Điều 30 và 31(3) Công ước Viên, theo thứ tự.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 80 - 82)

IV. Các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan

560 Điều 30 và 31(3) Công ước Viên, theo thứ tự.

Hội nghị có thể tạo nên một phần của bối cảnh. Theo tinh thần đó, các báo cáo của Hội nghị sửa đổi Công ước Berne sau này đã đề cập đến “ngoại lệ mặc nhiên” mà các Thành viên có thể áp dụng đối với một số quyền nhất định và đề cập đến học thuyết “các bảo lưu nhỏ” hay “các ngoại lệ nhỏ” mà theo đó các Thành viên của Liên hiệp Berne có thể áp dụng các ngoại lệ nhỏ đó cho các quyền được cấp tại các Điều 11 và Điều 11bis Công ước Berne, bên cạnh các quyền khác. Sau đó, hai điều khoản đã được đưa vào Công ước Berne (trong Văn kiện Brussels năm 1948 và Công ước Rome năm 1928, được sửa đổi tại Hội nghị Brussels năm 1948) và trong Báo cáo chung của Hội nghị Brussels, một tuyên bố đã đề cập đến học thuyết các ngoại lệ nhỏ như được áp dụng tại Điều 11 và 11bis. Điều này phản ánh sự thỏa thuận theo ý nghĩa của Công ước Viên giữa cácThành viên Liên hiệp Berne tại Hội nghị Brussels nhằm giữ lại khả năng quy định các ngoại lệ nhỏ trong pháp luật quốc gia. Khả năng cho phép các Thành viên sử dụng các ngoại lệ nhỏ sau đó cịn được xác nhận trong báo cáo của các hội nghị khác và thực tiễn thi hành quốc gia.558

(iii) Cũng cần phải làm rõ phạm vi áp dụng của học thuyết này, liệu học thuyết “các ngoại lệ nhỏ” có áp dụng cho Điều 11 và Điều 11bis Công ước Berne không. Báo cáo chung của Hội nghị Brussels năm 1948 đã đề cập đến “các nghi lễ tôn giáo, ban nhạc quân đội và nhu cầu của trẻ em và giáo

dục cho người lớn” như là ví dụ về các tình huống có thể được áp dụng các ngoại lệ nhỏ. Báo cáo của

Hội nghị Stockholm năm 1967 còn đề cập đến “sự phổ cập” như là một ví dụ. Những ví dụ này có tính minh họa, nên khơng thể rút ra kết luận về tính chất độc quyền phi thương mại của ngoại lệ sử dụng. Tuy nhiên, theo tinh thần nêu trên thì có thể kết luận rằng học thuyết “các ngoại lệ nhỏ” cấu thành một phần của bối cảnh, ít nhất, của các Điều 11 bis và 11 Công ước Berne.

(iv) Câu hỏi thứ hai là liệu học thuyết này có được tích hợp vào Hiệp định TRIPS không theo quy định của Điều 9.1 Hiệp định TRIPS và các Điều từ 1 đến 21 Công ước Berne. Lời văn của Điều 9.1 rõ ràng là không quy định, cũng khơng loại trừ việc tích hợp vào Hiệp định học thuyết “các ngoại lệ nhỏ” vì học thuyết này chỉ áp dụng đối với các Điều 11,11bis, 11ter, 13 và 14 của Công ước Berne. Như vậy, việc tích hợp Điều 11 và Điều 11bis Cơng ước Berne được tích hợp vào Hiệp định TRIPS, bao gồm tồn bộ các điều khoản này và khả năng quy định các ngoại lệ nhỏ đối với độc quyền tương ứng. Tư liệu về các cuộc đàm phán của Vòng đàm phán Uruguay về Hiệp định TRIPS, cùng các nguyên tắc chung về giải thích điều ước quốc tế đã khẳng định kết luận đó.559 Mặt khác, theo Cơng ước Viên, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) - mà Hoa Kỳ đã dẫn chiếu trong lập luận của mình, khơng thể được coi là sự thỏa thuận sau đó về cùng đối tượng hoặc về cách giải thích Hiệp định TRIPS hay về thực tiễn thi hành sau đó.560 Mặc dù vậy, do nhiều nước tham gia đàm phán Hiệp định TRIPS đã tham gia Hội nghị về WCT nên nó có thể đã tạo ra định hướng về bối cảnh nhằm tránh sự mâu thuẫn với các quy tắc chung của pháp luật về quyền tác giả. Lời văn của Điều 10 Hiệp ước WCT đã hỗ trợ cho việc giải thích rằng các Thành viên trong Liên hiệp Berne được phép quy định các ngoại lệ nhỏ đối với các quyền có tại các Điều 11và11bis của Công ước và một số quyền nhất định khác. (v) Khơng có quy định nào cũng như bối cảnh của Điều 13 hoặc điều khoản khác trong Hiệp định TRIPS hỗ trợ cho cách giải thích rằng phạm vi áp dụng của Điều13 bị giới hạn ở các độc quyền mới được quy định trong Hiệp định TRIPS. Theo đó, khơng cần tiếp tục phải xem xét cáo buộc của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên rằng việc giải thích Điều 13 như đề cập ở trên là trái với Điều 2.2 Hiệp định TRIPS và Điều 20 Công ước Berne.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

160 161

d) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã lập luận rằng mọi ngoại lệ đối với các quyền nêu tại Điều 11bis(1)Cơng ước Berne, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS, phải quy định mức thù lao công bằng cho chủ sở hữu quyền theo Điều 11bis(2) Công ước Berne, và Điều 110(5) Luật Bản quyền Hoa Kỳ khơng có quy định như vậy. Hoa Kỳ cho rằng Điều 11bis(2) không được thể hiện trong Điều 110(5) Luật Bản quyền Hoa Kỳ.

(i) Điều 11bis(2) có liên quan đến các độc quyền được cấp tại Điều 11bis(1), bao gồm quyền truyền tải đến cơng chúng các chương trình phát sóng theo ý nghĩa tại điểm (iii). Theo Điều này, các Thành viên của Liên hiệp Berne có thể xác định các điều kiện để thực hiện các quyền nêu tại điểm trên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các điều kiện để thực hiện các quyền này không được gây phương hại đến quyền nhân thân của tác giả, cũng như quyền hưởng thù lao công bằng mà, nếu trong trường hợp không thỏa thuận được, sẽ được cơ quan chức năng xác định. Việc các Thành viên Liên hiệp Berne xác định “các điều kiện” để thực hiện các quyền thường được hiểu là sự cho phép các Thành viên thiết lập một hệ thống cấp phép bắt buộc đối với độc quyền tác giả hoặc xác định các điều kiện khác, miễn là không phương hại đến quyền của chủ sở hữu trong việc nhận được mức thù lao hợp lý.

(ii) Điều 11bis(2) Công ước Berne và Điều 13 Hiệp định TRIPS điều chỉnh các tình huống khác nhau: khác với Điều 13, Điều 11bis(2) không đề cập đến bất kỳ trường hợp sử dụng miễn phí nào. (iii) Điều 110(5) Luật Bản quyền Hoa Kỳ có chứa các ngoại lệ nhằm cho phép việc sử dụng tác phẩm được bảo hộ mà khơng cần có sự cho phép của chủ sở hữu quyền, và khơng phải trả phí. Liệu những ngoại lệ đó có đáp ứng nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định TRIPS hay khơng thì cần được kiểm tra bằng cách áp dụng Điều 13 Hiệp định TRIPS. Điều 11bis(2) Cơng ước Berne, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS, khơng liên quan đến tình huống này.

e) Khi làm rõ rằng Điều 13 Hiệp định TRIPS phù hợp với học thuyết “các ngoại lệ nhỏ” và bao gồm các quyền được quy định tại Điều 11bis (1)(iii) và 11(1)(ii) Cơng ước Berne, thì cần phải phân tích hai ngoại lệ có trong Luật Bản quyền Hoa Kỳ theo ba điều kiện tại Điều 13 để xác định liệu các ngoại lệ đó có thuộc phạm vi của Điều này không. Điều 13 chỉ được áp dụng một cách hẹp hoặc hạn chế. Ba điều kiện đó phải được áp dụng đồng thời, và từng yêu cầu riêng biệt và độc lập phải được thỏa mãn để có thể áp dụng ngoại lệ tại Điều 13.

(i) Theo điều kiện đầu tiên trong Điều 13, các ngoại lệ hoặc hạn chế đối với độc quyền phải được hạn chế ở một số trường hợp đặc biệt nhất định. Cụm từ “nhất định” có nghĩa rằng một ngoại lệ hoặc hạn chế phải được xác định rõ ràng trong pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, không cần phải xác định một cách rõ ràng mỗi và mọi tình huống áp dụng ngoại lệ, với điều kiện rằng phạm vi áp dụng ngoại lệ phải rõ ràng và chi tiết. Ngoại lệ phải được giới hạn ở lĩnh vực áp dụng hoặc đặc biệt về phạm vi, theo đó phải hẹp cả về số lượng và chất lượng. Thuật ngữ “một số trường hợp đặc biệt nhất định” không nên bị đánh đồng với “có mục đích đặc biệt”: một ngoại lệ hoặc hạn chế có thể đáp ứng điều kiện đầu tiên ngay cả trong trường hợp được sử dụng cho một mục đích đặc biệt mà khơng thể phân biệt tính hợp pháp của nó về mặt pháp lý.

A) Đối với việc áp dụng điều kiện đầu tiên cho ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh trong Luật Bản quyền Hoa Kỳ: vấn đề tranh chấp giữa các bên là liệu ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh, với phạm vi và ảnh hưởng như vậy, có thể được coi là trường hợp “đặc biệt” theo ý nghĩa của điều kiện đầu tiên trong Điều 13 không. Một nghiên cứu do Ban Nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS), sẽ được đề cập chi tiết dưới đây, đã đưa ra cách tính tỷ lệ các cơ sở mà có thể được hưởng sự miễn phí. Tuy nhiên, khơng thể tính tốn lại chính xác kết quả và xu hướng nghiên cứu. Phạm vi áp dụng của ngoại lệ đối với người dùng tiềm năng là một yếu tố có liên quan để xác định liệu phạm vi của ngoại lệ có thực sự

hạn chế để được coi là “trường hợp đặc biệt nhất định” không. Hơn nữa, do một số cơ sở có thể đã được hưởng các ngoại lệ theo thiết bị mà họ sử dụng, nên tỷ lệ trên toàn bộ cơ sở thuộc ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh thậm chí có thể vẫn cao hơn so với con số đưa ra hoặc ước tính. Theo các tài liệu chuẩn bị để xây dựng Điều 11bis(1)(iii) Cơng ước Berne thì Điều này dự định trao cho chủ sở hữu quyền cấp phép sử dụng tác phẩm của mình với một số loại hình cơ sở kinh doanh hiện đang được hưởng ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh của Hoa Kỳ, đó là những địa điểm gặp gỡ: rạp chiếu phim, nhà hàng, phòng trà, toa xe lửa, nhà máy, cửa hàng và văn phịng. Do vậy, khơng thể coi Luật Bản quyền của Hoa Kỳ là các trường hợp đặc biệt theo nghĩa của điều kiện đầu tiên tại Điều 13 Hiệp định TRIPS khi Luật đã miễn trừ cho phần lớn người sử dụng mà Điều 11bis(1)(iii) dự định áp dụng, như được làm rõ trong các tài liệu chuẩn bị của Công ước Berne. Ngoại lệ này không đáp ứng tiêu chuẩn “một số trường hợp đặc biệt nhất định” theo nghĩa của điều kiện đầu tiên trong Điều 13 và không thể lý giải theo Điều này.

B) Đối với việc áp dụng điều kiện đầu tiên này cho ngoại lệ sử dụng tại nhà trong Luật Bản quyền Hoa Kỳ: trong vụ Aiken, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã xác định chính xác giới hạn của ngoại lệ. Về mặt định lượng, phạm vi áp dụng của ngoại lệ sử dụng tại nhà cho người sử dụng tiềm năng phải được hạn chế ở một tỷ lệ tương đối nhỏ các cơ sở ăn uống và cửa hàng bán lẻ tại Hoa Kỳ, và việc áp dụng ngoại lệ của tòa án Hoa Kỳ được coi là phù hợp và có giới hạn. Thuật ngữ “thiết bị gia đình” thể hiện mức độ rõ ràng của định nghĩa theo điều kiện đầu tiên của Điều 13 với một phạm vi áp dụng hạn chế trên thực tế. Hơn nữa,điều kiện đầu tiên trong Điều 13 khơng u cầu Ban hội thẩm xác nhận tính hợp pháp của ngoại lệ hoặc hạn chế, cho dù các mục tiêu chính sách cơng được tun bố có thể là cơ sở để suy luận về phạm vi áp dụng của ngoại lệ, cũng như về sự rõ ràng về định nghĩa của ngoại lệ đó. Vì vậy, ngoại lệ sử dụng tại nhà đã được xác định rõ, có sự hạn chế về phạm vi áp dụng và đã được áp dụng hạn chế ở một số trường hợp đặc biệt nhất định theo nghĩa của điều kiện đầu tiên trong Điều 13 Hiệp định TRIPS.

Cần có một phân tích về ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh và ngoại lệ sử dụng tại nhà theo các điều kiện tiếp theo tại Điều 13. Mặc dù ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh không thỏa mãn điều kiện đầu tiên tại Điều 13, và theo đó khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều này, nhưng việc phân tích về ngoại lệ này theo các điều kiện khác tại Điều 13 cần tiếp tục được thực hiện vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với hai ngoại lệ khác. Trên thực tế, Ban hội thẩm có thểthực hiện tính hiệu quả về mặt tư pháp (một vấn đề đã được bàn luận trong Vụ kiện Trung Quốc - Quyền sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm đã làm rõ rằng các Ban hội thẩm cần giải quyết tất cả cáo buộc và/hoặc biện pháp cần thiết để bảo đảm một giải pháp tích cực cho vụ kiện, và bổ sung rằng việc chỉ đưa ra một phần giải pháp cho vấn đề liên quan có thể khơng mang lại hiệu quả về mặt tư pháp.561

(ii) Theo điều kiện thứ hai tại Điều13, các ngoại lệ hoặc hạn chế đối với độc quyền khơng được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường về tác phẩm. Thuật ngữ khai thác “bình thường” rõ ràng có ý nghĩa là một cái gì đó ít hơn việc sử dụng đầy đủ, trong khi từ “tác phẩm” trong điều kiện thứ hai tại Điều 13 có hàm ý bao gồm tất cả độc quyền đối với tác phẩm. Liệu ngoại lệ hoặc hạn chế có mâu thuẫn với việc khai thác bình thường từng độc quyền riêng biệt của tác phẩm. Khai thác bình thường được hiểu là khả năng chủ sở hữu sử dụng một cách độc lập cả ba độc quyền có tại ba điểm của Điều (1)11bis, cũng như các quyền được cấp theo các quy định khác, như tại Điều 11 Công ước Berne. Vấn đề là làm thế nào để xác định liệu một hành vi sử dụng cụ thể có cấu thành việc khai thác bình thường các độc quyền được quy định tại các Điều 11bis(1)(iii) và 11(1)(ii) của Công ước Berne không. Phạm vi của ngoại lệ hoặc hạn chế đối với một độc quyền trong pháp luật quốc gia sẽ

561Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong Vụ kiện Ôxtrâylia - Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu cá hồi, thông qua ngày 06/11/1998, tài liệu WT/DS18/AB/R, đoạn 223. 06/11/1998, tài liệu WT/DS18/AB/R, đoạn 223.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

162 163

được coi là mâu thuẫn với việc khai thác bình thường về tác phẩm (nghĩa là, quyền tác giả hay đúng hơn là tồn bộ gói độc quyền của chủ sở hữu) nếu việc sử dụng (về nguyên tắc sẽ thuộc độc quyền của tác giả nhưng được miễn trừ theo ngoại lệ hoặc hạn chế) sẽ tạo ra sự cạnh tranh về mặt kinh tế với những cách thức mà chủ sở hữu quyền thường thu lợi ích kinh tế từ quyền đối với tác phẩm (các quyền tác giả), theo đó, đã tước đi của chủ sở hữu quyền những lợi ích thương mại hữu hình đáng kể. Theo đó, đối với các quyền độc quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc, việc đánh giá phải dựa trên tác động thực tế và tiềm năng theo các điều kiện thương mại và công nghệ trên thị trường hiện tại hoặc trong tương lai gần, cụ thể trong vụ kiện này là tại thị trường Hoa Kỳ, bộ gói độc quyền của chủ sở hữu) nếu việc sử dụng (về nguyên tắc sẽ thuộc độc quyền của tác giả nhưng được miễn trừ theo ngoại lệ hoặc hạn chế) sẽ tạo ra sự cạnh tranh về mặt kinh tế với những cách thức mà chủ sở hữu quyền thường thu lợi ích kinh tế từ quyền đối với tác phẩm (các quyền tác giả), theo đó, đã tước đi của chủ sở hữu quyền những lợi ích thương mại hữu hình đáng kể. Theo đó, đối với các quyền độc quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc, việc đánh giá phải dựa trên tác động thực tế và tiềm năng theo các điều kiện thương mại và công nghệ trên thị trườnghiện tại hoặc trong tương lai gần, cụ thể trong vụ kiện này là tại thị trường Hoa Kỳ.

A) Việc áp dụng điều kiện thứ hai cho ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh trong Luật Bản quyền Hoa Kỳ: Hoa Kỳ cho rằng ngoại lệ đối với cơ sở kinh doanh khơng mâu thuẫn với việc khai thác bình thường của tác phẩm, trước tiên, do số lượng lớn các cơ sở và khó khăn trong việc cấp phép nên việc miễn phí đã được quy định trong pháp luật điều chỉnh việc cấp phép sử dụng; thứ hai, có một tỷ lệ đáng kể các cơ sở kinh doanh đã từng được miễn phí theo quy định trước đây và chủ sở hữu quyền khơng kỳ vọng thu được phí sử dụng từ các cơ sở đó; thứ ba, nhiều cơ sở kinh doanh đó có thể được hưởng sự miễn trừ tương tự từ tổ chức quản lý tập thể quyền.Tuy nhiên, những lập luận này không

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)