III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
509 Theo Điều 14(3) của Quy chế.
đến khả năng đồng tồn tại của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu xung đột có trước, Quy chế đã vi phạm Điều 16.1, nhưng sự vi phạm này được lý giải theo Điều 17. Ngược lại, các Điều 24.3 và Điều 24.5 đã không được áp dụng một cách phù hợp.
(vi) Ôxtrâylia tiếp tục cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 16.1 Hiệp định TRIPS vì Quy chế khơng quy định hoặc áp dụng giả định về khả năng gây nhầm lẫn trong trường hợp sử dụng dấu hiệu giống nhau cho hàng hóa giống nhau. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã lập luận rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Đánh giá về cáo buộc này đã khơng mang lại đóng góp nào cho một giải pháp tích cực đối với vụ kiện, và do đó cáo buộc này khơng nên được tiếp tục xem xét.
(vii) Ôxtrâylia cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 16.1 vì Quy chế khơng bảo đảm rằng đơn phản đối việc đăng ký chỉ dẫn địa lý phải được chấp nhận dựa trên cơ sở việc sử dụng chỉ dẫn địa lý có khả năng gây nhầm lẫn. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ. Ơxtrâylia đã khơng giải thích được tại sao quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu để ngăn cấm hành vi sử dụng lại bao gồm quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý. Với lý do này, Ơxtrâylia đã khơng đưa ra được chứng cứ cho cáo buộc này.
(viii) Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 16.1 vì Quy chế khơng bảo đảm đơn phản đối của chủ sở hữu nhãn hiệu phải được xem xét bởi Cơ quan chức năng của các nước thành viên EC. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Với lý do tương tự nêu trên, Ơxtrâylia đã khơng đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho cáo buộc này.
m) Các nguyên đơn đã cáo buộc sự vi phạm Điều 22.2 Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc là vơ căn cứ.
(i) Ơxtrâylia đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên không quy định các công cụ pháp lý ở cấp độ Cộng đồng để các bên có liên quan ngăn chặn việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được đăng ký, hoặc được đề nghị đăng ký theo Quy chế, theo đó vi phạm Điều 22.2. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ. Khơng có xung đột giữa định nghĩa về “tên gọi xuất xứ” và “chỉ dẫn địa lý” trong Quy chế và định nghĩa về chỉ dẫn địa lý trong Điều 22.1. Điều 22.2 quy định nghĩa vụ phải được áp dụng cho chỉ dẫn địa lý. Hiểu trong bối cảnh này, nghĩa vụ tại Điều 22.2 mà bao gồm một số biện pháp pháp lý “đối với” chỉ dẫn địa lý chính là một nghĩa vụ bảo hộ các chỉ dẫn địa lý. Cáo buộc của Ơxtrâylia dường như khơng liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý, mà là bảo hộ đối tượng khác chống lại việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì vậy,cáo buộc đã đưa ra được nguyên nhân của hành vi theo Điều 22.2. Hơn nữa, cáo buộc cụ thể của Ôxtrâylia về sự vi phạm Điều 22.2 là không đủ rõ ràng. Với những lý do nêu trên,cáo buộc vi phạm Điều 22.2 của Ôxtrâylia phải bị từ chối.
(ii) Hoa Kỳ cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 22.2 vì Quy chế khơng trao cho các bên liên quan ở các Thành viên WTO khác mà không đáp ứng các điều kiện tương đương và có đi có lại, kể cả cơ chế kiểm tra, các biện pháp pháp lý để bảo hộ chỉ dẫn địa lý của họ trên cơ sở thống nhất trên toàn lãnh thổ EC. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã cho rằng cáo buộc đó là vơ căn cứ. Điều 22.2 buộc Thành viên phải quy định các công cụ pháp lý cho “các bên liên
quan”, phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia tại Điều 1.3 Hiệp định TRIPS. Những người này có thể là
các bên tư nhân. Việc đánh giá liệu Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên có quy định các cơng cụ pháp lý theo yêu cầu của Điều 22.2 cho các bên liên quan là công dân của các Thành viên WTO khác hay không là cần thiết. Quy chế không cấp sự bảo hộ cho các bên liên quan về chỉ dẫn địa lý nằm ở nước thứ ba, kể cả ở các nước Thành viên WTO nếu không đáp ứng các điều kiện tương đương và có đi có lại, và nếu Chính phủ của Thành viên WTO đó khơng thẩm định và chuyển đơn. Hoa Kỳ
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
124 125
đã đưa ra bằng chứng rõ ràng để chứng minh cho cáo buộc của mình. Tuy nhiên, nghĩa vụ theo Điều 22.2 phải được áp dụng cho Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên, chứ không phải áp dụng cho Quy chế. Hoa Kỳ đã phản đối Quy định - nhưng đây không phải là biện pháp duy nhất của Cộng đồng châu Âu để thi hành Điều 22.2. Các biện pháp bảo hộ khác, như các Chỉ thị về ghi nhãn thực phẩm, chống quảng cáo tiếp thị gây hiểu nhầm và các quy chế thi hành khác của các nước thành viên EC, dù không quy định cụ thể về bảo hộ các chỉ dẫn địa lý, nhưng đã cấm các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý. Hoa Kỳ đã không chứng minh được những biện pháp khác, mà khơng có trong Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm, bảo hộ không đầy đủ chỉ dẫn địa lý cho công dân của các Thành viên WTO khác theo quy định tại Điều 22.2. Theo đó, đối với các điều kiện tương đương và có đi có lại, việc kiểm tra và chuyển đơn theo Quy chế, Hoa Kỳ đã không đưa ra được chứng cứ rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên không thi hành nghĩa vụ tại Điều 22.2. Hoa Kỳ cũng đã đưa ra cáo buộc theo Điều 22.2 về một số lập luận liên quan đến quyền của người phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý, liên quan đến cơ sở phản đối dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Điều 22 nằm ở Mục 3, Phần II - quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định.Mục 3 không quy định về bảo hộ nhãn hiệu, trừ trường hợp chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo hệ thống nhãn hiệu. Do đó, các lập luận của Hoa Kỳ nhằm minh họa cho cáo buộc này phải bị bác bỏ nếu liên quan đến việc phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả liên quan đến sự phản đối của chủ sở hữu nhãn hiệu. Một phần trong cáo buộc Hoa Kỳ liên quan đến Điều 62 Hiệp định TRIPS, trong đó bao gồm các quy định về đăng ký và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ, kể cả chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, Điều 62 không thuộc điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm. Cuối cùng, có thể kết luận rằng các điều kiện tương đương và có đi có lại khơng được áp dụng cho quyền phản đối của cư dân hoặc cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) ở các Thành viên WTO khác. Hoa Kỳ đã không đưa ra được chứng cứ rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên không thực thi nghĩa vụ theo Điều 22.2 Hiệp định TRIPS.
n) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm nghĩa vụ tối huệ quốc tại Điều 4 Hiệp định TRIPS và Cơng ước Paris vì Quy chế áp đặt điều kiện tương đương và có đi có lại về khả năng bảo hộ. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ. Hai tiêu chí cần được xem xét để xác định sự vi phạm Điều 4: 1)Biện pháp tranh chấp phải áp dụng cho bảo hộ sở hữu trí tuệ; và 2) Cơng dân của các Thành viên WTO khác không được trao “ngay lập tức và
vô điều kiện” các lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc sự miễn trừ mà một Thành viên dành cho công dân
của bất kỳ nước nào khác. Cáo buộc của Hoa Kỳ có liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, thuộc phạm vi của nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc tại Điều 4, như được làm rõ trong Chú thích số 3 của Hiệp định. Tuy nhiên, đối với yếu tố thứ hai, do đã kết luận rằng Quy chế vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia tại Điều 3.1 nên việc tiếp tục kết luận về nghĩa vụ tối huệ quốc sẽ khơng mang lại sự đóng góp tích cực nào đối với giải pháp của vụ kiện này. Vì vậy, tính hiệu quả tư pháp phải được thực hiện đối với cáo buộc này. o) Liên quan đến thủ tục nộp đơn và thủ tục phản đối trong Quy chế,510 Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều 4 Hiệp định TRIPS với những lý do tương tự cáo buộc vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Hoa Kỳ đã không đưa ra được sự khác biệt trong đối xử giữa công dân của Cộng đồng châu Âu và các Thành viên khác. Vì vậy, Hoa Kỳ đã khơng đưa ra được chứng cứ cho cáo buộc của mình.
p) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng việc thi hành Quy chế bởi các cơ quan chức năng của các nước thành viên EC đã vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều 4 Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Căn cứ trong cáo buộc của Hoa Kỳ là công dân của các nước thành viên EC là “công dân của bất kỳ nước nào khác” theo nghĩa của Điều 4. Tuy nhiên,
510Theo các Điều 5 và 12 và 7, 12b và 12d của Quy chế.
người dân của các nước thành viên EC chính là cơng dân của Cộng đồng châu Âu. Ở mức độ mà lợi thế được trao theo Quy chế, thông qua việc thực thi thẩm quyền theo Quy chế của các cơ quan chức năng thuộc Cộng đồng và các nước thành viên, đối với cơng dân của Cộng đồng châu Âu thì những lợi thế đó khơng được cấp cho “cơng dân của bất kỳ nước nào khác” theo nghĩa của Điều 4. Vì vậy, cáo buộc của Hoa Kỳ phải bị bác bỏ, trong chừng mực mà dựa trên việc thi hành Quy chế bởi các cơ quan chức năng của các nước thành viên EC.
q) Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên từ chối trao cho công dân của các Thành viên WTO khác sự bảo hộ hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp pháp lý phù hợp để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, do đó đã vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, tích hợp các Điều 10bis(1) và10ter(1) Cơng ước Paris. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng điều này là khơng chính xác. Nhiều vấn đề trong cáo buộc của Ơxtrâylia cần phải giải thích và Ơxtrâylia phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng cho cáo buộc của mình. Theo đó, Ơxtrâylia đã khơng đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho cáo buộc của mình theo các Điều 10bis và 10ter Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS.
r) Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm các điều khoản của Hiệp định TRIPS mà quy định nghĩa vụ liên quan đến thủ tục thực thi quyền. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng những cáo buộc này là vơ căn cứ.
(iii) Ơxtrâylia đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm các điều khoản Hiệp định TRIPS mà quy định nghĩa vụ liên quan đến thủ tục thực thi quyền,511 do các điều khoản này liên quan đến việc phản đối của chủ sở hữu nhãn hiệu, và chức năng của Bộ phận pháp lý. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng những cáo buộc đó là vơ căn cứ. Cáo buộc này dựa trên các nghĩa vụ liên quan đến thủ tục thực thi quyền trong Phần III Hiệp định TRIPS. Cáo buộc của Ôxtrâylia liên quan đến thủ tục ban đầu, cho phép việc phản đối liên quan đến đăng ký quyền sở hữu trí tuệ theo Quy chế. Do đó, thủ tục này thuộc Phần IV chứ không phải thuộc Phần III của Hiệp định. Các nguyên tắc chung tại Điều 41.2 và 41.3 phải được áp dụng cho thủ tục này, nếu pháp luật của Thành viên cho phép, theo quy định của Điều 62.4 Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Điều 62.4 khơng có trong Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm. Theo đó, yêu cầu này phải bị bác bỏ.
(iv) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm các điều khoản của Hiệp định TRIPS quy định các nghĩa vụ liên quan đến thủ tục thực thi quyền512 vì đã khơng quy định các quyền như được quy định tại Điều16.1 và Điều 22.2 Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Những cáo buộc này được đưa ra dựa trên các nghĩa vụ liên quan đến thủ tục thực thi quyền tại Phần III Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, cáo buộc của Hoa Kỳ phụ thuộc vào cáo buộc liên quan đến các tiêu chuẩn tối thiểu tại Phần II của Hiệp định, đặc biệt là các Điều 16.1 và 22.2. Cho dù phán quyết đã được đưa ra cho các cáo buộc liên quan đến các Điều 16.1 và 22.2, nhưng sự nghiên cứu sâu hơn về các cáo buộc tại Phần III không mang lại bất kỳ đóng góp thêm nào cho một giải pháp tích cực cho vụ kiện này. Tính hiệu quả tư pháp phải được thực hiện đối với những cáo buộc đó.
s) Các nguyên đơn đã cáo buộc rằng Quy chế không bảo đảm quyết định của các nước thành viên EC trong việc cấp sự bảo hộ chuyển tiếp quốc gia theo Quy chế,513 không làm suy giảm sự bảo hộ nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPS, giống như việc đăng ký chỉ dẫn địa lý ở cấp độ Cộng đồng. Kết quả là, Quy
511Đặc biệt, Ôxtrâylia đã cáo buộc sự vi phạm các Điều 41.1, 41.2, 41.3 và 42 Hiệp định TRIPS.
512 Đặc biệt, Hoa Kỳ đã cáo buộc sự vi phạm các Điều 41.1, 41.2, 41.4, 42 và 44.1 Hiệp định TRIPS.