“Kiến trúc cần thiết cho xây dựng nhà ở…”(14) và là một bộ phận trong quá trình xây dựng nhà ở. Kiến thức về môi trường xây dựng và con người sử dụng những không gian này để làm việc, sống và vui chơi có thể là thông tin quý giá hàm chứa những mẫu thiết kế đẹp và xấu cho từng loại nhà ở cụ thể và các nhu cầu riêng. Con người ở các cấp độ khác nhau có quyền với khả năng và trách nhiệm kiến tạo, thiết kế và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh họ. Mỗi người, từ những người làm công tác quy hoạch đô thị, kiến trúc sư, nhà thiết kế, kiến trúc sư về cảnh quan, các chính trị gia đến những người trực tiếp sử dụng và sở hữu, đều có khả năng đóng một vai trò nhất định trong việc gây ảnh hưởng đến môi trường mà chúng ta sở hữu, và ở mức độ nhất định, xác định những không gian mà chúng ta sống, làm việc và vui chơi trong đó.
Đầu những năm 20 thế kỷ XIX, “trào lưu hiện đại” trong kiến trúc mà đứng đầu là kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng về tầm nhìn, Le Corbusier và những người khác, đã phát triển những ý tưởng có tính cách mạng về tư duy và kiến tạo một không gian kiến trúc thành phố mới. Trước ý tưởng này đã tồn tại tư tưởng hiện đại sớm hơn nhiều, nhưng Le Corbusier đã chuyển hóa nó thành một trào lưu phong cách trong kiến trúc. Bản chất của tư tưởng hiện đại đã định hình tư tưởng đô thị mới với những kế hoạch nhà ở sang trọng của những khái niệm không tưởng, theo một cách thức có thể là điều mà tôi đã kết luận và đặt cho thuật ngữ là kiến trúc “đơn thuốc”.
Giống như một bác sỹ, trong hoàn cảnh thế này, một kiến trúc sư trước hết phải khám những triệu chứng của bệnh nhân, cụ thể ở đây là khảo sát điều kiện môi trường xây dựng; thứ hai, bác sỹ phải khám và chẩn đoán bản chất của căn bệnh, ở đây chính là kiểm tra những suy thoái trong môi trường xây dựng; và cuối cùng, thay cho một đơn thuốc để chữa trị, thì cấp đơn giảm đau, nghĩa là đơn thuốc dựa trên những triệu chứng và sự hạn chế về thuốc thang, đặc biệt khi bệnh chưa được chẩn đoán trước. Nội dung của tư tưởng hiện đại thể hiện sự xuất phát từ nhu cầu cần có và thực hiện một lối sống “hiện đại”. Những triệu chứng của sự hạn chế mang tính xã hội và những áp lực về môi trường đô thị đã đòi hỏi phải có sự thay đổi, điều này đã khiến Le Corbusier và những nhà có tư tưởng hiện đại khác ở thời kỳ đó đi đến một mô hình đô thị hiện đại mới dựa trên một nền tảng mà chỉ có kiến trúc mới tạo ra được.
Kiến trúc trong những năm 60 đã trở lại xem xét mô hình hiện đại theo kiến trúc phong cách đơn thuốc ở trên. Mô hình/phương pháp tiếp cận
hiện đại thiếu hẳn một sự cân bằng vốn có giữa tạo lập không gian và thiết kế kiến trúc cho cuộc sống. Kiến trúc theo mô hình hiện đại đã không (trong nhiều phương diện) tạo ra được một cảm nhận về nơi chốn, quy mô kế hoạch đô thị và đi vào những lĩnh vực khó khăn nhưng rất quan trọng của cộng đồng, địa bàn, nhà ở, và khu vực công vốn được thiết kế dựa trên tư liệu đọc rất cụ thể và sự hiểu biết về bối cảnh liên quan. Phong cách hậu hiện đại, một thuật ngữ do Charles Jenks sử dụng để diễn tả về một thời kỳ ảo tưởng về phong cách hiện đại. Phong cách hiện đại đã hứa hẹn quá nhiều trong những lý thuyết phức tạp, cho rằng cuộc sống dựa trên kiến trúc. Thực tiễn được hợp lý hoá và lý thuyết hoá.
Rất nhiều sự thay đổi trong các trường phái tư tưởng về chủ đề không gian, xã hội và kiến trúc đã dẫn đến sự đánh giá lại vai trò và mục đích của kiến trúc sư với tư cách là một nhà thiết kế không gian và người kiến tạo nơi ở. Sự chuyển đổi về tư tưởng đã cho biết và xác định được những giá trị cốt lõi của kiến trúc đối với việc kiến tạo nơi ở, thiết kế không gian có con người và vì con người. Sự phát triển của nhu cầu văn hoá, xã hội cũng như sự nhân rộng và phát triển kiến trúc đã cân bằng được về thẩm mỹ, hình thái và phong cách, trong khi vẫn có giải pháp thích hợp trong một xã hội đang chuyển đổi chưa từng có như TP. HCM.
Kiến trúc đi tìm sự bao che và thoả mãn theo cách mà sự hài hoà về kiến trúc đã phát triển thành một phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành hơn. Điều này nhằm tạo một môi trường hỗ trợ có xét đến sự phát triển về xã hội, văn hoá, thể chất và tâm lý cho người sử dụng, người sở hữu hay khách đến tham quan. Kiến trúc chủ yếu tập trung vào việc đề cao giá trị của nhu cầu người sử dụng, tương tự như trong nhiều thế kỷ nó đã đề cao tính thẩm mỹ của ngôi nhà và phong cách kiến trúc. Cần phải thừa nhận bản chất đa diện của môi trường xây dựng. Tính phức hợp của thiết kế kiến trúc vượt xa việc xây dựng một ngôi nhà, nhưng lại đi thẳng vào trọng tâm ý nghĩa của nó cho cuộc sống.
Quá trình thiết kế hình thức nhà ở trong kiến trúc bắt đầu với câu hỏi
“Điều gì sẽ cho biết hay định hình thiết kế của ngôi nhà này và nó sẽ phục vụ ai?” (một lời mô tả ngắn gọn về thiết kế). Một câu trích dẫn phổ biết hơn thường được nêu trong giới kiến trúc là câu nói của kiến trúc sư nổi tiếng Mies Van de Rohe, trong đó ông nêu một câu hỏi với các kiến trúc sư và nhà thiết kế khi tiến hành thiết kế và xây dựng nhà ở là, “…hình thức đi theo chức năng”. Mies sử dụng “hình thức”; không loại trừ việc xem xét đến hình thái, mà còn ám chỉ trật tự không gian và cách bài trí, quy mô và vật liệu, và “việc định hình” chung, tạo lập hay làm không gian, và
“chức năng” với nghĩa là lao động, mục đích, các hoạt động và những vấn đề cần thiết cho cuộc sống.
Nếu các mẫu thiết kế nhà ở sử dụng nguyên tắc “hình thức đi theo chức năng”, thì về lý thuyết, sẽ thật đơn giản để đánh giá sự thành công và thất
bại của mẫu thiết kế, đơn giản là đánh giá mức độ “hình thức” đã đáp ứng (đi theo) “chức năng”, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, khó khăn trong việc phân tích và đánh giá sự thành công của mẫu thiết kế nảy sinh khi việc đánh giá sự thành công là kết quả không chỉ của việc tiến hành các hoạt động tổ chức không gian (chức năng và không gian) mà còn là yếu tố quyết định nhận thức của người sử dụng; trước hết là chất lượng không gian, và thứ hai là sự thoả mãn về vật chất và tâm lý. Điều này thực sự khó khăn khi hai khía cạnh đó được định hình bởi hoàn cảnh cá nhân của người sử dụng.
Seamon và Mungerauer cho rằng khía cạnh không gian của nhà ở, cộng đồng và thành phố không phải là những khái niệm cuối cùng. Họ thừa nhận thách thức của hai khía cạnh đó, nhưng cho là không rõ ràng, vì đơn giản rằng chúng không chỉ là những vấn đề không gian vật chất, mà còn là “[những] ngọn hải đăng dẫn dắt chúng ta đến một sự nhận thức sâu sắc hơn về bản thân và thế giới” (1985, tr. 9). Đây cũng là chủ đề Kevin Lynch (1990) tập trung cho bài viết của ông. Chất lượng cảm nhận của “nơi ở”, nhà ở-cộng đồng-thành phố là những công cụ để hiểu bản chất bên trong của những suy thoái trong các thành phố. Làm “vô trùng” những khu nhà ở đô thị có nghĩa là làm giảm giá trị của những “nơi” mà chúng ta sống.
Tài liệu viết về môi trường đô thị có cả “ý nghĩa vật chất lẫn nhận thức”, và Lynch viết rằng chúng ta là những cư dân sống trong những không gian, mà môi trường xây dựng đô thị - xét về cá thể và tâm lý - đã tổ chức “hoạt động nhận thức về thành phố” của chính chúng ta (Lynch 1960).
Chính vì vậy, cần thừa nhận và chấp nhận rằng có những mối liên kết quan trọng tồn tại giữa con người và môi trường xây dựng mà họ làm việc và sống trong đó. Nghiên cứu mối quan hệ quan trọng này đòi hỏi phải có sự hiểu biết cụ thể về con người, cộng đồng và môi trường xây dựng đã được định hình dưới nhiều cấp độ giao thoa văn hoá-xã hội. Cấp độ giao thoa trực tiếp nhất trước tiên bắt đầu từ nhà ở. Điều kiện nhà ở được xác định bằng môi trường xây nhà trong quận - cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng hình thành lên cấu trúc của môi trường thành phố rộng lớn hơn ở TP. HCM. Mặc dù vậy, cần thừa nhận rằng thiết kế và xây dựng nhà ở có mối liên kết trực tiếp đến sự nắm bắt về các khía cạnh không gian của cuộc sống và phúc lợi. Cần hiểu rằng nhà ở vẫn tồn tại và hoạt động theo đúng chức năng trong những điều kiện và môi trường địa phương rất cụ thể. Môi trường đó không chỉ đơn thuần là nền tảng cho xây dựng nhà ở, mà còn là môi trường cho các hoạt động và giao thoa mang tính nhân văn, cho biết môi trường sống của người dân TP. HCM.
Mối quan hệ giữa “nơi ở”(15) và con người trong môi trường thành phố được thừa nhận và chấp nhận rộng rãi là phức tạp, chằng chịt và đa diện.
Nó kích thích nhiều hoạt động nghiên cứu trên một loạt các lĩnh vực: xã hội học, tâm lý học, sinh thái học, nhân chủng học, địa lý học, sử học, xây
dựng kế hoạch, kiến trúc, các khái niệm và lý luận về đô thị. Việc xem xét “các sân khấu” xã hội con người, tìm hiểu mối quan hệ có tính tượng trưng ngày càng phát triển gắn kết giữa con người với nơi ở chính là nền tảng của các khái niệm và lý luận về trật tự và thiết kế không gian.
Những khái niệm và lý luận được suy luận và phát triển nhằm cho thấy ý nghĩa của liên minh giữa nơi ở và con người này bắt nguồn sâu sắc từ cội rễ của nhu cầu về không gian nhà ở và phát triển cùng với tiến trình tiệm tiến làm suy giảm những khía cạnh của mối quan hệ trong một vài môi trường của thành phố lớn hơn của chúng ta, bao gồm môi trường nhà ở, môi trường xung quanh, cộng đồng, quận và trên hết là thành phố. Sự xuống cấp này được Schneekloth & Shibley mô tả là cần thiết khi đề cập đến việc xây dựng môi trường vật chất và tinh thần.
“... để làm cho nơi ở của chúng ta có ý nghĩa...biến những nơi đó thành nhà ở của chúng ta, môi trường xung quanh chúng ta, nơi làm việc và vui chơi của chúng ta-không chỉ thay đổi và gìn giữ thế giới vật chất cho cuộc sống; mà còn là cách để chúng ta kiến tạo cộng đồng của chúng ta và liên hệ với những người khác” (Schneekloth & Shibley 1995, tr.1).
Mối liên hệ cộng đồng, như Henri Lefebvre định nghĩa trong cuốn sách Xây dựng Không gian (1991) là “một kiến thức có giá trị về không gian phải giải quyết được vấn đề về việc xây dựng nó”. David Harvey nhắc lại mối quan ngại của Lefebvre và đề cập tiếp đến việc thiết lập tiêu chuẩn kép cho việc thiết lập và tạo dựng không gian với ý nghĩa là nơi ở trong cuốn sách Từ không gian đến nơi ở và ngược lại của ông. Harvey kiên quyết cho rằng “không có chỗ... cho chính trị để xếp đặt hoạt động xây dựng từ... vật liệu, các hoạt động mang tính biểu trưng và đại diện, trong đó các hoạt động này với ý tưởng theo cách mà các cá nhân đầu tư vào nơi ở và do đó làm tăng quyền tập thể của họ thông qua đầu tư đó”. Đầu tư, như Anne Spirn trong cuốn sách của mình Ngôn ngữ của cảnh quan đã mô tả là “thẩm mỹ của thiết kế đô thị phải bắt nguồn từ các quá trình bình thường của thiên nhiên và cuộc sống”.
Đồng thời, nó cũng đòi hỏi nhiều ngành phải tham gia theo cơ chế liên ngành để đi xa hơn hệ thống giá trị từng ngành, coi đó là phương thức phát triển cách nhìn tổng quan và đem lại sự tổng hợp phân tích những nguyên tắc trong thiết lập, tạo dựng và thúc đẩy phúc lợi cá nhân và tập thể. Để định nghĩa về phúc lợi, Rapoport trong cuốn sách Khía cạnh con người trong hình dáng đô thị đã xác định nó là “sự nhận thức về chất lượng môi trường”. Theo đó, ông diễn giải hai phần hoàn toàn riêng biệt theo sự phức tạp của chúng.
“Phần đơn giản hơn liên quan đến những khía cạnh như không khí, nước và dân số, hậu quả của dân số quá đông, suy thoái các nguồn, phóng xạ, dân số gia tăng và các vấn đề tương tự. Những khía cạnh này
chúng ta có thể gọi là những khía cạnh vật chất và sinh hoá của môi trường sống, và chúng ta cũng đã thấy là những khía cạnh này phần nào xét về chủ quan đã được đề cao. Sự giải thích một cách phức tạp hơn có liên quan đến những chất lượng ít xác định và có khả năng thay đổi hơn của môi trường tự nhiên và do con người tạo ra. Môi trường này làm thoả mãn con người, sự cảm nhận về chất lượng được thấy trong mọi hoạt động; những tác động tích cực và tiêu cực đối với con người, hành vi hay hiệu quả hoạt động và ý nghĩa của nó. Những khía cạnh này có thể được gọi là những khía cạnh tâm lý và văn hoá-xã hội của môi trường, và đây là những khía cạnh làm chúng ta phải quan tâm (Rapoport 1997, tr. 61)”.
Mặc dù đây chưa phải là định nghĩa kết luận, song nó thu hút sự quan tâm đến khía cạnh kép của vấn đề phúc lợi. Khía cạnh đơn giản hơn có thể được đánh giá sâu sắc, trong khi khía cạnh phức tạp hơn mang cảm tính nhiều hơn, đề cập một cách tương đối chứ không thể hiện tính tuyệt đối. Đây là điều Daniel Stokols (1987) đã chia thành khía cạnh công cụ và khía cạnh tượng trưng. Cho dù được áp dụng dưới bất kỳ tên nào, cuối cùng có hai phạm trù rất riêng và quan trọng. Những phạm trù này không được loại trừ khi điều tra về chất lượng môi trường không gian, đặc biệt là chất lượng nhà ở.
Qua cấu trúc đô thị của TP. HCM, rõ ràng là môi trường xây dựng của thành phố này được hình thành lên chủ yếu bằng nhiều kiểu nhà ở khác nhau, xác định được cấu trúc vật chất của thành phố. Những kiểu nhà ở này bao gồm: nhà ở tạm, nhà ở kết hợp với cửa hàng, nhà ở dân dã, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại và “nhà khách/nhà trọ thương mại- dân cư”(16). Tất cả các kiểu nhà như thế này đã được quan tâm đáng kể từ khi tiến hành chính sách đổi mới.
Tôi đã nhấn mạnh đến môi trường xây dựng nhà ở không chỉ là một kiểu mái ấm hay các thành tố xây dựng trong cảnh quan đô thị của TP.
HCM, mà còn là một cách nhìn nhận quan trọng vào cách người dân của TP. HCM sống. Báo cáo này chuyển từ vấn đề không gian nhà ở, cộng đồng và thành phố thông qua việc chuyển từ quy mô đại thành phố của TP. HCM sang cấp độ vi mô của các kiểu nhà ở. Đổi mới và bổ sung sẽ tiếp tục làm thay đổi TP. HCM, làm cho nó trở nên phức tạp hơn và đông dân hơn. Sự chuyển đổi này sẽ tiếp tục làm thay đổi môi trường nhà ở mà người dân của TP. HCM sống, làm việc và vui chơi trong đó. Cần có nhận thức sâu sắc hơn về môi trường mà chúng ta sống trong đó để có được sự lành mạnh về xã hội và kinh tế của TP. HCM.
Chúng ta sẽ ngày càng quan tâm đến ngôi nhà của chúng ta nếu có một trật tự có ý nghĩa nào đó trong những ngôi nhà đó;... nếu chúng ta có thể thực sự sống ở trong những ngôi nhà đó, trong không gian của chúng, xem chúng như là của riêng chúng ta theo những cách thoả mãn; nếu