quốc tế vào văn hóa hiện đại của quốc tế. Trong quá khứ, văn hóa quốc gia và văn hóa quốc tế cũng đã liên tục có những hội nhập qua lại, đồng thời có sự hội nhập chồng chéo với văn hóa quá khứ của quá khứ đó nữa... Để thuận lợi trong việc luận giải về những vấn đề đang đặt ra trong sự hội nhập văn hóa, xin lược bỏ đi tất cả những chi tiết ngoại lệ và khái quát toàn cảnh của sự hội nhập văn hóa lại, chúng ta có thể có được một bản lược đồ như dưới đây:

Bản lược đồ HỘI NHẬP VĂN HÓA

* Phó Giáo sư, Tiến siõ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Việt Nam.

VHHẹQG VHHẹQT

VHQKQG VHQKQT

1 2

3 4

6 5

Ghi chú: 1. Các mũi tên mang số chỉ chiều hướng các tuyến hội nhập.

2. Vieát taét:

VHHĐQG = Văn hóa hiện đại quốc gia;

VHHĐQT = Văn hóa hiện đại quốc tế;

VHQKQG = Văn hóa quá khứ quốc gia;

VHQKQT = Văn hóa quá khứ quốc tế.

Xem xét sự vận động trong hội nhập văn hóa, muốn được cụ thể, cần phải lấy một tiết diện thời gian. Đồng thời cũng cần thấy rõ rằng sự vận động của hội nhập là những quá trình, cho nên tiết diện thời gian đó không phải là một giờ, một ngày, một tháng, một năm... mà có thể là rất dài.

Chẳng hạn là mười năm, như Liên hợp quốc đã từng phát động và Đại hội đồng 22 của UNESCO (1983) đã từng thông qua: Nghị quyết về Thập kỷ phát triển văn hóa (viết tắt TKPTVH) từ năm1988 đến năm1997...

Trong hội nhập văn hóa, với Việt Nam trước tiên là phải chuẩn bị “nội lực” để tiếp nhận sự hội nhập của văn hóa quốc tế vào và để từ nội lực của mình có được những gì gọi là văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam mà quốc tế chịu tiếp nhận. Sự chuẩn bị này phải mang tính chất toàn diện, nhưng trước hết là sự chuẩn bị một hệ thống lý luận về thế nào là “văn hóa” và thế nào là “văn hóa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa”;

thế nào là “bản sắc dân tộc”“bản sắc dân tộc của một Việt Nam” với 54 dân tộc hợp lại là như thế nào,... Mấy mươi năm nay, đặc biệt là trong vài thập kỷ vừa qua, tại Việt Nam các vấn đề đó đã được nêu ra, đã được thảo luận và đã có được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng tầm cỡ của các kết quả đó chưa tương xứng với yêu cầu về mặt lý luận để có thể làm nền tảng bảo đảm cho tính hiệu quả cao của tuyến hội nhập 1 và đặc biệt là tuyến hội nhập 2 đã ghi trên bản lược đồ. Trong hệ thống lý luận mà Việt Nam cần hoàn chỉnh thì lý luận về “định hướng” là đặc biệt quan trọng. Nếu lý luận về định hướng chưa hoàn chỉnh tới một độ tương đối nào đó mà chúng ta cứ mở toang cánh cửa cho hội nhập, cho giao lưu, trong đó có hội nhập, giao lưu văn hóa thì, như đã nói ở trên, khó có thể tránh khỏi tình trạng hại nhiều hơn lợi.

Ở trên chúng tôi vừa lưu ý đặc biệt đến tuyến hội nhập 2 ghi trên bản lược đồ, tức là tuyến hội nhập văn hóa quốc tế vào quốc gia là bởi vì trên thực tế của thế giới nhiều thập kỷ qua, lịch sử đã để lại cho Việt Nam một nội lực văn hóa không thuộc hàng các nước mạnh nhất, trong khi Việt Nam phải luôn đối đầu với sự hội nhập vào các luồng văn hóa của các nước thuộc hàng mạnh nhất. Nói “đối đầu” là bởi vì các nước có nội lực văn hóa mạnh không phải văn hóa của họ chỉ mạnh về mặt tốt mà còn mạnh về cả những mặt mà, đối với Việt Nam, lại là xấu. Cho nên, trong tuyến hội nhập 2 hết sức cần một lý thuyết hoàn chỉnh về tiếp thu có chọn lọc, có phê phán, có sáng tạo - một sự đúc kết lý luận nghe có vẻ giản dị,

nhưng thực chất là rất sâu sắc, rất quan trọng mà trước đây có một thời, sự đúc kết lý luận đó mới chỉ được Việt Nam xem như là một phương châm, và gần đây có nhiều lúc, chính ở Việt Nam, nó lại hầu như không được nhắc tới! Trong những bước phát triển lý luận của thời gian tới, bản thân lý thuyết về tiếp thu có chọn lọc, có phê phán, có sáng tạo văn hóa của nước ngoài hội nhập vào Việt Nam cần phải được xem như là một di sản lý luận văn hóa của quá khứ và đến lượt nó, nó cũng phải được kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo. Song song với vấn đề đó, một vấn đề cấp thiết nữa đang đặt ra với Việt Nam thời gian tới là phải hoàn chỉnh, dù là tương đối, hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp thu, tiếp nhận văn hóa.

Đối với các tuyến hội nhập 3 và 6, tức là tuyến hội nhập văn hóa quá khứ của quốc gia Việt Nam và văn hóa quá khứ của quốc tế vào văn hóa hiện đại của quốc gia Việt Nam thì vấn đề kế thừa đặt ra cũng phải bám rất chặt lý thuyết về chọn lọc, phê phán sáng tạo. Trong vấn đề kế thừa truyền thống văn hóa, cần đặc biệt lưu ý rằng, văn hóa quá khứ để lại cho Việt Nam ngày nay ít nhất là ba phần: Thứ nhất là phần tốt cần kế thừa; thứ hai là phần văn hóa mà xưa kia, đối với xã hội đương thời, nó vốn tốt, nhưng ngày nay đã không còn thích hợp, thậm chí đã trở thành xấu, cần phê phán để dẹp bỏ và thứ ba là phần văn hóa, vốn xấu từ thời điểm nó xuất hiện, nhưng quá trình lưu truyền trong xã hội nó không bị gạt bỏ. Phần thứ ba này, ngày nay Việt Nam nhất thiết phải phê phán mạnh và gạt bỏ thẳng tay. Điều này, trong mấy thập kỷ vừa qua Việt Nam vẫn làm, nhưng hình như thiếu đồng bộ về cả 3 mặt và có khi bị lẫn lộn. Mong sao thời gian tới sự lẫn lộn được chấm dứt và sự đồng bộ được tạo dựng bền vững.

Cho đến đầu thế kỷ XXI này, một vấn đề đang đặt ra thuộc loại phức tạp nhất đối với Việt Nam là chấp nhận sự giao lưu, hội nhập văn hóa trong sự tác động vô cùng mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trường. Từ thế giới nhập vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam xuất ra thế giới một sản phẩm văn hóa với tư cách là một công cụ để truyền bá tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nghệ thuật cao đẹp... là khác xa, nếu không nói là hoàn toàn khác, với việc xuất, nhập một sản phẩm văn hóa với mục đích thu lợi nhuận về tiền bạc. Vấn đề đặt ra vô cùng khó đối với Việt Nam những năm vừa qua và có lẽ cái khó ấy còn tiếp tục kéo dài suốt nhiều năm sắp tới là Việt Nam phải phấn đấu để đạt cho được cả hai.

Nghĩa là sản phẩm văn hóa mà Việt Nam xuất ra, nhập vào, kể cả các sản phẩm văn hóa Việt Nam kế thừa của quá khứ, các sản phẩm văn hóa quá khứ của Việt Nam đưa vào để hội nhập với văn hóa hiện đại của thế giới... đều phải vừa là những sản phẩm nhằm thu “lời lãi” cao về mặt truyền bá tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nghệ thuật...; vừa phải thu được lời lãi về mặt tiền bạc đúng theo nghĩa vật chất cụ thể. Để có thể tin được kết quả đúng “định hướng”, những nước thật giàu có về kinh

tế đã chịu bỏ ra một số tiền bạc, của cải vật chất để làm ra, để xuất ra nước ngoài những sản phẩm văn hóa mà có thể không cần thu được lời, hoặc thậm chí bị lỗ về mặt tiền bạc. Ngược lại, có những nước do kinh tế chậm phát triển nên tuy biết rằng cần phải sản xuất ra những sản phẩm văn hóa nhằm chủ yếu truyền bá tư tưởng hay tình cảm đẹp, bản sắc dân tộc đậm đà... nhưng do tiền của không có để bù lỗ, cho nên đành chịu bó tay; và trong giao lưu, trong hội nhập văn hóa, đương nhiên, những nước này phải gánh chịu phần thua thiệt. Việt Nam nhất thiết không chịu bó tay, không chịu thua thiệt về mặt hiệu quả tinh thần, đồng thời Việt Nam cũng không thể chi phí bao cấp cho văn hóa có định hướng với những điều kiện vật chất khiêm tốn mà Việt Nam có thể có.

Công việc khó khăn này Việt Nam đã tiến hành gần hai mươi năm qua với vô số những mắc mớ, nhưng cũng đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Vấn đề đặt cho Việt Nam thời gian tới ở khía cạnh này là phải phát huy mạnh mẽ những kết quả khiêm tốn đã có trong thời gian vừa qua, vận dụng sức sáng tạo mới để giành những thành tựu mới – những thành tựu quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có định hướng vững chắc trong hoàn cảnh mở rộng giao lưu, mở rộng hội nhập.

Đối với Việt Nam hiện nay, một vấn đề nóng bỏng nữa đang đặt ra trong quá trình thực hiện hội nhập văn hóa thời gian tới là: Thực hiện hội nhập văn hóa có định hướng trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão và tác động ào ạt vào hầu như toàn bộ các khía cạnh của văn hóa Việt Nam. Theo bản lược đồ ở trên thì tuyến 3 là tuyến hội nhập văn hóa quá khứ quốc gia vào văn hóa hiện đại quốc gia. Văn hóa quá khứ muốn hội nhập vào văn hóa hiện đại phải thông qua việc phục hồi, phục hiện, lưu giữ, truyền bá văn hóa quá khứ theo định hướng của Việt Nam. Và khi văn hóa quá khứ quốc tế truyền bá vào, hội nhập vào văn hóa hiện đại Việt Nam, bằng tuyến hội nhập 6 của bản lược đồ cũng theo định hướng của họ. Mà định hướng của họ không phải luôn luôn không trái với, hoặc không phải luôn luôn phù hợp với định hướng của Việt Nam... Mặt khác, cũng thông qua phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại, tuyến hội nhập 4 của bản lược đồ đang chuyển tải vào văn hóa hiện đại quốc tế một khối lượng di sản lớn, quý mà phần đóng góp của văn hóa quá khứ Việt Nam theo tuyến hội nhập 5, xem chừng quá ít ỏi. Ít ỏi không phải vì di sản văn hóa quá khứ của chúng ta nghèo nàn mà chủ yếu vì chúng ta nghèo nàn và lạc hậu về phương tiện khoa học, kỹ thuật để phục hồi, phục hiện, lưu giữ và nhất là truyền bá nó. Nói lên điều này chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về một sự kiện đang làm nức lòng nhân dân cả nước Việt Nam. Đó là cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Ba Đình - Hà Nội. Mong sao những cơ quan có thẩm quyền cao nhất; các vị lãnh đạo, quản lý cao nhất của đất nước đặc biệt quan tâm và quan tâm một cách rất thiết thực, cụ thể đến cuộc khai quật này; xóa bỏ đi mọi sự ràng buộc,

đầu tư tới mức cao nhất các phương tiện khoa học, công nghệ hiện đại nhất để công cuộc khai quật to lớn này thu được kết quả mỹ mãn nhất, bổ sung xứng đáng cho kho tàng văn hóa quá khứ của Việt Nam. Xóa nghèo di sản văn hóa quá khứ Việt Nam là cơ sở để tạo dựng sự giàu có của văn hóa Việt Nam hiện đại!

Nói tới hội nhập, giao lưu văn hóa phải nói tới phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó sự tiến bộ về khoa học, công nghệ góp phần rất lớn. Chỉ trong vòng vài thập kỷ lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển từ báo viết, báo tiếng... đến báo hình; thông tin, lưu trữ từ hữu tuyến, vô tuyến... đến vệ tinh viễn thông, máy fax, băng từ, băng vidéo, máy vi tính, sách ghi âm, sách thu hình, thu tiếng vào đĩa mềm, vào đĩa CD ROM, hệ thống Internet, thư điện tử... Tất cả các phương tiện khoa học, công nghệ hiện đại ấy giúp cho phía chủ thể hội nhập chuyển tải cực nhiều, loan truyền cực nhanh, thâm nhập cực sâu, tác động cực mạnh vào khách thể hội nhập. Trình độ và nội lực của quốc gia Việt Nam về mặt khoa học, công nghệ nói chung, đặc biệt là khoa học, công nghệ phục vụ cho giao lưu, cho hội nhập văn hóa thời gian qua tuy đã nâng lên nhiều, nhưng xét trên tầm chung của thế giới thì vẫn đang ở mức độ thấpyếu. Thay trí sáng tạo, thay sự thông minh vào chỗ khiếm khuyết đó như thế nào; vận dụng phương châm “đi tắt đón đầu” như thế nào để đừng chuốc lấy thua thiệt quá nhiều, tụt hậu quá xa trong cuộc giao lưu văn hóa từ nay về sau là những vấn đề đang đặt ra thuộc loại bức thiết nhất đối với Việt Nam. Để góp phần tích cực vào việc khuếch trương hiệu quả sự thành công trong công cuộc hội nhập văn hóa thời gian qua, trên phương diện khoa học, công nghệ, có lẽ một trong những điều cần làm trước tiên là rút ra những bài học kinh nghiệm của quá khứ gồm: Cả bài học kinh nghiệm thành công lẫn bài học kinh nghiệm thất bại. Qua tất cả các loại bài học đó của thời gian qua, phải chăng Việt Nam đã có thể có được một trong những kết luận thuộc loại căn bản là: Tất cả những thành tựu của khoa học, công nghệ chỉ có thể và cần phải tìm cách sử dụng chúng, chuyển chúng theo phương hướng có lợi cho ta... Mọi sự cấm đoán, ngăn chặn, khước từ việc phát huy các thành tựu khoa học, công nghệ vào cuộc sống nói chung, vào đời sống văn hóa nói riêng, đều uổng công. Khoa học, công nghệ phát triển, tác động tích cực đến cuộc sống xã hội loài người nói chung, văn hóa nói riêng mà người Việt Nam, văn hóa Việt Nam phải tạo mọi điều kiện tốt để nhanh, nhạy tiếp nhận, hội nhập sáng tạo chúng vào đời sống, làm cho văn hóa Việt Nam nhanh chóng được nâng cao. Ngay cả những trường hợp nếu tiếp nhận chúng thì chúng sẽ cạnh tranh với những gì vốn đã thành truyền thống văn hóa nghìn xưa của Việt Nam. Nó cạnh tranh với văn hóa Việt Nam thì văn hóa Việt Nam phải phấn đấu, nâng văn hóa của Việt Nam lên; chọn lọc, sáng tạo di sản văn hóa quá khứ của Việt Nam để tạo nội lực mà tự vệ.

Ở đây, một sự câu nệ giản đơn sẽ tức khắc đẩy lùi văn hóa, văn minh

của Việt Nam lại một bước. Mà không cần đẩy lùi mới tụt hậu. Đứng lại hoặc tiến chậm cũng tức là tụt hậu rồi.

Việt Nam hội nhập với văn hóa thế giới, cũng như tiếp nhận văn hóa thế giới đều phải có định hướng của mình; đồng thời thế giới tiếp nhận văn hóa Việt Nam, hội nhập văn hóa vào với Việt Nam cũng theo định hướng của hoù. Tỡm cho được khớa cạnh định hướng đồng hướng để tiếp nhận nhau và luôn luôn phải minh mẫn để nhận biết những khía cạnh nào là định hướng trái hướng để loại bỏ nhau, khước từ nhau. Điều này sẽ liên quan tới vô số vấn đề khác khá phức tạp, nhưng quan trọng và phức tạp nhất là khía cạnh pháp lý trong hoạt động văn hóa, văn nghệ;

đặc biệt là pháp lý trong kinh doanh văn hóa, văn nghệ. Sự hình thành từng bước các luật văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua là những bước tiến bộ rất đáng mừng, nhưng còn quá xa để đạt tới một độ hoàn chỉnh tương đối, từ đó có thể làm cơ sở cho pháp lý - cả công pháp, cả tư pháp - trong công cuộc giao lưu, hội nhập văn hóa mà Việt Nam sẽ phải đương đầu thời gian tới.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 515 - 521)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)