Cộng đồng châu Âu Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 39)

Điều 27, thì Thành viên đó phải:

(a) bất kể các quy định tại Phần VI, quy định cơ chế để nộp đơn đăng ký độc quyền cho các sáng chế nêu trên từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực;

(b) áp dụng các điều kiện bảo hộ sáng chế như được quy định trong Hiệp định kể từ ngày áp dụng Hiệp định như thể là các tiêu chuẩn đó được áp dụng từ ngày nộp đơn tại nước thành viên đó, hoặc từ ngày ưu tiên của đơn nếu đơn có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; và

(c) đối với những đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ được quy định tại điểm (b) nêu trên, quy định việc bảo hộ sáng chế phù hợp với Hiệp định này kể từ thời điểm cấp bằng độc quyền sáng chế cho đến hết thời hạn bảo hộ tính từ ngày nộp đơn theo Điều 33 Hiệp định này.

9. Đối với sản phẩm là đối tượng của đơn sáng chế tại một Thành viên theo quy định tại khoản 8(a) nêu trên, bất kể các quy định tại Phần VI, thì Thành viên đó phải cấp độc quyền tiếp thị cho sản phẩm đó trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp phép tiếp thị tại Thành viên đó, hoặc kéo dài đến khi có quyết định cấp hoặc từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm ở nước Thành viên đó, tùy thuộc thời hạn nào ngắn hơn, với điều kiện là, sau khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, đơn đăng ký sáng chế đã được nộp và bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho sản phẩm đó ở một Thành viên khác và sản phẩm đã được cấp phép tiếp thị tại Thành viên khác đó.”

Giải pháp được hai bên thỏa thuận

Ngày 03/7/1996, Hoa Kỳ đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, ngày 28/02/1997, Hoa Kỳ và Pakistan đã thông báo cho Cơ quan giải quyết tranh chấp về giải pháp thỏa thuận đối với vụ kiện. Hoa Kỳ và Pakistan nhất trí rằng tại thời điểm bắt đầu vụ kiện Pakistan chưa có quy định bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm nên Pakistan phải có nghĩa vụ thi hành Điều 70.8 Hiệp định để thiết lập một hệ thống nhận đơn đăng ký cho những sáng chế liên quan đến dược phẩm và nơng hóa phẩm từ ngày 01/01/1995. Pakistan cũng có nghĩa vụ tuân thủ Điều 70.9 trong việc thiết lập một hệ thống để cấp độc quyền tiếp thị cho các đơn sáng chế đó nếu đáp ứng các điều kiện nhất

định. Để thi hành các nghĩa vụ nêu trên, ngày 04/02/1997, Tổng thống Pakistan đã ban hành Pháp lệnh để đưa hệ thống pháp luật của Pakistan phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. Đặc biệt, liên quan đến nghĩa vụ của Pakistan theo Điều 70.8, Pháp lệnh đã quy định rằng mọi đơn đăng ký sáng chế nộp sau ngày 01/01/1995 sẽ được coi là hợp lệ. Liên quan đến nghĩa vụ của Pakistan theo Điều 70.9, Pháp lệnh quy định rằng độc quyền tiếp thị sẽ được cấp nếu người nộp đơn đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và được phép tiếp thị sản phẩm là đối tượng của đơn sáng chế ở một Thành viên WTO khác, và người nộp đơn đã được cấp phép tiếp thị tại Pakistan. Chính phủ Pakistan cam kết sẽ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sớm nhất có thể.

Do đó, tranh chấp này khơng cịn được xem xét theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.

Sự phát triển tiếp theo liên quan đến vụ kiện:

Giải pháp thỏa thuận thành công của Vụ kiện DS36: Pakistan - Sáng chế được coi là rất hữu ích trong việc khuyến khích các nước đang phát triển khác, ngồi Pakistan, thực thi đầy đủ nghĩa vụ trong WTO. Đặc biệt, cần lưu ý rằng sau 03 năm sửa đổi pháp luật ở Pakistan, tác động của những thay đổi về pháp luật đối với khối lượng xuất khẩu dược phẩm của Mỹ sang nước này vẫn còn hạn chế: năm 2000, chiếm dưới 1% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu dược phẩm (8,8 tỷ đơla) trên tồn thế giới của Mỹ.412

Cộng đồng châu Âu - Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm phẩm và nơng hóa phẩm

Vụ kiện IP/D/15WT/DS153 Bối cảnh của vụ kiện

Ngày 02/12/1998, Ca-na-đa yêu cầu tham vấn Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên liên quan đến việc bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm và nơng hóa phẩm theo pháp luật của Cộng đồng châu Âu.

Mối quan tâm chính của Ca-na-đa là Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định Hiệp định TRIPS. Theo một số văn bản pháp luật của Cộng đồng châu Âu,413 thời hạn bảo hộ bằng sáng chế đã được kéo dài hơn. Tuy nhiên, những quy định này chỉ áp dụng cho dược phẩm và nơng hóa phẩm. Kết quả là có các thời hạn bảo hộ khác nhau cấp cho bằng độc quyền sáng chế trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Ca-na-đa cho rằng, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS và đặc biệt là nghĩa vụ liên quan đến bảo hộ sáng chế và việc thụ hưởng các quyền đối với sáng chế mà không phân biệt địa điểm tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và dù sản phẩm được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước theo Điều 27.1Hiệp định TRIPS.

Cơ sở pháp lý: Các quy định trong Hiệp định TRIPS và các hiệp định liên quan Điều 27.1 Hiệp định TRIPS, đối tượng bảo hộ sáng chế:

“1. Phụ thuộc vào quy định tại các đoạn 2 và 3, bằng độc quyền phải được cấp cho mọi

412Cơ quan Kế toán Hoa Kỳ, Tổ chức Thương mại thế giới - Các vấn đề trong giải quyết tranh chấp, Báo cáo của GAO cho Chủ tọa, Ủy ban Giao thông và Đường bộ, Hạ viện Hoa Kỳ, tháng 8/2000, trang 100. tọa, Ủy ban Giao thông và Đường bộ, Hạ viện Hoa Kỳ, tháng 8/2000, trang 100.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)