V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác
Hoa Kỳ Điều 211 Luật Omnibus về phân bổ ngân sách năm
ngân sách năm 1998
Tài liệu IP/D/20WT/DS176 - Báo cáo của Ban hội thẩm (Tài liệu WT/DS176/R)
Tài liệu IP/D/20WT/DS176 - Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm (Tài liệu WT/DS176/AB/R) Bối cảnh của vụ kiện
Ngày 07/7/1999, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về các biện pháp nhất định liên quan đến nhãn hiệu và tên thương mại. Do không đạt được giải pháp thỏa đáng nên Ban hội thẩm đã được thành lập vào ngày 26/9/2000.
Pháp luật và các văn bản liên quan của Hoa Kỳ617 quy định một quy tắc nhất định đối với nhãn hiệu, tên doanh nghiệp và tên thương mại liên quan đến các doanh nghiệp bị Chính phủ Cuba tịch thu vào hoặc sau ngày 01/01/1959.
Đặc biệt, theo Mục 221(a)(1) Luật Omnibus về phân bổ ngân sách (sau đây gọi tắt là “Đạo luật
Omnibus”) năm 1998 đã quy định rõ, phù hợp với các quy định của Liên bang, trừ khi chủ sở hữu
nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại, hoặc người thừa kế hợp pháp đồng ý, sẽ khơng có bất kỳ khoản giao dịch hoặc thanh toán nào được thực hiện liên quan đến nhãn hiệu, tên doanh nghiệp và tên thương mại mà trùng hoặc tương tự cơ bản với nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại mà việc sử dụng có liên quan đến doanh nghiệp hoặc tài sản bị tịch thu.
Theo Mục 221(a)(2) Luật Omnibus năm 1998, khơng tịa án nào ở Hoa Kỳ công nhận, thi hành hoặc xác nhận các quyền của công dân được chỉ định theo quyền của hệ thống thông luật (common law) hoặc đăng ký nhận được về những nhãn hiệu,618 tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại đó. Theo Mục 221(b) Đạo luật Omnibus, trừ khi chủ sở hữu ban đầu của nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại, hoặc người thừa kế hợp pháp cho phép, khơng tịa án nào ở Hoa Kỳ cơng nhận, thi hành hoặc xác nhận bất kỳ quyền theo hiệp ước nào của công dân được chỉ định đối với nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại mà trùng hoặc tương tự cơ bản với nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại được sử dụng có liên quan đến doanh nghiệp hoặc tài sản bị tịch thu.
“Công dân được chỉ định” tại Điều 211 được hiểu là Cuba và cơng dân của Cuba nói chung hoặc một
người cụ thể được chỉ định. Ngoài ra, theo pháp luật Hoa Kỳ, mọi giao dịch về tài sản trong thẩm quyền của Hoa Kỳ mà cơng dân Cuba có quyền lợi cần phải có sự phép đặc biệt từ Chính phủ Hoa Kỳ.619
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
222 223
Trong vụ kiện này, các bên đã đề cập đến một số điều khoản trong Văn kiện Stockholm năm 1867 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu cơng nghiệp do Văn phịng quốc tế WIPO quản lý, bao gồm các điều khoản nội dung được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1. Hội đồng thẩm phán đã đề nghị Văn phịng quốc tế WIPO cung cấp các thơng tin có liên quan đến vụ kiện và nhận được những thông tin này trong một bức thư cùng các Phụ lục vào ngày 02/3/2001.
Cơ sở pháp lý: Các quy định trong Hiệp định TRIPS và các hiệp định liên quan Điều 2.1Hiệp định TRIPS, Các Cơng ước về sở hữu trí tuệ:
“1. Đối với các Phần II, III và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ 1 đến 12 và Điều 19 của Công ước Paris (năm 1967).”
Điều 3.1 Hiệp định TRIPS, Đối xử quốc gia:
“1. Mỗi Thành viên phải trao cho công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém ưu đãi hơn so với đối xử của Thành viên đó dành cho cơng dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, phụ thuộc vào các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (năm 1967), Công ước Berne (năm 1971), Cơng ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các quyền được quy định trong Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nêu trên cho Hội đồng TRIPS.”
Đối xử quốc gia là một nguyên tắc cơ bản cơ bản của Hiệp định TRIPS. Với lời văn tương tự Điều III. 4 Hiệp định GATT 1994 cho thấy ý nghĩa của quy định này trong việc giải thích nghĩa vụ đối xử quốc gia trong Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều 3.1 yêu cầu cácThành viên WTO trao sự đối xử không kém thuận lợi hơn cho công dân của Thành viên khác so với sự đối xử dành cho cơng dân của mình trong “bảo hộ” các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến hoạt động thương mại. Chú thích tại Điều3.1 đã làm rõ rằng “bảo hộ” bao gồm cả “những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi bảo hộ, sự duy trì và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được đề cập cụ thể trong Hiệp định TRIPS” (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, các đoạn 242-243).
Điều 4 Hiệp định TRIPS, Đối xử tối huệ quốc:
“Đối với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bất kỳ lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ được một Thành viên dành cho công dân của nước khác phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này cho bất kỳ ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:
(a) trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế về hỗ trợ tư pháp hoặc thực thi pháp luật theo nghĩa chung và không giới hạn riêng về bảo hộ sở hữu trí tuệ;
(b) phù hợp với các quy định của Cơng ước Berne (1971) hoặc Cơng ước Rome, theo đó sự đãi ngộ khơng phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng cho một nước khác;
(c) đối với quyền của người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh truyền hình mà khơng được quy định trong Hiệp định này;
d) trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thỏa thuận đó được thơng báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác”.
Từ lâu, nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc đã là một trong số những nền tảng của hệ thống thương mại thế giới. Vì vậy, nó phải được áp dụng cho sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS như được áp dụng cho thương mại hàng hóa theo Hiệp định GATT (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 297).
Điều 15.1và 15.2 Hiệp định TRIPS, Đối tượng bảo hộ:
“1. Bất kỳ dấu hiệu hoặc tập hợp các dấu hiệu nào mà có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ ngữ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tập hợp các màu sắc cũng như tập hợp bất kỳ của các dấu hiệu nêu trên, phải được đăng ký làm nhãn hiệu. Nếu bản thân các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, thì các Thành viên có thể quy định khả năng đăng ký dựa trên sự phân biệt có được thơng qua sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký phải là các dấu hiệu nhìn thấy được.
2. Đoạn 1 nêu trên khơng có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng ký nhãn hiệu dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ đó khơng trái với quy định của Công ước Paris (1967).”
Điều 15.1 xác định các dấu hiệu hoặc tập hợp các dấu hiệu có khả năng làm nhãn hiệu. Những dấu hiệu đó bao gồm các từ như tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình và sự kết hợp các màu sắc, cũng như mọi sự kết hợp của các dấu hiệu đó. Nếu các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với những hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác thì có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, Điều 15.1 xác định những gì có thể làm nhãn hiệu và theo quy định tại Điều này, các Thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằng nếu những dấu hiệu đó hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu đáp ứng điều kiện về khả năng phân biệt được quy định tại Điều15.1 thì có thể đăng ký làm nhãn hiệu trong pháp luật quốc gia của họ (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 154).
Việc dẫn chiếu trực tiếp Điều15.1 trong Điều 15.2 cho thấy rõ ràng rằng “các căn cứ khác” để từ chối đăng ký nhãn hiệu theo Điều 15.2 là khác so với những căn cứ quy định tại Điều 15.1 (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 171).
Điều 16.1Hiệp định TRIPS, Quyền được cấp:
“1. Chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm người khác mà khơng có sự cho phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn. Việc sử dụng dấu hiệu trùng cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ phải được coi là có khả năng gây nhầm lẫn. Các quyền được nêu trên không được làm tổn hại đến mọi quyền có trước, cũng như khơng cản trở các Thành viên cấp quyền trên cơ sở sử dụng.”
Câu đầu tiên của Điều 16.1yêu cầu các Thành viên cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký độc quyền nhằm ngăn cấm người khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự trong hoạt động thương mại cho các hàng hóa hoặc dịch vụ khác nếu việc sử dụng dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn. Câu cuối cùng cho thấy những quyền đó khơng được làm ảnh hưởng đến bất kỳ quyền nào có trước và rằng các Thành viên không được ngăn cấm việc cấp quyền trên cơ sở sử dụng. Theo đó, Điều 16 thừa nhận rằng độc quyền có thể được cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu trên cơ sở đăng ký hoặc sử dụng (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 8.107). Điều 16.1 chỉ ra một số độc quyền nhất định từ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu mà mọi Thành viên phải tôn trọng và cấp các quyền đó cho chủ sở hữu; nhưng Hiệp định TRIPS không quy định chế độ sở hữu nhãn hiệu mà có hiệu lực và được áp dụng cho mọi Thành viên. Vì vậy, Điều 16.1dự liệu các loại quyền khác nhau có trong pháp luật của các Thành viên (Báo cáo của Ban hội thẩm, 8.108).
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
224 225
Điều 16 Hiệp định TRIPS trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu một mức quyền tối thiểu được thống nhất ở cấp độ quốc tế mà tất cả Thành viên WTO phải bảo đảm trong pháp luật quốc gia của mình. Những độc quyền đó bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm phạm của bên thứ ba đối với nhãn hiệu được đăng ký nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu. Điều 16.1 cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu các độc quyền, nhưng lại không làm rõ cách thức xác định các độc quyền đó. Các Thành viên WTO được phép quy định các độc quyền được dự liệu tại Điều 16.1trong pháp luật của mình trên cơ sở đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 186 - 188).
Điều 42 Hiệp định TRIPS, Thủ tục đúng đắn và công bằng:
“Các Thành viên phải quy định để các chủ thể quyền được tham gia các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến thực thi mọi loại quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định này. Bị đơn phải có quyền được thơng báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi tiết, kể cả căn cứ của các cáo buộc. Các Bên phải được phép có cố vấn pháp luật độc lập làm đại diện, và các thủ tục khơng được địi hỏi q mức việc đương sự buộc phải có mặt tại tịa. Các Bên tham gia tố tụng phải có quyền biện minh cho u cầu của mình và có quyền đưa ra các chứng cứ phù hợp. Thủ tục đó phải bao gồm các phương tiện để xác định và bảo hộ thơng tin bí mật, trừ khi điều này trái với các quy định của hiến pháp hiện hành.”
Câu đầu tiên của Điều 42 yêu cầu các Thành viên phải quy định một số thủ tục tố tụng dân sự cho chủ sở hữu quyền. Như vậy, theo ý nghĩa thông thường của cụm từ “quy định” thì chủ sở hữu có quyền tiếp cận với các thủ tục tố tụng dân sự để thực thi hiệu quả các quyền được cấp theo Hiệp định. Tuy nhiên, câu đầu tiên của Điều 42 không xác định thuật ngữ “thủ tục tố tụng dân sự” bao gồm những gì. Do đó, Hiệp định TRIPS cho phép các Thành viên quyền tự do nhất định liên quan đến vấn đề này, có tính đến “sự khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia”, miễn là phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu về thủ tục như được quy định trong Hiệp định. Trên thực tế, hầu như các thủ tục tố tụng dân sự của các Thành viên là không giống nhau. “Chủ sở hữu quyền” đề cập tại Điều 42 không chỉ giới hạn ở những người được xác lập là chủ sở hữu nhãn hiệu, mà còn bao gồm những người yêu cầu có tư cách pháp lý để xác định quyền: cách giải thích này cũng áp dụng đối với thuật ngữ “các bên” tại câu thứ tư trong Điều 42. Thủ tục tố tụng dân sự sẽ không được coi là đúng đắn và công bằng nếu nguyên đơn và bị đơn không thể tiếp cận được với tịa án - những người có thể là chủ sở hữu quyền (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 215-217). Theo câu thứ tư trong Điều 42, các Thành viên WTO cũng phải bảo đảm cho tất cả “các bên” quyền “biện minh cho yêu cầu của mình”. Ngun đơn cũng có quyền trình bày các chứng cứ liên quan nhằm biện minh cho các
yêu cầu của mình trước tịa. Vì vậy, theo Điều 42, các Thành viên có nghĩa vụ quy định quyền cho chủ sở hữu - một loại quyền có bản chất thủ tục (Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 219-221).
Điều 2(1) Công ước Paris, Đối xử quốc gia cho công dân các nước thuộc Liên hiệp:
“(1) Trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công dân của mọi nước Thành viên thuộc Liên hiệp đều được hưởng những ưu đãi mà pháp luật của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định dành cho công dân của nước mình; hồn tồn khơng ảnh hưởng đến các quyền được quy định riêng trong Cơng ước này. Do đó, họ phải được hưởng sự bảo hộ và công cụ pháp luật chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền của mình giống như những cơng dân của nước thành viên đó, với điều kiện là phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định cho cơng dân của những nước đó”.
Điều 6 Cơng ước Paris, Nhãn hiệu: Điều kiện đăng ký; sự độc lập của việc bảo hộ nhãn hiệu
tại các nước khác nhau:
“(1) Các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu phải được xác định trong pháp luật của mỗi quốc gia của Liên hiệp.
(2) Tuy nhiên, đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thuộc Liên hiệp nộp sẽ
không bị từ chối, đăng ký của nhãn hiệu đó cũng khơng bị vô hiệu trên cơ sở rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn chưa được thực hiện ở nước xuất xứ.
(3) Một nhãn hiệu được đăng ký hợp lệ ở một nước thuộc Liên hiệp phải được coi là độc lập với các nhãn hiệu được đăng ký ở các nước khác thuộc Liên hiệp, bao gồm nước xuất xứ.”
Điều 6(1) Công ước Paris bảo lưu quyền của mỗi quốc gia thuộc Liên hiệp Paris trong việc xác định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật trong nước. Tuy nhiên, thẩm quyền xác định các điều kiện đó của pháp luật trong nước phải được thực hiện phù hợp với các nghĩa vụ của nước đó theo Cơng ước Paris. Những nghĩa vụ đó bao gồm các căn cứ từ chối đăng ký nhãn hiệu đã được thống nhất ở cấp độ quốc tế, theo quy định tại Công ước Paris (Báo cáo của Cơ quan phúc