III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
476 Điều 12d của Quy chế.
477 Theo Điều 15 của Quy chế.
478 Theo Điều 10 của Quy chế.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
108 109
(ii) Liên quan đến yêu cầu ghi nhãn của Quy chế,480 Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. Sẽ rất khó để kết luận rằng yêu cầu chỉ dẫn nguồn gốc đúng của sản phẩm là sự đối xử điều trị thuận lợi. Trong mọi trường hợp, Quy chế không phân biệt đối xử giữa cơng dân các nước vì nó áp dụng cho vị trí của khu vực địa lý, chứ khơng áp dụng cho quốc tịch: Quy chế có thể được áp dụng cho cả chỉ dẫn địa lý của châu Âu và nước khác.
k) Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm Điều 16.1 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này là vô căn cứ. (i) Thứ nhất, Quy chế cấm việc đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước.481 Thứ hai, Điều 24.5 Hiệp định TRIPS quy định khả năng đồng tồn tại của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có trước. Thứ ba, theo Điều 24.3, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên phải có nghĩa vụ duy trì sự đồng tồn tại này. Thứ tư, trong mọi trường hợp, theo Điều 17, các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ hạn chế đối với các quyền được cấp cho nhãn hiệu: Quy chế chính là ngoại lệ hạn chế theo Điều này.
(ii) Trên thực tế, nguy cơ đăng ký chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước là rất hạn chế do các tiêu chí đăng ký nhãn hiệu theo luật của EC. Ngồi ra, nếu hiểu một cách chính xác, Quy chế đủ để ngăn cấm đăng ký mọi chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn. Ơxtrâylia phải có nghĩa vụ chứng minh cho cáo buộc của mình. Quy chế yêu cầu các Cơ quan chức năng của EC từ chối đăng ký và không trao họ thẩm quyền đăng ký (các chỉ dẫn địa lý đó). Đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể bị hủy bỏ bởi tòa án, kể cả trong trường hợp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bởi người sử dụng chỉ dẫn địa lý.
(iii) Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm Điều 16.1 vì Quy chế khơng quy định cụ thể hoặc không áp dụng giả định về khả năng gây nhầm lẫn trong trường hợp sử dụng dấu hiệu giống nhau cho hàng hóa giống nhau. Cáo buộc này là vơ căn cứ, vì cả hai lý do nêu trên và vì các Thành viên khơng phải áp dụng một cách chính xác giả định tại Điều 16.1 trong pháp luật quốc gia, miễn là Cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định và thực hiện giả định đó trên thực tế.
(iv) Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm Điều 16.1 vì Quy chế khơng bảo đảm rằng đơn phản đối phải được chấp nhận do việc sử dụng chỉ dẫn địa lý dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn. Cáo buộc này là vô căn cứ. Điều 16.1 không trao quyền phản đối đối với đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác.
(v) Ơxtrâylia đã cáo buộc vi phạm Điều 16.1 vì Quy chế khơng bảo đảm sự đại diện của các Thành viên WTO trong Bộ phận pháp lý của các nước thành viên EC. Cáo buộc này là vô căn cứ. Các lập luận cho các cáo buộc khác nêu trên có thể đủ làm rõ, cộng thêm việc bổ sung Bộ phận pháp lý được thành lập theo Điều 15 của Quy chế không phải là “cơ quan ra quyết định cuối cùng”.
l) Ôxtrâylia đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên không quy định các biện pháp pháp lý ở cấp độ Cộng đồng nhằm cho phép các bên liên quan ngăn cấm việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được đăng ký hoặc được đề nghị để đăng ký theo Quy chế, theo đó vi phạm Điều 22.2 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này là vô căn cứ.
(i) Cáo buộc này đã không được lập luận đầy đủ. Trước tiên, trong mọi trường hợp, Điều 22.2 chỉ liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Quy định này không thể được chủ sở hữu nhãn hiệu viện dẫn để ngăn cấm việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Thứ hai, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được đăng ký một cách hợp lệ, nếu không phù hợp với Hiệp định TRIPS, không thể lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa. Việc 480 Theo Điều 12 (2) của Quy chế.