Các Điểm từ 16 20 Điề u4 Luật Sở hữutrí tuệ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 131 - 132)

VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ

658 Các Điểm từ 16 20 Điề u4 Luật Sở hữutrí tuệ.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

262 263

được nộp ở nước ngoài hoặc ngày triển lãm được đề cập ở trên.

Đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Để gia hạn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn và phí gia hạn trong vịng 06 tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực bảo hộ. Yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn trong thời gian ân hạn là 06 tháng và phải nộp 10% phí gia hạn cho mỗi tháng quá hạn.

Điều 129.1 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Cụ thể, Điều 129.1 quy định hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu là việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan đến các hàng hóa hoặc dịch vụ có trong danh mục đăng ký nhãn hiệu nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ. Các Điều 46, 181, 287 và 289 Luật Thương mại yêu cầu các bên liên quan phải bảo đảm tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ trong các giao dịch thương mại, và các Điều 109, 134 và 320 Luật Thương mại cấm các hành vi lừa dối và gây nhầm lẫn cho khách hàng, cũng như hành vi quảng cáo gian dối hoặc quảng cáo hàng giả.

Các hành vi dưới đây phải bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu: (i) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là một bên ký kết, và theo điều ước quốc tế đó đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu bị cấm sử dụng nhãn hiệu đó nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó khơng được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu và không hợp lý;

(ii) Đăng ký hoặc sở hữu quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng với hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại hoặc nhãn hiệu được bảo hộ của người khác mà khơng có quyền sử dụng, nhằm mục đích sở hữu tên miền, hưởng lợi từ danh tiếng hoặc làm ảnh hưởng đến danh tiếng và sự phổ biến của nhãn hiệu tương ứng.

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo các Điều 74.2(i), 75 và 129.1(d) Luật Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu nổi tiếng là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”659 và các tiêu chí cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại các Điều 4.20 và 75 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 75, các tiêu chí đánh giá bao gồm: thông tin về số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu thơng qua mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng các quốc gia mà hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu được bán, bảo hộ nhãn hiệu hoặc công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; thời gian liên tục sử dụng nhãn hiệu; uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu, v.v. Quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không cần đăng ký.660 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có tính đến Đồng khuyến nghị về các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được thông qua bởi Hội đồng Liên hiệp Paris và Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tháng 9/1999. Có thể thấy, các quy định của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS, cũng như phù hợp với khoản 1 Điều 6bis Cơng ước Paris.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của bất kỳ người nào trong các trường hợp sau đây:

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)