QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 468 - 476)

Nguyễn Xuân Tảo*

Văn hóa bao giờ cũng gắn với dân tộc và mang bản sắc dân tộc. Có dân tộc là có văn hóa. Văn hóa phát triển cùng với sự phát triển dân tộc.

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững những tinh hoa của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong loái soáng”(1).

Bản sắc dân tộc trong văn hóa thường được biểu hiện thông qua các bình diện: Văn học, nghệ thuật, hệ tư tưởng và hệ giá trị; phong tục, tập quán, lối sống và lễ hội; truyền thống dân tộc, tính cách con người, các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, khoa học công nghệ của dân tộc... Các bình diện đó được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, từng bước khẳng định các dấu ấn đặc trưng của dân tộc. Bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa là thống nhất, nếu như không nói là đồng nhất. Cho nên, nếu đánh mất văn hóa cũng có nghĩa là mất dân tộc.

Nhìn lại quá trình phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam, do phải đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm lược trong nhiều thế kỷ, lại phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nhân dân Việt Nam thời nào cũng vậy đều có bản lĩnh và sức mạnh để giữ gìn và phát huy nền văn hóa của dân tộc mình, vừa phải đối kháng quyết liệt trước sự cưỡng chế của văn hóa ngoại bang, vừa phải biết đồng hóa những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác để không ngừng bổ sung và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

* Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Việt Nam.

Nhờ đó mà nhân dân Việt Nam chẳng những đã đứng vững mà còn phát triển trên dải đất này trải qua mấy nghìn năm lịch sử.

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập đang tác động mạnh vào nền văn hóa của các dân tộc. Phải chăng trong quá trình hội nhập, các nền văn hóa dân tộc bị đồng hóa không còn giữ được những bản sắc riêng của mình nữa?

Một số các nhà lý luận văn hóa phương Tây đang cổ vũ cho xu thế này.

Họ cho rằng, thế giới đã bước vào thời kỳ khoa học công nghệ và các sản phẩm của nó hiện đại đủ sức thâm nhập vào mọi quốc gia, kèm theo đo,ù văn hóa của các nước công nghiệp phát triển phương Tây lan tỏa vào các nước khác dưới mọi hình thức và đang lôi cuốn lớp trẻ chạy theo cái gọi là “văn hóa hiện đại” ấy, thứ văn hóa “chạy theo mốt” của thời đại.

Họ đã không thấy rằng, văn hóa tuy có mối liên hệ với kinh tế và khoa học công nghệ, nhưng vẫn có quy luật và cấu trúc nội tại. Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập không chỉ có một chiều, vì nếu một chiều thì trước sau sẽ đi đến lệ thuộc mà là sự liên kết hai chiều, quá trình đồng hóa và dị hóa.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang là một đòi hỏi khách quan của thời đại nhằm đạt tới sự liên thông kinh tế giữa các quốc gia để phát huy tối ưu sức mạnh và tiềm năng kinh tế của từng quốc gia và khu vực, càng thúc đẩy mạnh sự giao lưu nhiều hơn nữa các giá trị văn hóa của các dân tộc trong khu vực, cũng như trên phạm vi toàn cầu. Quá trình đó đang diễn ra ở Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước.

Quốc tế hóa về kinh tế và đời sống xã hội đang là một yêu cầu của phát triển để đẩy mạnh qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Kinh tế và văn hóa có những mối liên hệ mất thiết với nhau, mặc dù văn hóa có những quy luật vận động khác với kinh tế, nhưng đã chấp nhận toàn cầu hóa về kinh tế thì không thể phủ nhận toàn cầu hóa về văn hóa. Đó cũng là một tất yếu.

Nhưng toàn cầu hóa về văn hóa không phải để đi tới một nền “văn hóa nhân loại”, mà phải bằng phát huy, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Không phải ngẫu nhiên “ rối nước” Việt Nam được hoan nghênh nhiệt liệt ở tất cả các nước mà đoàn đến biểu diễn từ Á sang Âu, cho đến Bắc Mỹ, cũng như vẻ đẹp của tà áo dài phụ nữ Việt Nam được cả thế giới ca ngợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một câu nói nổi tiếng: “Phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc, tức là ta cùng đi tới nhân loại”(2).

Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một phạm trù bất biến và khép kín mà là một phạm trù động và mở. Nó hình thành và phát triển gắn liền với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và địa lý của quá trình dựng nước, giữ nước,

của qúa trình liên tục sáng tạo những giá trị văn hóa nội sinh kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa ngoại sinh. Để có được bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân Việt Nam không chỉ đổ mồ hôi mà còn đổ cả máu trong quá trình lịch sử lâu dài hàng nghìn năm.

Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, công nghệ tin học, công nghệ sinh học và sinh sản vô tính... đang tạo nên những kỳ tích mà chỉ trước đây không lâu còn là mơ ước. Song, chỉ sau vài thập kỷ, một bộ phận lớn nhân loại mà trước hết lại là các quốc gia công nghiệp giàu có đang phải đối mặt với một nghịch lý của sự tăng trưởng đời sống vật chất và sự suy giảm đời sống tinh thần. Kisora Mababani, Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Singapo, là chủ nhiệm Trường Cao đẳng Dân sự, đã viết trên tờ “Washington Quarterly” của Mỹ:

“Đã một thời các nước châu Á hướng tới nước Mỹ tìm kiếm những chỉ dẫn cho đường đi nước bước nhằm thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn. Bây giờ người ta không nghĩ như thế nữa? Vì trong con mắt người châu Á, xã hội Mỹ mục nát tới tận đáy. Từ năm 1960 đến nay dân số nước Mỹ tăng 41%, trong khi các chỉ số khác trong cùng thời gian tăng nhảy vọt đáng sợ: tội ác bạo lực tăng 560%, số con hoang tăng 419%, ly hôn tăng 400%, trẻ em chỉ có cha hoặc mẹ tăng 300%, tỷ lệ tử vong vị thành niên tăng 200%, còn chỉ số năng khiếu giảm 80 điểm...

Dân Mỹ sống trong xã hội được quảng bá là “tự do”, nhưng rồi cá nhân không có tự do, nhất là ở các thành phố lớn. Họ phải giam mình trong các ngôi nhà kiên cố. Mỗi khi ra khỏi nhà, họ phải suy năm tính bảy trước khi tới nhà hàng xóm, bởi vì họ luôn cảm thấy bị bạo lực đe dọa. Không phải châu Á đã hoàn hảo mọi mặt, nhiều thành phố như: Thượng Hải, Bo bay, Bangkok, Jakata vẫn còn những xóm nghèo hơn cả Háclem... nhưng không có ở đâu xã hội lại suy đồi nhiều như ở Mỹ.

Có lẽ vì châu Á hạt nhân cộng đồng xã hội là gia đình sống hòa đồng trong xã hội, mỗi gia đình có trách nhiệm về sự tiến bộ hoặc thụt lùi của cộng đồng... Gia đình hạnh phúc tạo nên xã hội lành mạnh, làm cho xã hội ngày càng hòa đồng.

Người châu Á coi sự đổ vỡ gia đình và trật tự xã hội ở Mỹ đồng nghĩa với sự mất tự do của một cá nhân bé nhỏ. Cái cá nhân ấy trở thành mối đe dọa của xã hội nếu nó là một tội phạm, một tên khủng bố, một đứa trẻ cầu bơ, cầu bất, một con nghiện. Nghĩa là mỗi người là sản phẩm lôgích của xã hội. Mỗi cá nhân và xã hội đều có trách nhiệm với nhau và vì nhau.

Rõ ràng xã hội Đông Á ngày càng lôi cuốn bởi trong đó từng gia đình ổn định và hạnh phúc”(3) .

Khi đến dự Đại hội lần thứ 3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại Việt Nam, khai mạc tại Hà Nội ngày 27-4-2003, ông Chuck Searey, Trưởng đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, khi trả lời câu hỏi về tình hình

nhân quyền ở Mỹ hiện nay, đã nói: “Nỗi ám ảnh và lo sợ nhất của tôi là nước Mỹ có nhiều nhà tù và tội phạm nhất thế giới“(4).

Đến thăm nước My,õ điều mà người ta dễ dàng cảm nhận được, là một xã hội kỷ luật, trật tự giao thông được tổ chức tốt, hệ thống xa lộ thật vĩ đại. Mọi người hối hả, vội vã làm ăn để kiếm sống. Kỹ thuật điện tử và tin học được ứng dụng rộng rãi. Quan hệ con người được “kỷ luật hóa”

và “điện tử hóa”. Tuy nhiên, quan hệ xã hội nhân văn, quan hệ người với người đích thực đang bị mờ nhạt, nếu không nói là cách biệt. Cái tôi kinh tế, cái tôi kỹ thuật đang lấn át cái tôi cộng đồng xã hội, cái tôi nhân văn.

Ngoài đường phố không lo cướp giật, không lo ăn cắp vặt nhưng lại lo không đảm bảo an toàn, an ninh xã hội. Khi thấy có người kêu cửa, nếu không biết chắc là người quen, thì không được mở cửa và cũng không bao giờ được đứng một mình ngoài cửa nhà. Những căn nhà trong một đường phố cụt lại là những nhà có giá, vì tương đối đảm bảo an ninh hơn.

Kẻ tội phạm ít dám hình sự ở đây vì khó có lối thoát nhanh chóng. Người Mỹ có một quan niệm: “Người nợ nhiều là người công dân tốt”. Đơn giản, vì họ là những người có khả năng trả nợ, càng trả nợ càng được cho vay, càng trở thành người nợ nhiều. Còn kẻ không nợ nần gì là những kẻ thất nghiệp, vô gia cư, nên không có ngân hàng nào cho họ vay cả! Hằng tháng, với mức lương của một cử nhân, phải chi trả nhiều khoản: tiền trả góp nhà, trả góp xe, trả góp những tiện nghi đắt tiền trong nhà, trả tiền bảo hiểm y tế cho bản thân và cho con cái, tiền bảo hiểm nhà, tiền đảm bảo an ninh, cả tiền bảo hiểm vật nuôi (nếu có)... tổng cộng có khi hết 60% thu nhập. Rõ ràng tư bản tài chính, ngân hàng đã chi phối cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư và qua đó hằng năm họ thu được những khoản tieàn keỏch xuứ.

Nước Mỹ đã tạo ra được xã hội mọi người phải lao vào kiếm tiền và chạy theo các “lạc thú tiêu dùng” hay có thể gọi là “lạc thú mua sắm”.

Còn con người thì trở nên cô đơn trong một cộng đồng người với các tiện nghi vật chất khá đầy đủ, nhưng nền tảng xã hội là gia đình đang bị phá vỡ. Lớp trẻ tự nhiên phải đi tìm sự an ủi bằng ma tuý và tình dục, đi liền với hai thứ này là hành vi bạo lực, phá phách, chống đối, tâm lý nổi loạn bắn giết vô cớ, khi sẵn có vũ khí trong tay. Nhiều khi họ lại đặt niềm tin vào các giáo lý hoang đường. Không có gì ngạc nhiên, một nước Mỹ có khoa học công nghệ cao và giàu có, lại có hơn 2.000 giáo phái khác nhau theo đủ các thứ giáo lý kỳ quái của những dị nhân. Hóa ra, một nước Mỹ kiên cường với kinh tế và khoa học công nghệ vào loại mạnh nhất thế giới lại đang đứng trước những khủng khoảng tinh thần xã hội không dễ gì có thể vượt qua. Chính Bill Clinton hồi còn làm tổng thống cũng đã phải thừa nhận: Các vấn đề khó khăn của chúng ta vượt quá tầm của chính phủ. Những khó khăn đó bắt nguồn từ sự mất mát những giá trị tinh thần”.

Toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập với thế giới đã tạo điều kiện cho các dân tộc giao lưu với nhau, bổ sung và làm giàu cho nền văn hóa của mỗi nước. Để phát triển không chỉ hội nhập kinh tế mà còn cần mở rộng sự giao lưu quốc tế về văn hóa là yêu cầu khách quan đối với mỗi quốc gia khi gia nhập vào cộng đồng văn hóa nhân loại. Muốn vậy, mỗi dân tộc một mặt phải biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, mặt khác cần phải biết kiểm định các giá trị văn hóa của dân tộc mình, cần đề cao tinh thần tích cực năng động của nhân tố chủ quan, bảo đảm những cái hay, cái đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc mình được tiếp tục hoàn thiện và phát triển lên một trình độ cao hơn, mới hơn. Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là văn hóa đã qua đi, đã “chết” cần được lưu giữ trong các viện bảo tàng và tìm cách phát huy nó trong điều kiện mới, mà còn là văn hóa đang

“sống”, đang tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập của dân tộc với thời đại. Bản sắc văn hóa là một nhân tố của sự phát triển dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự đoàn kết dân tộc, động viên mọi tầng lớp xã hội có thể vượt qua mọi trở ngại khó khăn trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Khi đánh mất bản sắc văn hóa thì tâm lý sùng ngoại sẽ phát triển và khả năng bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị là khó tránh khỏi. Ngày nay, văn hóa còn được coi như một thứ “quyền lực mềm”, bên cạnh “quyền lực cứng” là quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Thông qua thứ quyền lực này, các thế lực chính trị phản động đang tìm cách bằng nhiều con đường, nhiều hình thức với các phương tiện thông tin khoa học công nghệ hiện đại tác động hằng ngày, hằng giờ vào mọi tầng lớp của nhân dân của mọi vùng miền trên đất nước ta, âm mưu thực hiện các ý đồ chính trị đen tối làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm chủ quyền quốc gia, phá hoại Chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mới có thể bảo vệ sự an toàn của văn hóa dân tộc, cũng có nghĩa là góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Nhưng cũng không vì giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà phục hồi những giá trị lạc hậu, lỗi thời hay nghi ngại, tự ti không chủ động tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới trong văn hóa nhân loại. Đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng không được xem thường, hạ thấp văn hóa của dân tộc khác theo tinh thần của chủ nghĩa sôvanh.

Việt Nam có một sự ưu thế là sự đa dạng về văn hóa với những truyền thống văn hóa lâu đời của 54 dân tộc khác nhau. Cần phải bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hóa ấy trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cho các dân tộc cùng phát triển, nhất là góp phần khắc phục nhanh chóng tình trạng chậm phát triển hiện nay ở nhiều vùng của nhiều dân tộc thiểu số trong điều kiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển cơ chế thị trường và hội nhập với thế giới ở tất cả các vùng miền của Việt Nam. Cần tiếp tục khảo sát để tìm hiểu sâu sắc và

đầy đủ hơn nữa các giá trị văn hóa của các dân tộc ở tất cả các địa bàn;

cần có chuẩn mực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ấy, xác định cái hay, cái đẹp để bảo tồn và phát huy, cái lạc hậu, hủ tục cần phê phán và bài trừ. Ngay cái tốt đẹp cũng cần có cách làm phù hợp với điều kiện mới hiện nay, không nên khuôn mẫu theo một mô hình có sẵn và cũng không có một công thức chung duy nhất, phổ biến ở mọi dân tộc, bởi vì văn hóa là như vậy, sự khác nhau giữa văn hóa với kinh tế và khoa học kỹ thuật là ở chỗ đó.

Để làm việc này, trước hết, phải có thái độ tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc. Cần khắc phục tâm lý tự ti trong đồng bào dân tộc, kể cả các cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, cứ cho cái gì của dân tộc mình cũng là lạc hậu, lỗi thời; lấy văn hóa của người Kinh, văn hóa đồng bằng, văn hóa đô thị, cho đó là chuẩn của văn hóa, làm định hướng cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tự chối bỏ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều đó tự nhiên sẽ đưa tới xu hướng đồng hóa về văn hóa, tạo ra một thứ văn hóa chung đơn điệu và lạc lõng thiếu động lực phát triển không chỉ đối với dân tộc mình mà cũng kìm hãm sự phát triển chung của đất nước, làm cho các thành phần dân tộc sẽ cũng mai một dần đi, sự đa dạng dân tộc và đa dạng văn hóa trước sau sẽ bị thủ tiêu. Một tổn thất mà lịch sử không bao giờ chấp nhận. Cũng cần hết sức tránh thói áp đặt từ trên xuống để phân định thế nào là văn hóa hay chưa văn hóa hoặc không văn hóa, và cũng không thể lấy tiêu chuẩn văn hóa của dân tộc này áp đặt cho dân tộc khác. Phải thấy rằng, văn hóa chỉ trở thành động lực phát triển dân tộc và xây dựng khối đoàn kết dân tộc, khi người dân được trực tiếp tham gia vào quá trình đó và chính họ nhận thấy được bảo đảm lợi ích của mình. Gần đây, việc phát triển các tours du lịch sinh thái miệt vườn vùng sông nước miền Tây Nam Bộ đã minh chứng điều đó. Hay việc thay đổi cải tiến một số họa tiết và chất liệu dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm để làm tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng đó, vừa thiết thực cải thiện đời sống cho bà con, vừa bảo tồn và phát huy một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm. Còn ở xã Vĩnh Trường (An Phú – An Giang), để triển khai kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa xã hội làng Chăm, trưởng ấp đã mời Giáo cả Thánh đường ấp La Ma (một ấp toàn đồng bào Chăm) bàn chuyện vận động bà con xóa bỏ các hủ tục. Ông A Mách có ba cô con gái đều đến “tuổi cập kê” nhà nghèo, nhưng vì luật cấm cung, nên cả ba cô đều ở nhà chơi, còn để hai vợ chồng già phải nai lưng làm lụng để nuôi con. Khi luật cấm cung được dỡ bỏ, phụ nữ Chăm từng bước tham gia lao động và các phong trào văn xã, ba cô đã bước ra xã hội và kiếm việc làm nuôi cha mẹ.

Việc phòng tránh thai, sinh đẻ có kế hoạch vốn là chuyện “tối cấm kỵ”

của người Hồi giáo, cũng được các cặp vợ chồng trẻ chấp nhận, qua sự vận động của địa phương. Trong văn hóa. mọi chủ trương phải hết sức

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 468 - 476)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)