III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
484 Đặc biệt, theo Điều 41Hiệp địnhTRIPS kết hợp với các Điều 43, 44, 45, 46, 48 và 49.
Hiệp định TRIPS, mà theo Hiệp định GATT1994. Tuy nhiên, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã không nêu ra được các cơ sở cho lập luận của mình và cáo buộc của Ơxtrâylia sẽ được xem xét. Mặt khác, Hoa Kỳ bị cho rằng đã đưa ra cáo buộc liên quan đến các thủ tục phản đối theo quy định của Hiệp định TRIPS, chứ không theo Hiệp định GATT1994. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã không đưa ra được cơ sở cho lập luận của mình và cáo buộc sẽ được xem xét.
(iv) Ôxtrâylia đã phản đối Quy định Hội đồng (EEC) số 2081/92, không chỉ phiên bản hiện tại đang có hiệu lực tại ngày thành lập Ban hội thẩm mà cịn cả hai phiên bản trước đó được thơng qua vào năm 1992 và sửa đổi năm 1997. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Ơxtrâylia là khơng đủ rõ ràng và việc phân tích phiên bản trước của Quy chế là khơng có tác dụng giúp giải quyết tranh chấp giữa các bên. Theo Điều 19.1Hiệp định DSU, Ban hội thẩm có thể đưa ra các khuyến nghị để một Thành viên sửa đổi biện pháp tranh chấp cho phù hợp với Hiệp định liên quan. Rõ ràng các phiên bản trước của Quy chế có thể đã khơng cịn phù hợp (với Hiệp định), nhưng nếu khơng cịn hiệu lực thì cũng khơng cần đưa ra khuyến nghị. Tuy nhiên, vẫn có một số chỉ dẫn địa lý được đăng ký theo các phiên bản trước của Quy chế đang tiếp tục có hiệu lực. Vì vậy, các khuyến nghị có thể được đưa ra để làm các đăng ký chỉ dẫn địa lý đó phù hợp với Hiệp định. Ngoài ra, các đánh giá đối với các phiên bản trước đây của Quy chế có thể được đưa ra nếu điều này là hữu ích để đưa ra các kết luận về các biện pháp có trong Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm.
(v) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng một số biện pháp nhất định do Ôxtrâylia và Hoa Kỳ phản đối không thuộc điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm vì chỉ được thơng qua sau khi thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, Quy chế Hội đồng (EEC) số 2081/92 có lần sửa đổi gần đây nhất là trước ngày yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Hơn nữa, điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm không chỉ bao gồm Quy chế, mà còn cả các biện pháp thực hiện và thực thi Quy chế, do đó bao gồm cả các đăng ký chỉ dẫn địa lý bị Ôxtrâylia khiếu nại.485 Ôxtrâylia khiếu nại cả các đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các đăng ký có hiệu lực sau ngày thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, Ơxtrâylia đã khơng chỉ ra các biện pháp bị ảnh hưởng từ các đăng ký có hiệu lực sau ngày thành lập Ban hội thẩm, như khiếu nại đối với các đăng ký có hiệu lực trước khi thành lập Ban hội thẩm. Việc xem xét cả các đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực sau ngày yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể là một trong các bằng chứng tốt nhất về cách thức mà các điều khoản liên quan của Quy chế được ban hành, giải thích và áp dụng, và việc dẫn chiếu đến các đăng ký đó có thể được thực hiện trong q trình xem xét các biện pháp tranh chấp như một bằng chứng thực tế.
(vi) Ơxtrâylia đã chính thức ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ trong vụ kiện. Tuy nhiên, tại cuộc họp chính thức đầu tiên, Ơxtrâylia đã chỉ ra rằng nước này chỉ ủng hộ “một số ý kiến”, sau đó trong tuyên bố cuối cùng, nước này lại tuyên bố rằng họ ủng hộ “mọi lập luận của Hoa Kỳ”. Trái với tuyên bố của Ơxtrâylia, có sự khác nhau rõ ràng giữa các vụ kiện của các nguyên đơn và sự ủng hộ của Ôxtrâylia trong tuyên bố cuối cùng là rất rộng và không hạn chế. Sự ủng hộ chậm trễ này cũng làm phát sinh vấn đề về thủ tục. Theo đó, tun bố của Ơxtrâylia rằng nước này ủng hộ mọi lập luận của Hoa Kỳ không đủ cơ sở để cho rằng các lập luận của Ơxtrâylia như được trình bày nêu trên đã được sửa đổi. Tuy nhiên, sự ủng hộ trước đó của Ơxtrâylia đối với một số ý kiến của Hoa Kỳ có thể được chấp nhận.
(vii) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã nộp 06 phụ lục, trong đó viện dẫn nhiều văn bản pháp luật của Ôxtrâylia và các bên thứ ba. Những phụ lục phải là một phần của hồ sơ: chúng là một phần trong tài liệu bên bị kiện. Nếu những phụ lục đó khơng có giá trị về mặt chứng cứ thì sẽ bị bỏ qua. c) Các cáo buộc trong vụ kiện được đưa ra căn cứ vào Hiệp định TRIPS, Hiệp định GATT 1994 và Hiệp 485 Hoa Kỳ đã không phản đối bất kỳ đăng ký riêng lẻ nào và do đó khơng cần thiết phải điều chỉnh các biện pháp đó.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
112 113
định TBT. Một số cáo buộc theo Hiệp định TRIPS và Hiệp định GATT 1994 có liên quan đến cùng khía cạnh của biện pháp tranh chấp. Tuy nhiên, khơng có thứ tự ưu tiên giữa hai Hiệp định mà đều là Phụ lục riêng của Hiệp định WTO.
d) Liên quan đến thủ tục đăng ký của Quy chế,486 Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1Hiệp định TRIPS và Điều 2 Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1 vì Quy chế áp dụng các điều kiện tương đương và có đi có lại cho các Thành viên WTO. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ.
(i) Vấn đề đầu tiên cần phân tích là các điều kiện đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quy chế.487 Vấn đề không cần tranh luận giữa các bên là các chỉ dẫn địa lý nằm bên ngoài lãnh thổ Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên mà chưa từng được đăng ký, cũng không phải là đối tượng của một đơn đăng ký theo Quy chế. Các bên nhất trí rằng các nội dung của Quy chế bị khiếu nại theo cáo buộc này488 không áp dụng đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý nằm trong lãnh thổ của Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, có sự bất đồng về việc liệu các nội dung đó có áp dụng đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý ở các Thành viên WTO khác không. Rõ ràng, biện pháp đã bị khiếu nại “như vậy” và cách giải thích về Quy chế của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên là khơng có tính ràng buộc. Quy chế đặt ra các điều kiện tương đương và có đi có lại489 mà không được áp dụng cho các thủ tục đối với chỉ dẫn địa lý nằm trong Cộng đồng châu Âu. Xem xét biện pháp đó về mặt hình thức, rõ ràng khả năng bảo hộ của các chỉ dẫn địa lý nằm trong lãnh thổ các Thành viên WTO phụ thuộc vào sự thỏa mãn các điều kiện tương đương và có đi có lại như quy định trong Quy chế và sự thừa nhận của Ủy ban châu Âu, nhưng Quy chế không quy định bất kỳ thủ tục thay thế nào để các Thành viên WTO khơng đáp ứng các điều kiện đó. Mặc dù Quy chế quy định rằng những điều kiện đó là “khơng phương hại đến các điều ước quốc tế”, nhưng điều này không làm thay đổi thực tế rằng các Thành viên WTO vẫn phải thỏa mãn các điều kiện tương đương và có đi có lại của Quy chế để chỉ dẫn địa lý của họ tiếp cận được với các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.490
(ii) Khi đã làm rõ các điều kiện tương đương và có đi có lại trong Quy chế áp dụng cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý thuộc các Thành viên WTO, thì cần phải tìm hiểu xem liệu những điều kiện đó có tạo ra sự đối xử với công dân của các Thành viên WTO khác kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho cơng dân EC hay khơng, theo đó, sẽ vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Hiệp định TRIPS và Cơng ước Paris. Trên thực tế, Ơxtrâylia và Hoa Kỳ cáo buộc rằng Quy chế đã vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và các Điều 2(1) và 2(2) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. (iii) Trước tiên, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. Hai yếu tố phải được đáp ứng để xác định sự vi phạm nghĩa vụ theo Điều 3.1: 1) Biện pháp liên quan phải áp dụng cho bảo hộ sở hữu trí tuệ; và 2) Cơng dân của các Thành viên WTO khác phải bị đối xử “kém thuận lợi hơn” so với công dân của Thành viên liên quan. Quy chế liên quan áp dụng cho chỉ dẫn địa lý - một loại tài sản trí tuệ thuộc Hiệp định,491 và nghĩa vụ đối xử quốc gia tại Điều 3 được áp dụng cho những vấn đề
“liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”, bao gồm chỉ dẫn địa lý.492 Theo đó, điều kiện đầu tiên để