ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CHA MẸ VÀ THAY ĐỔI CỦA NHÓM ĐOÀN HỆ TRONG ẢNH HƯỞNG GIA ĐÌNH: HỒI QUY THEO HÀM XÁC SUẤT

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 576 - 579)

CƠ HỘI HỌC HÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẠT ĐƯỢC Ở VIỆT NAM

IX. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CHA MẸ VÀ THAY ĐỔI CỦA NHÓM ĐOÀN HỆ TRONG ẢNH HƯỞNG GIA ĐÌNH: HỒI QUY THEO HÀM XÁC SUẤT

đối với trình độ học vấn không giống nhau giữa các tầng lớp xã hội và tại mỗi cấp giáo dục. Phân tích sau đây đề cập tới sự bất bình đẳng trong trình độ học vấn tại mỗi giai đoạn.

Những tác động của các nhân tố tầng lớp xã hội đối với trình độ học vấn cho mỗi cấp trong 5 tiến trình đi học sử dụng phân tích xác suất đa biến. Những biến phụ thuộc cho mô hình này là tỉ lệ người đạt đến một cấp chuyển đổi giai đoạn nhất định sau khi đã hoàn thành một cấp chuyển đổi trước đó. Những đường hồi quy cho thấy giá trị căn hệ số hồi quy xác suất Exp (b) đối với mỗi biến độc lập. Giá trị này cho thấy một sự khác biệt trong tỉ lệ xác suất đạt được một cấp học nào đó giữa phân nhóm đã cho và phân nhóm quy chiếu của một biến độc lập. Giá trị của các phân nhóm quy chiếu được lấy là 1. Nếu giá trị của Exp (b) lớn hơn 1, phân nhóm cụ thể trong vấn đề đang xem xét có tỉ lệ xác suất đạt được một cấp giáo dục nhất định cao hơn phân nhóm quy chiếu.

Những giải thích được đơn giản hoá bằng việc tính tỉ suất của tỉ lệ xác suất của những kết quả khác nhau các cách tính số năm đi học căn cứ vào đặc điểm của cá nhân, gia đình và vốn xã hội. Khả năng học hết một bậc chuyển tiếp tăng lên nhanh chóng theo thời gian như là kết quả của việc mở rộng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trong 50 năm từ sau khi đất nước độc lập. Việc thiếu hụt hệ thống giáo dục phổ thông trong thời kỳ thuộc địa đã tạo ra khoảng cách rất lớn về trình độ giáo dục đạt được giữa đoàn hệ sinh trước năm 1938 và đoàn hệ sinh năm 1996-1975.

Bên cạnh ảnh hưởng về sự có mặt của trường học, ước lượng tỷ lệ xác suất cho thấy cơ hội cao hơn để hoàn thành một cấp học của các cá nhân sinh ra ở đô thị và/hay có bố mẹ làm các công việc chuyên môn. Những người không theo tôn giáo nào dường như có cơ hội hoàn thành một cấp học lớn hơn so với những người theo đạo Phật hoặc đạo Thiên chúa, Cao đài và Hoà hảo. Bất bình đẳng về giới và thành phần dân tộc trong trình độ học vấn luôn đứng ở mức cao và không đổi trong mô hình hồi quy ước lượng cơ hội hoàn thành một cấp học. Theo đó, tỷ lệ xác suất hoàn thành mỗi cấp học của những người không phải là dân tộc Kinh thấp hơn 4 lần so với người là dân tộc Kinh. Về vấn đề khác biệt giới, tỷ lệ xác suất để một phụ nữ hoàn thành mức học phổ thông cơ sở thấp hơn khoảng 31 lần so với nam giới. Và tỷ lệ xác suất để một phụ nữ hoàn thành một cấp học cao hơn dường như tăng rất chậm. Ở cấp hoàn thành trung học phổ thông, tỷ lệ xác suất phụ nữ vượt qua cấp này chỉ bằng một nửa tỷ lệ này của nam giới.

Trái với việc hoàn thành bậc học phổ thông cơ sở, tỷ lệ xác suất vào học trung học phổ thông dường như ít phụ thuộc vào sự mở rộng của hệ thống giáo dục. Chẳng hạn, tỷ lệ xác suất vào học trung học phổ thông và tỷ lệ xác suất học xong bậc học này của thế hệ sinh trong khoảng 1945- 1965 cao hơn khoảng 1,15 lần so với tỷ lệ xác suất nhập học của thế hệ sinh sau đó từ 1966 đến 1975. Từ kết quả trên, dường như tỷ lệ người hoàn

thành cấp học này của đoàn hệ sinh ra và lớn lên trong thời gian chiến tranh cao hơn so với thế hệ lớn lên và đi học sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Kết quả này đưa đến một nhận xét khái quát rằng sự mở rộng giáo dục ở Việt Nam đã không tăng thêm bắt đầu từ đoàn hệ sinh trong thời kỳ 1966-1975. Cho dù hai đoàn hệ cuối khá tương đồng về tỷ lệ học vấn đạt được, các cơ hội học hành có khuynh hướng gia tăng sự phụ thuộc vào ảnh hưởng của bố mẹ và nơi sinh.

Phân tích so sánh theo đoàn hệ nhằm tìm ra những thay đổi về ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế-xã hội của gia đình tới trình độ học vấn đạt được qua các giai đoạn trong lịch sử. Các kết quả từ nghiên cứu tương quan trong các mô hình này đều cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ về giới và vị thế kinh tế-xã hội của cha mẹ tới trình độ học vấn đạt được của các cá nhân ở tất cả các thế hệ.

Tầm quan trọng của vị thế kinh tế xã hội của cha mẹ đối với học vấn đạt được của con cái dường như được gia tăng theo thời gian. Vào thời điểm hệ thống giáo dục quốc gia mới được thiết lập, tỷ lệ xác suất hoàn thành mỗi một cấp học dường như chỉ phụ thuộc rất lớn vào vị thế kinh tế-xã hội của cha mẹ và giới tính của người đi học. Tuy nhiên, khuynh hướng ảnh hưởng tới trình độ học vấn đạt được của cá nhân đã phân tầng mạnh mẽ hơn ở các đoàn hệ trẻ nhất. Cùng với quá trình phát triển của hệ thống giáo dục hiện đại, trình độ học vấn đạt được phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế-xã hội, chẳng hạn như vị thế của cha mẹ, nơi sinh, dân tộc và giới. So sánh giữa bốn nhóm đoàn hệ cho thấy ảnh hưởng về vị thế kinh tế-xã hội của cha mẹ đã trở nên mạnh mẽ hơn trong mô hình hồi quy dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng tới cấp học đã hoàn thành ở các đoàn hệ trẻ hơn. So sánh ảnh hưởng của học vấn và việc làm của cha mẹ tới xác suất hoàn thành cấp học của cá nhân cho thấy rằng các thế hệ cũ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ vị thế của cha mẹ khi họ học lên cấp học cao hơn. Khuynh hướng này trái ngược hẳn với các thế hệ trẻ khi ảnh hưởng của cha mẹ thường khá mạnh mẽ ở các cấp học ban đầu và giảm mạnh sau khi họ đã lên tới bậc trung học. Thế hệ sinh trong thời kỳ chiến tranh từ 1945 đến 1965 dường như chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ vị thế kinh tế xã hội của cha mẹ tới việc hoàn thành mỗi cấp học, đặc biệt là đối với cấp phổ thông cơ sở. Sau đoàn hệ này, đã diễn ra sự suy giảm trong tỷ lệ xác suất hoàn thành cấp học trung học cơ sở dưới ảnh hưởng của vị thế kinh tế xã hội của cha mẹ tới xác suất hoàn thành các cấp học của thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời hậu chiến. Kết quả từ mô hình hồi quy cho thấy khác biệt trong xác suất các cá nhân có bố làm nghề nông và các nghề chuyên môn dự đoán việc hoàn thành một cấp học đã thu hẹp lại.

Ảnh hưởng về giới đối với trình độ học vấn đạt được đã giảm xuống qua thời gian. Tuy nhiên, phụ nữ dường như vẫn có ít cơ hội hơn nam giới trong quá trình hoàn thành cấp học phổ thông cơ sở và cấp trung học ở tất cả các đoàn hệ được nghiên cứu. Khác với kết quả nghiên cứu của Trương và cộng sự (1998) cho thấy không có sự khác biệt về giới trong

trình độ học vấn đạt được của thế hệ trẻ, kết quả hồi quy xác suất cho thấy ảnh hưởng về giới tới việc học hành vẫn tồn tại trong thế hệ trẻ nhất của mẫu nghiên cứu. Ảnh hưởng về giới được thể hiện rõ ràng trong mô hình dự đoán xác suất học hết cấp phổ thông cơ sở và trung học cơ sở, và trở nên gần như bình đẳng về giới ở cấp trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 576 - 579)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)