III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
472 Cáo buộc sau này chỉ được nêu ra bởi Ôxtrâylia.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
106 107
(iii) Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Ơxtrâylia khơng làm rõ ý định của Ơxtrâylia trong việc phản đối một số phiên bản của cùng biện pháp từ các lần sửa đổi, bổ sung. Một phân tích về các phiên bản của cùng biện pháp tranh chấp là khơng hữu ích cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên.
(iv) Một số biện pháp bị Ôxtrâylia và Hoa Kỳ phản đối, cụ thể là Quy định số 2400/96 và các phiên bản sửa đổi cho đến thời điểm nộp hồ sơ bằng văn bản lần đầu tiên và một số phiên bản sửa đổi của Quy chế Hội đồng số 2081/92, kể cả Văn kiện gia nhập EC của 10 nước thành viên mới, chưa được ban hành tại thời điểm thành lập Ban hội thẩm do đó khơng nên được đưa vào Điều khoản tham chiếu. Đặc biệt, Văn kiện gia nhập EC nêu trên phải được phê chuẩn - mà khơng thể hồn thành vào ngày thành lập Ban hội thẩm và không thể có hiệu lực trước ngày 01/5/2004.
(v) Ơxtrâylia đã bày tỏ ý định ủng hộ lập luận của Hoa Kỳ trong vụ kiện. Tuy nhiên, không thể hiểu những lập luận ủng hộ này của Ơxtrâylia vì có lúc lập luận của Hoa Kỳ trái ngược với lập luận của Ôxtrâylia, và sự ủng hộ tổng thể không phù hợp với quyền tự vệ của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên.
c) Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng việc đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quy chế phụ thuộc vào các điều kiện tương đương và có đi có lại. Tun bố này là khơng có căn cứ.
(i) Các điều kiện tương đương và có đi có lại trong Quy chế khơng áp dụng cho các chỉ dẫn địa lý nằm ở các nước thành viên WTO. Trên thực tế, những điều kiện này sẽ được áp dụng “mà không làm phương hại đến các điều ước quốc tế,”473 kể cả Hiệp định WTO. Theo đó, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý từ các Thành viên WTO khác phải tuân thủ các điều kiện giống như việc đăng ký chỉ dẫn địa lý từ Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên.
(ii) Ôxtrâylia và Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và các Điều 2(1)và 2(2) Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Quốc tịch của cá nhân nhận được sự đối xử nhất định là căn cứ để xác định liệu nghĩa vụ đối xử quốc gia có được tơn trọng hay khơng. Các điều kiện tương đương và có đi có lại trong Quy chế khơng áp dụng cho các khu vực địa lý nằm trong lãnh thổ các Thành viên WTO, mà không phụ thuộc vào quốc tịch. Cho dù khu vực địa lý nằm trong hay ngồi Cộng đồng châu Âu thì đều khơng liên quan đến vấn đề quốc tịch của nhà sản xuất liên quan do đó khơng có liên quan đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý.
d) Đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục nộp đơn theo Quy chế,474 Ôxtrâylia và Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2 Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Cáo buộc này là vô căn cứ. Thủ tục nộp đơn không được áp dụng theo quốc tịch của nhà sản xuất mà theo vị trí của khu vực địa lý. Ngồi ra, thủ tục này không tạo ra đối xử kém thuận lợi hơn vì vai trị Chính phủ của nước thứ ba cũng giống như vai trò của các nước thành viên EC. Việc xác minh và chuyển đơn không phải là một nghĩa vụ quá nặng nề đối với một Thành viên WTO khác: Quy chế khơng có ý định áp đặt các nghĩa vụ cho các nước thứ ba, việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý thuộc lãnh thổ của nước đó phụ thuộc vào sự hợp tác của họ.
e) Liên quan đến thủ tục phản đối theo Quy chế,475 Ôxtrâylia và Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2 Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Cáo buộc này là vô căn cứ. Việc xác minh và chuyển một đơn phản đối của quốc gia thứ ba không phải là