PHÁT HIỆN VÀ NHẬN THỨC BAN ĐẦU

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 291 - 296)

TƯ LIỆU MỚI VÀ NHỮNG GIẢI TRÌNH

I. PHÁT HIỆN VÀ NHẬN THỨC BAN ĐẦU

ĐÁ CŨ (Palaeolithes) ở miền Đông Nam Bộ (Việt Nam) là vấn đề đã cũ, chí ít cũng đã hơn ba thập kỷ, khi mà nhà Đệ tứ kỷ học người Pháp Edmond Saurin ghi khắc tên mình vào “lịch sử nghiên cứu văn hóa vật chất thời viễn cổ của con người” ở rìa nam đất liền Đông Nam Á bằng các chuyên khảo về:

“Đá cũ vùng Xuân Lộc” và “Những quan sát tiền sử mới phía đông Sài Gòn

(Saurin, E. 1968, 1971).

“Trên mảnh đất này”, ở Hàng Gòn 6, ở độ sâu 40cm trong tầng đất đỏ rìa chân tây bắc quả đồi cấu trúc đá (275m) nằm trên bậc thềm cao độ 225-235m thuộc địa phận ấp Nhân Gia (hay Lô Than, xã Thới Giao) cách núi Cẩm Tiêm phía nam 3,5km và cách Xuân Lộc phía bắc 7km, E. Saurin đã tìm thấy cả sưu tập bao gồm:

3 rìu tay (biface) hình ellip hay oval (11 x 9 x 4,2; 10,8 x 7,7 x 3,8;

10 x 6,2 x 3cm) dạng “Acheul cổ điển” (Acheuléen classique) giống những chiếc rìu ghè “2 mặt hình oval” và kiểu rìu “có mặt sử dụng bên hông” (hachereaux à plan de frappe latéral) ở Maroc (Biberson, 1961) và rìu tay “abbevillo-acheuléens” ở Chauntra, thung lũng Soan phía tây baộc Pakistan (De Terra – Paterson, 1939; Movius, 1949). 5 coõng cuù “tam diện” (Trièdres), với 1 chiếc ghè đẽo toàn bộ cả 2 mặt (15,8 x 9,8 x 7cm) có đốc cầm giống công cụ abbevillo-acheuléens kiểu “coups-de- poing” ở Maroc, Palestine (Stekelis, 1963) và Patjitan ở Java (Von Konigswald, 1936); 4 chiếc khác (15 x 9,9 x 7,8; 11 x 7,1 x 5,2; 10,7 x 6 x 4,5; 10,2 x 7,2 x 4,3cm) giống loại công cụ cuội có “mũi nhọn” cỡ rộng hay trung bình (large points-picks, medium sized points on pebbles) ở Tampan – Malaysia (Walker – Sieveking, 1962). 3 công cụ “đa diện”

* Tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam.

(Polyèdre), với 1 chiếc (9,3 x 8,4 x 7,5cm) giống hạch đá hình chóp; 1 chiếc (8,5 x 6 x 6cm) nhìn nghiêng giống các choppers thuộc văn hóa Patjitan; 1 chiếc (6,5 x 6,6 x 3,7cm). 1 mũi nhọn (Pointe) có đốc cầm (8,5 x 6,3 x 3,1cm) giống các mảnh tước “clacton” hình tam giác ở Núi Đọ (Việt Nam) (Lê Văn Lan – Phạm Văn Kỉnh, 1962). 1 công cụ “hình rìu” (Hachereau) mặt cắt hình thang có ghè 1 mặt (10 x 7,1 x 4,2cm) giống công cụ chặt dạng “Hachereaux” ở Maroc và rìu “Acheul” dạng

Cleavers” ở Palestine (Stekelis, 1960) hay công cụ kiểu “guillotine” của văn hóa Madras – Ấn Độ (Mitra, P. 1927). 1 nạo (Racloir) làm từ mảnh tước dày (12,5 x 6,8 x 3,3cm).

Ngoài ra, còn một số cuội basalte đường kính cỡ 8-10cm được tác giả đoán là “Hòn ném” (Bolas?). Căn cứ vào niên đại của các zircon trong basalte là 64 vạn năm (Carbonnel, J.P. – Poupeau, G. 1969), rìu tay Hàng Gòn 6, theo tác giả, thuộc loại hình chuyển tiếp “abbevillo-acheuléennes

với niên đại tương ứng của bậc thềm 40-45m của sông Mekong ở đông Campuchia có tuổi băng hà Mindel (bắt đầu cách nay 70 vạn năm) hoặc gián băng Mindel-Riss (60 vạn năm) (Saurin, E. 1966; 1971:57).

Dầu Giây 2 (làng Hội Lộc, nay thuộc địa phận huyện Thống Nhất, cách Xuân Lộc 12km về phía đông và cách Nhân Gia 15km về phía đông bắc) ở cây số 1833,2 ven Quốc lộ 1, bên vỉa cuội basalte trong rãnh đào sâu 1,5m gần bờ dốc suối Dầu Giây, E.Saurin nhặt được 4 tiêu bản gồm: 1 rìu tay (10,7 x 6,7 x 3,2cm) giống hình “cá thờn bơn” (Limande) được ghè đẽo và tu chỉnh rìa cạnh ở 2 mặt của mảnh tước basalte còn lớp vỏ khá mỏng hình hạnh nhân, thiết diện ngang có 2 mặt lồi, khá giống rìu tay Hàng Gòn 6 nhưng chế tác cẩn thận hơn, có thể thuộc loại hình rìu tay Acheul muộn (Acheuléen évolué classique). 2 nạo có hình gần tam giác hay bầu dục, mặt cắt ngang hình bán khuyên, với 1 mặt phẳng không tu chỉnh, mặt lồi có các nhát chỉnh nhỏ hay lớn ở quanh rìa. 1 công cụ mũi nhọn làm từ mảnh tước basalte dạng “levalloide” dài 6,5cm, có đốc tạo bởi 3 mặt ghè tách, 2 mặt không dấu tu chỉnh.

Cả sưu tập được E. Saurin định niên biểu Acheul muộn (Saurin, E.1968, 1971).

Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam nhiều lần tiến hành kiếm tìm Đá cũ, kiểm chứng các di tồn quanh vùng Xuân Lộc – Long Khánh (Đồng Nai) và mở rộng địa bàn kiếm tìm về phía bắc (Định Quán – Lộc Ninh), phía nam (Phước Lễ – Xuyên Mộc) và phía đông (Võ Đắc – Tánh Linh). Trước hết, theo dấu chân E.Saurin, họ phúc tra các địa điểm Nhân Gia và Dầu Giây. Trong địa phận tỉnh Đồng Nai, trên sườn Đồi 275 (Sáu Lé – Hàng Gòn 6), các nhà điền dã thuộc Viện Khảo cổ học, Viện KHXH vùng Nam Bộ, Đoàn Địa Chất 500 đã thu thêm 4 mảnh tước basalte;

trong đó:

1 chiếc được gia công thành công cụ nạo dạng hình chữ nhật (10,5 x 6 x 3,7cm) có mặt lưng được ghè chỉnh nối tiếp nhau tạo rìa lưỡi khá thẳng mang dấu ấn kỹ thuật phổ biến thời Acheul. 1 mảnh có diện ghè phẳng, góc ghè gần vuông, trên mặt lưng có nhiều vết chuẩn bị trước mang yếu tố kỹ thuật Levalloid. 1 mảnh (SL.78.1: 15,2 x 12,5 x 4,7cm) phủ dày lớp patine màu nâu có diện và u ghè vừa phải, rìa lưỡi chưa tu chỉnh, dạng gần kỹ thuật Clactonoide sớm. 1 mảnh (SL.78.2: 7,1 x 6,1 x 2,8cm) phủ lớp patine xám vàng gần hình ovan mỏng, còn rõ diện ghè và các mặt lưng- bụng, có thể sử dụng như lưỡi nạo hay dao cắt, với lưỡi do ghè chỉnh quanh rìa (side-scraper) tạo thành.

Những tiêu bản này được một số nhà khoa học coi là thành quả của

người vượn sớm” khi liên hệ về loại hình, phương thức chế tác và các chứng cớ địa mạo-địa tầng đầu trung kỳ Cánh Tân và cho rằng “có thể tương ứng với loại hình Abbeville II” của Breuil – Leakey, từng thấy ở Aán Độ (Saoneteva, thung lũng Marbada, lưu vực sông Gambhiri, vùng Potwar);

là chứng cớ mới “củng cố cho những phát hiện trước đây của E.Saurin về một địa điểm thời đại Đá cũ… có niên đại từ Acheul sớm (hay Abbeville) đến Acheul muộn, cũng có thể hiểu là cả giai đoạn Abbeville, khoảng 60 vạn năm trước đây. Kỹ thuật mảnh tước ở đây vừa có dạng Clacton vừa có dạng Levalloide” (Lê Trung Khá,1978; Lê Xuân Diệm – Phạm Quang Sơn – Bùi Chí Hoàng, 1991).

Núi Đất, trên sườn miệng núi lửa cổ cách đồn điền Hàng Gòn 3km về phía nam, các nhà khảo cổ thu được: 1 công cụ mảnh tước (NĐ.78.1) (8,3 x 10,2 x 4,4cm) phủ lớp patine mỏng màu nâu đen trên nền đá basalte xanh lam, với diện ghè lõm và lưỡi sắc cạnh hình zigzag có thể dùng chặt, nạo; và 1 công cụ hình rìu (hachereau, cleaver) (NĐ.78.2) (9,4 x 7,4 x 4,4cm) có đốc cầm dày và đầu tác dụng nhọn mỏng tạo bởi những nhát ghè hướng từ ngoài vào.

Núi Cẩm Tiêm, cách Núi Đất khoảng 1km, trên sườn dốc có một số hạch đá hình khối đa diện tạo nên bởi những nhát ghè thô mang dáng công cụ chặt đập hay nạo có đầu nhọn và rìa lưỡi hơi lồi (CT.78.2).

Bình Lộc, gần di chỉ Kim khí Cầu Sắt (110 00’30” B – 1070 13’50” Đ), đã thu được 1 công cụ hình rìu (8,2 x 6,4 x 3cm) phủ dầy patine, với lớp vỏ cuội còn giữ ở 1 rìa cạnh, quanh rìa bên là lưỡi thẳng tạo bởi những nhát ghè nhỏ.

Bình Xuân, đầu năm 1979, chúng tôi đã nhặt được một số công cụ ghè đẽo. Trong đó, hiện vật BX79-TS-58 có nhiều đặc trưng của công cụ Đá cũ. Đây là tiêu bản rìu tay hình hạnh nhân (10,3 x 7,6 x 2,8cm) làm từ mảnh tước basalte hạt thô màu nâu xám, bằng kỹ thuật ghè những nhát nhỏ từ 2 mặt hướng tâm tạo mặt cắt ngang công cụ hình thấu kính, giữa dày và mỏng dần về xung quanh, rìa lưỡi sắc, ít zigzag; gần gũi với các

tiêu bản hình “cá thờn bơn” ở Dầu Giây và hình “hạnh nhân” ở Bình Lộc.

So với công cụ tìm được ở Gia Tân, rìu tay Bình Xuân có kích thước nhỏ hơn, chế tạo tinh xảo và tiến bộ hơn, có thể nằm trong khung niên đại địa chất hậu kỳ Pleistocène, tương ứng với giai đoạn văn hóa Acheul muộn (Phạm Đức Mạnh, 1979).

Suối Đá, cuối năm 1975, trong lô cao su 65 của đồn điền Hàng Gòn ở bờ trái suối Gia Liêu, Nguyễn Đổng Chi (1976) tìm thấy 1 công cụ basalte ghè đẽo 2 mặt, với 1 mặt lồi hình mai cua có vết tu sửa khá rõ; mặt đối diện được ghè vát về 4 phía tạo rìa sắc, mang dáng dấp công cụ chặt thô hình đĩa tạo tác bằng kỹ thuật Clacton.

Gia Tân, trên rìa đông bắc của miệng núi lửa cổ Dốc Mơ đã phát hiện được “Phức hợp rìu tay – công cụ hình rìu”; trong đó: 1 chiếc rìu tay Acheul bằng đá basalte gốc được ghè chỉnh cả 2 bên rìa mỏng xung quanh tạo lưỡi hơi zigzag gần thẳng, với dáng hình hạnh nhân rất cân xứng (14,3 x 7,8 x 3,8cm) dày ở giữa và mỏng đều về rìa. Công cụ Gia Tân được coi là “chiếc rìu tay duy nhất đến nay đã tìm thấy được trong vùng quanh Xuân Lộc, lại cũng là hiện vật đẹp nhất mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho tương lai nghiên cứu của vùng này”; và, “có thể so sánh GT77-01 một cách dễ dàng với những rìu tay có đặc trưng Acheul sớm (Acheul I-II theo Brei), với rìu Acheul của người vượn Tepniphin (Algérie-nơi có hàm dưới người hóa thạch 35-31 vạn BP), với công cụ Acheul sớm ở Olduvai-Đông Phi, ở các di chỉ thuộc văn hóa Madevat, Vadamadurai ở Nam Aán Độ, và ở di chỉ Saint- Acheul ở miền bắc nước Pháp” (Lê Trung Khá, 1976, 1978; Nguyễn Văn Long – Lê Trung Khá, 1977). 1 “Công cụ hình rìu” (GT77-02) chế tác từ tước đá basalte hình tam giác, với dấu ghè thô sơ ở 2 mặt tạo rìa cạnh zigzag khá mỏng và hẹp ngang hình chữ V. Ngoài rìu tay – công cụ hình rìu, ở Dốc Mơ còn có các hạch đá có đầu nhọn, có chiếc giống “bôn tay” (hand- adze) từng gặp ở các di chỉ đá cũ Ấn Độ, Myanmar, Malaysia.

Phú Quý, nhà khảo cổ Hoàng Dư đã nhặt được trên ngọn đồi basalte thấp phía nam sông La Ngà (Phú Túc – Đồng Nai) 1 công cụ dáng Levaillois khá điển hình có dạng mu rùa với diện ghè được chuẩn bị sẵn và ghè đẽo rất công phu (PQ78-1).

Trong địa phận Bình Phước, ở phía nam cách An Lộc (Lộc Ninh) khoảng 6,5km, 3 di vật bằng cuội basalte lượm được trong lòng mương đào, với lớp vỏ phong hóa dày còn bám chặt lớp đất cứng màu nâu đen, về mặt loại hình học (bases typologiques) được coi là 3 chiếc rìu tay cuội ghè (peb- ble-biface, hand-axe, coup de poing) Abbeville (Chelles) raỏt thoõ sụ, tửụng đương “với loại hình công cụ sớm nhất ở Núi Đọ (Thanh Hóa)” và “hiếm thấy trên đại lục Aâu-Á-Phi” (Lê Trung Khá, 1978). Hiện vật LN.78.2 (11,2 x 7,9 x 5,5cm) được ghè đẽo 2 mặt tạo dáng hạnh nhân với đốc cầm còn giữ vỏ cuội khá dày và rìa lưỡi zigzag hơi cong hình cánh cung. Tiêu bản LN.78.3 (12,8 x 8,8 x 3,9cm) gia công từ mảnh tước lớn, với những nhát

ghè to thô hướng tâm tạo lưỡi zigzag rất sắc và, cũng như 2 rìu tay trên,

thích nghi với lối cầm tay phải”. Công cụ LN.78.1 (13,6 x 9,4 x 4cm) có dáng gần giống quả lê, với đốc cầm chiếm quá nửa viên cuội và các vết ghè đẽo khá sâu hướng từ rìa cạnh đầu hẹp vào tạo lưỡi công cụ Abbeville mang đặc trưng “bên cong bên bằng” (rostro-caréné) và, tuy kích thước bé hơn và vết gia công ít hơn, có hình dáng tương tự “rìu tay Abbeville” ký hiệu NĐ.11-81 của Núi Đọ (Thanh Hóa); với niên đại Núi Đọ – An Lộc

sớm nhất nước ta”: 1 triệu – 60 vạn năm cách nay (Phạm Đăng Kính – Lửu Traàn Tieõu, 1973).

Trong địa phận Bình Dương, ở Vườn Dũ (Tân Uyên), trên dải đồi thoải võng liền kề với quả đồi chứa di tích Kim khí Dốc Chùa, các nhà điền dã thu thêm một sưu tập công cụ bằng thạch anh màu trắng đục trong lớp cuội sỏi sâu khoảng 40cm trải dọc triền đồi hữu ngạn, cao hơn mặt nước sông Đồng Nai 12-14m. Đáng lưu ý nhất trong sưu tập là các công cụ mang ký hiệu: VD.76/TS.01 với dấu ghè tạo lưỡi ở rìa và đầu mặt cuội bổ theo chiều dọc (13,4 x 8,4 x 3,3cm); VD.76/TS.02 (11,2 x 7,2 x 4cm) và VD.76/TS.03 (10,4 x 6 x 3,9cm), với đốc giữ nguyên vỏ cuội và các nhát ghè đập, tu chỉnh mặt rìa vỡ tạo dáng công cụ mũi nhọn; DC.76/TS.573 (13,8 x 9,7 x 2,9cm), với các cố gắng tạo dáng công cụ “chặt ghè 2 mặt”

(taille bifaciale) nhưng chưa bóc hết phần vỏ dọc sống viên cuội dẹt. Ngoài ra, còn 5 tiêu bản thuộc loại hình “công cụ chặt” (chopper-chopping-tools) cùng 8 mảnh tước thạch anh hình bán nguyệt (lunates) “thường gặp ở các di chỉ đá giữa ở Aán Độ, Sulavezi, Nam Phi (văn hóa Wilton)”.

Cả sưu tập này được giám định là thành quả của con người thời hậu kỳ Cánh Tân (Nguyễn Văn Long – Lê Trung Khá, 1977; Lê Trung Khá, 1978).

Nhìn chung, trong 2 thập kỷ sau năm 1975, các nhà nghiên cứu ghi nhận về 14 địa điểm có công cụ Đá cũ ở miền Đông Nam Bộ, tập trung trong các bậc thềm phủ đất đỏ huyền vũ nham cao độ 150-200m, với địa hình không bằng phẳng gồm các đỉnh – miệng núi lửa cổ cao 275-309- 440m và dòng dung nham thoải dần về thung lũng, chằng chịt mạng suối nhiều nhánh ngang.

Các di tồn Đá cũ xuất lộ trên bề mặt lớp dung nham trên cùng, bao gồm các rìu tay, công cụ hình rìu, công cụ “tam diện”, “đa diện”, mũi nhọn, nạo, hạch đá và công cụ mảnh tước, v.v… Đây là một “phức hợp rìu tay – công cụ hình rìu (handaxe-cleaver complex) trong kỹ thuật Abbeville-Acheul có giá trị lớn về mặt xác định loại hình văn hóa vật chất và niên đại của nó” (Lê Trung Khá, 1978). Niên đại chung được xác định căn cứ vào loại hình học được coi là sơ kỳ Đá cũ với tuổi từ cuối Chelles hoặc Chello-Acheul của sưu tập An Lộc – Lộc Ninh tương đương Núi Đọ hoặc trẻ hơn của sưu tập Xuân Lộc – tuổi từ Acheul sớm (Abbeville – Acheul) tương ứng với gián băng Mindel – Riss cách nay 60-30 vạn BP (Hàng Gòn 6, Suối Đá, Núi Đất) đến trung kỳ Acheul vào cuối gián băng

Mindel – Riss khoảng 30 vạn năm BP (Gia Tân, Bình Lộc) – Acheul phát triển, đầu Pleistocène hay băng kỳ Riss, 30-25 vạn năm BP và Acheul muộn cuối băng kỳ Riss – đầu gián băng Riss-Wurm (Phú Quý, Cẩm Tiêm). Riêng các công cụ thạch anh ở Vườn Dũ – Dốc Chùa được coi là muộn nhất – hậu kỳ thời đại Đá cũ. Những phát hiện này hé mở khả năng tìm kiếm những di tích văn hóa ‘cổ hơn” tuổi basalte của các đỉnh núi lửa Xuân Lộc (64 vạn năm) “trong những vùng địa hình thành tạo cổ hơn” quanh vùng An Lộc – Xuân Lộc – Định Quán, với dải đồi cao nguyên dung nham basalte phong hóa kéo dài giữa núi, các bậc thềm tích tụ- xâm thực của mạng sông suối và nguồn liệu phong phú của nền gốc nham thạch phong hóa dạng bóc vỏ mang đặc điểm cứng dòn vỡ theo khe nứt nguyên sinh (Phạm Hùng, 1978).

Điều đáng nói ở đây là các tiêu bản Đá cổ sơ Đông Nam Bộ, dù còn bao hoài nghi về tuổi “Đá cũ” vì không có bằng chứng địa tầng – cổ nhân-cổ sinh tương ứng, lại hay liền kề các di chỉ – công xưởng chế tác đá điển hình thời Đá mới – Kim khí, vẫn có “những công cụ hai mặt (bifaces)” được nhiều chuyên gia lớn giám định hình loại kỹ thuật học là

rất điển hình” “đặc trưng cho trung kỳ Acheul” theo ước lệ mới, từ những tiêu bản Hàng Gòn 6 mà E.Saurin gọi là “Acheul cũ và Acheul phát triển

đến công cụ Bình Lộc (Boriscovsky, P.I. 1977; Phạm Huy Thông, 1977);

đến rìu tay Gia Tân, “từ kỹ thuật ghè đẽo, những vết gia công tu chỉnh lần thứ hai ở ven rìa cho đến hình dáng đều mang phong cách điển hình của giai đoạn Acheul”. Và, “Có lẽ chỉ cần một hoặc một vài công cụ như vậy, tuy chưa đủ để chứng minh sự tồn tại của cả thời đại Đá cũ, nhưng cũng có thể cho phép nói đến khả năng mở rộng nghiên cứu thời đại ấy ở khu vực này” (Nguyễn Văn Long – Lê Trung Khá, 1977; Lê Trung Khá, 1978; Lê Xuân Diệm – Phạm Quang Sơn – Bùi Chí Hoàng, 1991; Phạm Đức Mạnh, 1991).

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 291 - 296)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)