III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
443 Cáo buộc này được nêu ra bởi Ôxtrâylia.
444 Các Điều 7, 12b và 12d của Quy chế.
phản đối phải là cư dân hoặc có cơ sở (cơng nghiệp hoặc thương mại) tại một quốc gia đáp ứng các điều kiện tương đương và có đi có lại,445 và một số chỉ dẫn địa lý nhất định vẫn còn hiệu lực mặc dù được đăng ký theo các điều khoản đã bị xóa bỏ của Quy chế, theo đó khơng cấp quyền phản đối cho cơng dân của các Thành viên WTO.
(ii) Đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục phản đối trong Quy chế,446 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 2(2) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1, vì Quy chế đưa ra yêu cầu về nơi cư trú hoặc cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) trong lãnh thổ Cộng đồng châu Âu.
d) Đối với yêu cầu liên quan đến Bộ phận pháp lý của Quy chế,447 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1.448 Theo Quy chế, khi ban hành một số loại quyết định, như quyết định đăng ký chỉ dẫn địa lý mà có phản đối, Ủy ban châu Âu phải tham vấn ý kiến từ Bộ phận pháp lý. Chủ thể sở hữu nhãn hiệu không mang quốc tịch EC sẽ khơng có đại diện quốc gia tại Ủy ban (hay Bộ phận pháp lý) để bảo vệ lợi ích của họ, và do đó, đây là sự đối xử kém thuận lợi hơn so với công dân EC. e) Đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục kiểm tra trong Quy chế,449 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1.450
(i) Theo Quy chế, cơ chế kiểm tra nhất định phải được thiết lập tại quốc gia có chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, dù các nước thành viên EC có trách nhiệm thiết lập cơ chế (kiểm tra) theo Quy chế thì các Thành viên WTO khác khơng có nghĩa vụ đó, mà trên thực tế, nhiều Thành viên WTO cũng khơng có cơ chế này. Do đó, khi cơng dân EC tự động được tiếp cận với cơ chế kiểm tra đạt tiêu chuẩn thì các cơng dân khơng mang quốc tịch EC từ các Thành viên WTO khác không thể đáp ứng yêu cầu này, ít nhất ở các Thành viên WTO không thiết lập được cơ chế kiểm tra như của EC. Quy chế đã khơng trao sự đối xử bình đẳng cho công dân EC và người không mang quốc tịch EC từ các Thành viên WTO khác.
(ii) Không rõ cơ quan chức năng của Thành viên WTO khác sẽ dựa trên cơ sở nào để đánh giá cơ chế kiểm tra của mình có đáp ứng các u cầu của Quy chế hay không. Các yêu cầu đối với cơ chế kiểm tra quá cao và vượt quá chức năng cơ bản là đánh giá sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu có trong bản mơ tả về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Nếu một Thành viên WTO yêu cầu các Thành viên WTO khác phải xây dựng cơ chế kiểm tra giống với cơ chế kiểm tra của Thành viên đó như điều kiện tiên quyết để cấp các quyền có trong Hiệp định TRIPS cho cơng dân của các Thành viên khác thì có thể hiểu là Thành viên đó đã trao sự đối xử kém thuận lợi hơn.
e) Đối với các yêu cầu liên quan đến việc ghi nhãn của Quy chế,451 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm các nghĩa vụ đối xử quốc gia được quy định tại Điều 3.1 Hiệp định TRIPS.452 Theo Quy chế, nếu một tên gọi được bảo hộ của nước thứ ba trùng với một tên gọi được bảo hộ của