VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ
660 Điều 6.3(a) Luật Sở hữutrí tuệ.
(i) Người được cấp Giấy chứng nhận khơng có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cũng như không được chuyển giao quyền nộp đơn từ người có quyền, hoặc
(ii) Nhãn hiệu theo Giấy chứng nhận không đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng có thể bị đình chỉ theo các căn cứ sau đây: (i) Người được cấp Giấy chứng nhận yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ Giấy chứng nhận; hoặc (ii) Người được cấp Giấy chứng nhận khơng nộp phí gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định; hoặc (iii) Nhãn hiệu theo Giấy chứng nhận không được sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tiếp mà khơng có lý do chính đáng (cơ sở cho việc khơng sử dụng); hoặc
(iv) Người được cấp Giấy chứng nhận khơng cịn tồn tại hoặc chấm dứt hoạt động.
Việc khiếu nại trước tịa án đối với quyết định hành chính được bảo đảm theo Luật Khiếu nại 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Theo các văn bản pháp luật nêu trên, các quyết định liên quan đến việc xác lập, duy trì, chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu, và các quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung, đã bị khiếu nại lên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ có thể tiếp tục bị khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ hoặc tịa án hành chính, tùy theo lựa chọn của người khiếu nại, phù hợp với Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Những văn bản pháp luật và các quy định hiện hành đã mang lại cơ hội khiếu nại về tư pháp và hành chính cho người nộp đơn, phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo các Điều từ 750 đến 753 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Phần III Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ quy định một hình thức bảo hộ duy nhất áp dụng cho tất cả chỉ dẫn địa lý, bao gồm tên gọi xuất xứ. Theo Điều 6.3 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với chỉ dẫn địa lý, kể cả tên gọi xuất xứ, được xác lập trên cơ sở đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải: (i) Có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó; (ii) Có uy tín, chất lượng hoặc tính chất đặc thù chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó mang lại.
Chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ theo quy định tại Điều 80.1 Luật Sở hữu trí tuệ nếu trở thành tên gọi chung tại Việt Nam hoặc khơng cịn được bảo hộ tại nước xuất xứ, nếu đó là chỉ dẫn địa lý của nước ngồi.
Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là không xác định.
Đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam bao gồm Tờ khai, các tài liệu, mẫu vật, thông tin kèm theo (i) tên gọi địa lý; (ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; (iii) bản mơ tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; và, (iv) bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Đối với chỉ dẫn địa lý của nước ngồi, theo Điều 80.2 Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ có chỉ dẫn địa lý nước ngồi đang được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có khả năng được bảo hộ tại Việt Nam. Bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo pháp luật quốc gia nước ngồi, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
264 265
lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Quy định này phù hợp với Điều 24.9 Hiệp định TRIPS. Việc nộp đơn đăng ký có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp, theo quy định của Điều 89, giống như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được chấp nhận hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ được cơng bố trên Cơng báo Sở hữu cơng nghiệp để cơng chúng biết và có ý kiến.
Cần lưu ý rằng đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải bao gồm tài liệu chứng minh về việc chỉ dẫn địa lý đó đang được bảo hộ tại nước xuất xứ nếu đó là chỉ dẫn địa lý nước ngoài. Yêu cầu này là nhằm bảo đảm điều kiện cần thiết để thẩm định chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 80.2 Luật Sở hữu trí tuệ; theo đó, chỉ dẫn địa lý của nước ngồi sẽ không được bảo hộ tại Việt Nam nếu chỉ dẫn địa lý không được hay khơng cịn được bảo hộ sử dụng ở nước xuất xứ. Các quy định về loại trừ bảo hộ nêu trên là ngoại lệ được phép tại Điều 24.9 Hiệp định TRIPS.
Việt Nam khơng đưa ra chính sách hoặc yêu cầu về sự xác nhận của nước xuất xứ đối với các thông tin được nộp liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo đảm rằng chỉ dẫn địa lý được yêu cầu bảo hộ không nằm trong danh mục đối tượng bị loại trừ bởi các quy định nêu trên, người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý nước ngồi phải cung cấp thơng tin, tài liệu nhằm chứng minh rằng chỉ dẫn địa lý có liên quan khơng thuộc đối tượng sẽ bị từ chối, nghĩa là chỉ dẫn địa lý khơng được hoặc khơng cịn được bảo hộ hoặc khơng cịn được sử dụng ở nước xuất xứ, theo quy định tại điểm 45.3(b) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Nếu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thông qua công cụ khác, chẳng hạn, thông qua nhãn hiệu chứng nhận hoặc luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh và hình thức bảo hộ đó được ghi nhận ở nước xuất xứ, ngay cả khi sự bảo hộ đó thơng qua các cơng cụ khác mà khơng phải là thơng qua đăng ký địa lý thì vẫn có thể được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Theo Điều 117(a) Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị từ chối trong trường hợp có đủ căn cứ khẳng định rằng các dấu hiệu được yêu cầu bảo hộ trong đơn không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo hộ. Theo Điều 112 của Luật, kể từ ngày công bố đơn chỉ dẫn địa lý trên Công báo Sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, bất kỳ bên thứ ba nào đều có quyền đưa ý kiến liên quan đến việc cấp, quyền đăng ký, quyền ưu tiên, yêu cầu bảo hộ và các vấn đề khác trong đơn. Ý kiến đó phải được làm bằng văn bản và phải kèm theo các tài liệu hoặc phải ghi rõ nguồn thông tin để chứng minh.
Đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ bị từ chối nếu dấu hiệu sử dụng làm chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hiện trước ở Việt Nam, đặc biệt, Điều 80.3 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng dấu hiệu sẽ không được làm bảo hộ chỉ dẫn địa lý nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ, hoặc việc sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
Người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi các thơng tin liên quan trong Đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu có sự sửa đổi đối với bản mơ tả tính chất đặc thù, chất lượng hoặc khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu điều kiện địa lý tạo nên uy tín, chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thay đổi, làm mất danh tiếng, chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm. Theo Điều 96.1 Luật Sở hữu trí tuệ, Đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không đáp ứng yêu cầu bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Theo Điều 96.2 Luật Sở hữu trí tuệ, Đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị vô hiệu một phần nếu phần tương
ứng không đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu Cục Sở hữu 661 Điều 198.1, các đoạn (b) và (c) Luật Sở hữu trí tuệ.
trí tuệ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, với điều kiện phải nộp phí.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện cho lợi ích của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, tổ chức được trao quyền để quản lý chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, kể cả hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý.
- Kiểm soát nội bộ:
i) Các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tự thực hiện việc kiểm soát; ii) Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tổ chức hệ thống kiểm sốt của mình;
- Tổ chức kiểm sốt/chứng nhận (độc lập) bên ngồi: Đó là hệ thống kiểm sốt của Nhà nước để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Việc kiểm soát được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức do Nhà nước thành lập để kiểm sốt các tổ chức của chính họ. Cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm sốt bên ngoài là những tổ chức được phép của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý chỉ định và phân cơng kiểm sốt chỉ dẫn địa lý.
Hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý sẽ bị xử lý theo quy định của Phần V Luật Sở hữu trí tuệ về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn việc sử dụng trái phép dấu hiệu đó và yêu cầu bồi thường từ những người sử dụng trái phép cho những thiệt hại gây ra.661 Tuy nhiên, người đó khơng có độc quyền đối với chỉ dẫn địa lý đó và có thể khơng cấp li-xăng cho người khác.
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
(i) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm khơng đáp ứng tính chất đặc thù và chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cho dù sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
(ii) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng và uy tín sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; và
(iii) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý và do đó khiến người tiêu dùng hiểu sai lệch rằng sản phẩm đó có xuất xứ từ khu vực địa lý.
Các hành vi sau đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
(i) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách thức sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; hoặc liên quan đến các điều kiện cung cấp hàng hóa dịch vụ;
(ii) Đăng ký hoặc sở hữu quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc dấu hiệu của một người khác, hoặc chỉ dẫn địa lý mà người đó khơng có quyền sử dụng, nhằm mục đích sở hữu tên miền, được hưởng lợi, làm tổn hại danh tiếng và uy tín
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
266 267
của nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tương ứng. 662
Điều 129.3 Luật Sở hữu trí tuệ quy định sự bảo hộ bổ sung đối với rượu vang và rượu mạnh. Theo Điều này, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho rượu vang hoặc rượu mạnh mà khơng có nguồn gốc ở vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý, kể cả nơi xuất xứ thật của hàng hóa được chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc phiên âm hoặc kèm bởi những từ như “loại”, “kiểu”, “phong cách”, “bắt chước” hoặc tương tự bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo thủ tục dân sự, hành chính hoặc hình sự.663 Theo đó, các quy định này đáp ứng các yêu cầu của Điều 23.1 Hiệp định TRIPS.
Liên quan đến mối quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu, các Điều 73.5 và 74.2(i) Luật Sở hữu trí tuệ cấm việc đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả tên gọi xuất xứ, nếu việc sử dụng của nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa. Thời hạn cần xem xét đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là ngày ưu tiên của đơn đăng ký. Việt Nam cho phép sự đồng tồn tại của nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nộp sau theo một điều khoản trong Luật Sở hữu trí tuệ trừ khi việc sử dụng trên thực tế sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu.
e. Quyền tác giả và quyền liên quan
Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Điều 9.1 Hiệp định TRIPS.
Tại Việt Nam, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được tạo ra và định hình trên một dạng vật chất nhất định, bất kể nội dung, hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã được cơng bố hay chưa, đã được đăng ký hay chưa đăng ký bảo hộ quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ phát sinh từ buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã được định hình hoặc thực hiện nhưng khơng được làm phương hại đến quyền tác giả. Việc công bố, phổ biến tác phẩm và các đối tượng của quyền liên quan không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước và cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định này phù hợp với các quy định của Điều 17 Công ước Berne.
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm tác phẩm và sách giáo khoa về văn học và khoa học, tài liệu giảng dạy và các tác phẩm khác ở dạng chữ viết hoặc ký tự khác; các bài giảng, bài thuyết trình và bài phát biểu khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng các phương pháp tương tự (sau đây gọi tắt là “tác phẩm điện ảnh”); tác phẩm mỹ thuật và tác phẩm ứng dụng, các tác phẩm nghệ thuật; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; đồ họa, bản phác thảo, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, tác phẩm khoa học; tác phẩm nghệ thuật dân gian và tác phẩm văn học; và chương trình máy tính, bộ sưu tập dữ liệu. “Tác phẩm khoa học” bao gồm các tác phẩm đề cập đến khoa học như tác phẩm lý thuyết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ và kinh tế; “tác
phẩm báo chí” là các tác phẩm được cơng bố trên báo chí; “tác phẩm khác” là một quy định mở đề cập
đến các hình thức khác của tác phẩm mà không được đề cập trong danh mục, nhưng phải là đối tượng