Quy chế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về kiểm sốt hải quan quyền sở hữutrí tuệ, Biện pháp thi hành biện pháp hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế và Tuyên bố của Tổng cục Hải quan số 16 năm 2007.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 103 - 105)

V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác

605 Quy chế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về kiểm sốt hải quan quyền sở hữutrí tuệ, Biện pháp thi hành biện pháp hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế và Tuyên bố của Tổng cục Hải quan số 16 năm 2007.

quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế và Tuyên bố của Tổng cục Hải quan số 16 năm 2007.

(ii) Mục 4 Phần III Hiệp định TRIPS quy định thủ tục để Cơ quan hải quan đình chỉ thơng quan hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vào lưu thơng tự do. Tất cả các điều khoản tại Mục 4 phải được hiểu là một tập hợp các thủ tục chặt chẽ chứ không nên hiểu một cách riêng rẻ. Điều 59 quy định các bước phải được áp dụng sau khi phát hiện hàng hóa xâm phạm quyền, do đó phải được đọc và hiểu trong bối cảnh liên quan - nghĩa là phù hợp với Mục 4 Phần III Hiệp định TRIPS. Trước khi phân tích các biện pháp tranh chấp, việc diễn giải các thuật ngữ tại Điều 59 và Điều 46 Hiệp định TRIPS là cần thiết: 1) “Hàng hóa xâm phạm”: ý nghĩa thơng thường của thuật ngữ “hàng hóa xâm phạm” tại Điều 59 khơng chỉ hạn chế ở những hàng hóa xâm phạm các quyền cụ thể. Tuy nhiên, hiểu theo bối cảnh thì có những sự hạn chế nhất định: Điều 51 (quy định việc Cơ quan hải quan đình chỉ thơng quan hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng xâm phạm quyền tác giả) là một phần trong bối cảnh của Điều 59. Khi đọc hai quy định này cùng nhau, rõ ràng các quy định của Điều 59 không chỉ áp dụng cho hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng xâm phạm quyền tác giả, mà còn áp dụng cả với một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác, đặc biệt là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, hàng hóa xâm phạm quyền tác giả và hàng hóa xâm phạm độc quyền sáng chế. Cần lưu ý rằng câu thứ ba trong Điều 51 đề cập việc áp dụng mở rộng một cách tự nguyện cho “hàng hóa xâm phạm được tập kết để xuất

khẩu,” điều đó cho thấy rõ ràng khơng có nghĩa vụ áp dụng các yêu cầu tại Điều 59 cho hàng hóa được

tập kết để xuất khẩu. Do Hoa Kỳ chỉ cáo buộc đối với các biện pháp hải quan áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, mà khơng đề cập đến các biện pháp áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nên cáo buộc này sẽ được xem xét trong phạm vi có liên quan đến hàng hóa được tập kết để nhập khẩu; 2) “Phải có thẩm

quyền”: thuật ngữ “phải có thẩm quyền” tại Điều 59 có nghĩa là nghĩa vụ trao cho cơ quan chức năng

quyền được ra lệnh áp dụng một số biện pháp cụ thể, chứ khơng phải thực thi quyền đó, và có nghĩa là nghĩa vụ trao thẩm quyền ra lệnh áp dụng một số biện pháp nhất định, chứ không phải chỉ thẩm quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đó. “Thẩm quyền” quy định tại Điều 59 là quyền “tiêu hủy” hoặc

“loại bỏ”, do đó một điều kiện mà tước đoạt đi thẩm quyền ra lệnh áp dụng một biện pháp (ví dụ, tiêu

hủy) có thể phù hợp với Điều 59, miễn là cơ quan chức năng vẫn có thẩm quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp khác (trong ví dụ này, chính là biện pháp “loại bỏ”). Tuy các quy định tại Mục 2, 3 và 4 Phần III Hiệp định TRIPS đặt trách nhiệm thực hiện thủ tục thực thi cho các chủ thể quyền, nhưng Điều 59 khơng u cầu các Thành viên phải có hành động mặc nhiên (ex officio) phải hành động nếu khơng có đơn hoặc u cầu từ chủ sở hữu quyền. Thẩm quyền ra lệnh áp dụng biện pháp loại bỏ hàng hóa xâm phạm phải tuân thủ các yêu cầu/điều kiện nhất định. Hoa Kỳ đã cáo buộc cụ thể rằng, do trình tự thủ tục gồm các bước bắt buộc nên Cơ quan Hải quan Trung Quốc chỉ có thẩm quyền ra lệnh tiêu hủy hàng hóa xâm phạm trong những trường hợp hạn chế. Chắc chắn, nghĩa vụ tại Điều 59 phải được áp dụng cho cả biện pháp tự nguyện và biện pháp bắt buộc mà đều phải tuân thủ với quy định này; 3) “Các nguyên tắc quy định tại Điều 46”: câu đầu tiên Điều 59 quy định Cơ quan chức năng phải có thẩm quyền ra lệnh tiêu hủy hoặc loại bỏ hàng hóa xâm phạm “phù hợp với các nguyên tắc quy định

tại Điều 46”. Các câu đầu tiên, thứ ba và thứ tư của Điều 46 đều có lời văn nhằm định hướng cho hành

động của Cơ quan chức năng. Vì vậy, theo Điều 59 thì Điều 46 quy định rằng cơ quan chức năng phải có thẩm quyền ra lệnh loại bỏ hoặc tiêu hủy mà khơng phải bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào. Họ phải có quyền ra lệnh loại khỏi kênh thương mại theo cách tránh bất kỳ thiệt nào cho chủ thể quyền hoặc ra lệnh tiêu hủy, trừ khi việc loại bỏ hoặc tiêu hủy nêu trên trái với quy định của Hiến pháp hiện hành. Khi ra lệnh loại bỏ hoặc tiêu hủy hàng hóa xâm phạm, cơ quan chức năng phải xem xét sự tương xứng giữa mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm và biện pháp chế tài được đưa ra, cũng như phải lưu ý đến lợi ích của bên thứ ba. Cuối cùng, đối với hàng giả mạo nhãn hiệu, việc đơn thuần loại bỏ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp lên hàng hóa là khơng đủ để cho phép đưa hàng hóa đó trở lại kênh thương mại, trừ các trường hợp đặc biệt. Mục tiêu chung của các nguyên tắc và nghĩa vụ này là, kể cả một nguyên tắc của Điều 46 được tích hợp vào câu đầu tiên Điều 59, ngăn ngừa một cách có hiệu quả các hành vi xâm phạm; 4) “loại khỏi kênh thương mại theo cách tránh gây ra bất kỳ thiệt hại nào

cho chủ thể quyền”: cụm từ này nằm trong câu đầu tiên của Điều 46, được tích hợp vào Điều 59 Hiệp

định TRIPS. Do việc loại bỏ hàng hóa xâm phạm khỏi kênh thương mại là giải pháp thay thế cho biện pháp tiêu hủy nên bất kỳ rủi ro nào từ việc hàng hóa khơng bị tiêu hủy hồn tồn là không đáp ứng tiêu chuẩn của phương pháp loại bỏ vì sẽ vơ hiệu hóa việc lựa chọn giữa loại bỏ và tiêu hủy. Tuy nhiên,

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

206 207

các quan ngại về tác hại gây ra cho chủ thể quyền của một biện pháp loại bỏ cụ thể có liên quan đến việc đánh giá sự tuân thủ Điều 59 và Điều 46 Hiệp định TRIPS. Ngoài ra, các biện pháp được quy định tại Điều 59 không phải là triệt để.

(iii) Liên quan đến sự phù hợp của các biện pháp hải quan được quy định tại Điều 59 và các nguyên tắc được quy định tại Điều 46 Hiệp định TRIPS, việc phân tích về ba biện pháp loại bỏ (hiến tặng cho tổ chức phúc lợi xã hội, bán cho chủ thể quyền và đấu giá hàng hóa) là cần thiết:

1) Việc hiến tặng cho tổ chức phúc lợi xã hội: khơng có tranh chấp về biện pháp loại bỏ hàng hóa xâm phạm khỏi kênh thương mại bao gồm việc hiến tặng cho tổ chức phúc lợi xã hội để sử dụng hoặc phân phối vì mục đích từ thiện. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lập luận rằng chủ sở hữu quyền sẽ bị tổn hại từ việc hiến tặng cho tổ chức phúc lợi xã hội vì hàng giả khơng thể hiện đúng cơng dụng và có chất lượng thấp hơn hàng thật, do đó sẽ làm tổn hại đến uy tín của chủ thể quyền. Ngồi ra, Hoa Kỳ cũng cáo buộc rằng khơng có gì bảo đảm tổ chức phúc lợi xã hội sẽ khơng bán hàng hóa (xâm phạm) được hiến tặng. Tuy nhiên, cũng khơng có bằng chứng được đưa ra về việc Cơ quan hải quan sẽ hiến tặng hàng hóa hư hỏng và nguy hiểm cho tổ chức phúc lợi xã hội, và chưa từng xảy ra việc gây hại. Liên quan đến khả năng tổ chức phúc lợi xã hội cũng hiến tặng hàng hóa xâm phạm, khơng thể coi hàng hóa xâm phạm bị loại khỏi kênh thương mại nếu tổ chức phúc lợi xã hội bán hàng hóa được hiến tặng. Tuy nhiên, hàng hóa xâm phạm phải được coi là đã bị loại khỏi kênh thương mại nếu tổ chức phúc lợi xã hội phân phối hàng hiến tặng, nhưng sau đó hàng hóa đó tìm cách trở lại kênh thương mại. Đối với việc hiến tặng hàng hóa xâm phạm cho tổ chức phúc lợi xã hội theo các biện pháp tranh chấp, Hoa Kỳ đã không chứng minh được rằng Cơ quan hải quan khơng có đủ thẩm quyền ra lệnh xử lý hàng hóa xâm phạm theo các nguyên tắc nêu tại câu đầu tiên của Điều 46. Trên thực tế, Cơ quan hải quan thường xác định liệu hàng hóa xâm phạm có thể được sử dụng cho mục đích phúc lợi xã hội khơng và có trách nhiệm giám sát việc sử dụng đó - và việc đó được thực hiện thơng qua Bản ghi nhớ giữa Cơ quan hải quan và Hội Chữ thập đỏ. Do đó, Cơ quan hải quan có tồn quyền quyết định việc chuyển giao hàng xâm phạm cho tổ chức phúc lợi xã hội. Về cáo buộc của Hoa Kỳ liên quan đến Luật Hiến tặng cộng đồng của Trung Quốc, trong mối liên hệ với các biện pháp hải quan, Luật này không thuộc điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm, do vậy sẽ khơng có phán quyết về vấn đề này.

2) Bán cho chủ thể quyền: phương pháp loại bỏ thứ hai trong số các biện pháp tranh chấp là bán cho chủ thể quyền. Biện pháp này cần chủ thể quyền đồng ý trả tiền mua hàng hóa xâm phạm ở mức giá được thống nhất, và đây không phải là biện pháp dành riêng cho Cơ quan hải quan, do đó khơng tước đoạt “thẩm quyền” có tại Điều 59 Hiệp định TRIPS.

3) Bán đấu giá hàng hóa xâm phạm: phương pháp thứ ba trong số các biện pháp tranh chấp là bán đấu giá. Lời văn của các biện pháp hải quan của Trung Quốc (sử dụng động từ “có thể”) cho thấy Cơ quan hải quan khơng có nghĩa vụ phải bán đấu giá hàng hóa trong mọi thời điểm. Trong nhiều tình huống mà Cơ quan hải quan khơng sử dụng các quy định trong các biện pháp này đã cho thấy, ít nhất về mặt hình thức, các biện pháp này là không bắt buộc đối với họ. Với những lý do này, Hoa Kỳ đã không chứng minh được rằng thẩm quyền ra lệnh bán đấu giá theo các biện pháp hải quan đã tước bỏ thẩm quyền ra lệnh tiêu hủy hàng hóa xâm phạm theo các nguyên tắc tại câu đầu tiên Điều 46. Tuy nhiên, mặc dù bán đấu giá hàng hóa xâm phạm không phải là biện pháp bắt buộc như Hoa Kỳ cáo buộc, nhưng chỉ có thể được thực hiện sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm quyền. Liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, câu thứ tư Điều 46, như được tích hợp vào Điều 59, cho phép đưa hàng hóa vào kênh thương mại, nhưng việc “loại bỏ đơn thuần” nhãn hiệu gắn bất hợp pháp trên hàng hóa là khơng đủ, trừ các trường hợp đặc biệt. Ở Trung Quốc, khi Cơ quan hải quan áp dụng biện pháp bán đấu giá, loại bỏ các yếu tố xâm phạm là bắt buộc, và là một điều kiện của việc bán đấu giá hàng hóa bị Cơ quan hải quan tịch thu. Bên cạnh các trường hợp khác, việc bán đấu giá hàng hóa xâm phạm cũng được áp dụng đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Trong phạm vi mà các biện pháp này được áp dụng cho hàng giả mạo nhãn hiệu thì việc cần làm trước khi bán đấu giá là loại bỏ nhãn hiệu xâm phạm. Điều này đã vi

phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 59, kết hợp với các nguyên tắc trong câu thứ tư Điều 46, rằng việc gỡ bỏ được coi là đủ chỉ trong những trường hợp đặc biệt. Trung Quốc đã lập luận rằng các biện pháp hải quan của mình khơng quy định việc gỡ bỏ “đơn thuần” nhãn hiệu vì chủ thể quyền có cơ hội có ý kiến trước khi bán đấu giá. Tuy nhiên, từ “đơn thuần” khơng có nghĩa rõ ràng và khơng tạo thêm giá trị gia tăng. Theo câu thứ tư Điều 46, được tích hợp vào Điều 59, thì việc đưa hàng hóa xâm phạm trở lại kênh thương mại là được phép nếu thực hiện nhiều hơn việc loại bỏ nhãn hiệu một cách đơn thuần. Cơ hội để chủ thể quyền nhận có ý kiến trước khi bán đấu giá là khơng liên quan đến việc loại bỏ đơn thuần nhãn hiệu được gắn một cách bất hợp pháp. Các biện pháp hải quan của Trung Quốc có quy định việc gỡ bỏ đơn thuần nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp. Nhưng “gỡ bỏ đơn thuần” nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp chỉ được phép “trong những trường hợp đặc biệt”: trong những trường hợp đặc biệt, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp có thể là đủ để cho phép đưa hàng hóa trở lại kênh thương mại. Trong bối cảnh này, “những trường hợp đặc biệt” được hiểu là những trường hợp rất hạn chế. Các biện pháp hải quan của Trung Quốc quy định việc gỡ bỏ đơn thuần nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp là đủ để cho phép đưa hàng hóa vào kênh thương mại mà khơng cần đến các trường hợp đặc biệt. Do vậy, các biện pháp hải quan của Trung Quốc đã vi phạm Điều 59 Hiệp định TRIPS, bao gồm các nguyên tắc có trong câu thứ tư Điều 46.

c) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Luật Hình sự Trung Quốc và cách giải thích chính thức của các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 61 Hiệp định TRIPS. Theo Điều 61, các Thành viên phải có nghĩa vụ quy định thủ tục và chế tài hình sự, ít nhất, đối với trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại. Hoa Kỳ cáo buộc rằng Trung Quốc đã khơng quy định thủ tục và chế tài hình sự đối với hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại.

(i) Hoa Kỳ phản đối các biện pháp hình sự “hiện có” của Trung Quốc, nghĩa là phản đối chính các quy định về biện pháp đó, chứ khơng phải phản đối việc áp dụng các quy định đó trong trường hợp cụ thể. Hoa Kỳ phản đối cả quy định trong Luật Hình sự Trung Quốc và cách giải thích chính thức về những quy định này của cơ quan chức năng Trung Quốc. Sau khi phân tích những giải thích chính thức của cơ quan chức năng của Trung Quốc, có thể kết luận rằng trong hệ thống pháp luật Trung Quốc, những giải thích là có tính ràng buộc và có hiệu lực pháp luật.

(ii) Mặc dù các Thành viên, như Trung Quốc, có thể sử dụng ngưỡng để xác định hành vi bất hợp pháp nào đủ nghiêm trọng và bị xử lý hình sự, nhưng cũng có thể làm việc này theo cách mà không cần sử dụng các ngưỡng. Theo đó, Hoa Kỳ phản đối việc chỉ xử lý theo ngưỡng vì các ngưỡng đó được thiết lập theo pháp luật hình sự và cách giải thích của Trung Quốc nhằm xác định yêu cầu tối thiểu để xử lý hình sự và các ngưỡng này sẽ vơ hiệu hóa quy trình tố tụng hình sự do thiếu một số điều kiện nhất định (“các trường hợp nghiêm trọng”, “doanh số bán tương đối lớn”, “số tiền thu lợi bất hợp pháp tương

đối lớn” hoặc “các trường hợp nghiêm trọng khác” và “doanh số bán lớn”) và khơng đặt ra các ngưỡng

cho tình tiết tăng nặng mà cần áp dụng chế tài cao hơn.

(iii) Trung Quốc giải thích thêm rằng các thủ tục và chế tài hình sự có thể áp dụng cho cả đồng phạm và tội phạm có tổ chức. Trên cơ sở đó, theo Trung Quốc, thủ tục và chế tài hình sự sẽ được áp dụng cho người có hành vi xâm phạm khơng đạt đến ngưỡng hình sự theo Luật hình sự Trung Quốc. Khái niệm về đồng tội phạm chắc chắn có liên quan đến năng lực của pháp luật hình sự của Trung Quốc, có tính đến yếu tố tổ chức của những người phạm tội. Tuy nhiên, điều đó khơng làm thay đổi về thực tế thiếu các thủ tục và chế tài hình sự áp dụng những các hành vi xâm phạm không đạt ngưỡng nhất định. (iv) Phân tích nội dung cụ thể của các ngưỡng về tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc cần thiết.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)