Tài liệu IP/D/23WT/DS199 - WT/DS199/4 Bối cảnh của vụ kiện
Ngày 30/5/2000, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn Brazil liên quan đến Luật Sở hữu công nghiệp năm 1996422 của Brazil và các biện pháp liên quan khác.
Mối quan tâm chính của Hoa Kỳ là việc tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS của Brazil. Theo Luật Sở hữu công nghiệp Brazil,423 bằng độc quyền sáng chế có thể là đối tượng bị cấp quyền sử dụng bắt buộc nếu đối tượng của bằng độc quyền không “được khai thác” tại lãnh thổ Brazil, nghĩa là nếu sản phẩm được bảo hộ sáng chế không được sản xuất tại Brazil hoặc nếu quy trình được bảo hộ sáng chế là khơng được sử dụng ở Brazil. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu sáng chế lựa chọn việc khai thác sáng chế dưới hình thức nhập khẩu chứ khơng “khai thác tại địa phương” thì Luật Sở hữu cơng nghiệp Brazil sẽ cho phép người khác nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ sáng chế hoặc sản phẩm thu được từ quy trình bảo hộ sáng chế. Điều này dẫn đến việc phân biệt đối xử cho chủ sở hữu sáng chế của Hoa Kỳ tại Brazil- những người có sản phẩm được nhập khẩu vào, nhưng không sản xuất tại Brazil. Luật Sở hữu công nghiệp Brazil cũng làm giảm độc quyền của chủ sở hữu đối với sáng chế của họ.
Theo Hoa Kỳ, Brazil đã vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định WTO và cụ thể là:
i) Các nghĩa vụ cấp bằng độc quyền sáng chế và thụ hưởng các độc quyền sáng chế mà không được phân biệt đối xử về địa điểm sáng chế, lĩnh vực công nghệ,và dù sản phẩm được nhập khẩu hoặc được sản xuất tại địa phương theo Điều 27.1 Hiệp định TRIPS;
ii) Các nghĩa vụ đối với các độc quyền sáng chế của chủ sở hữu theo Điều 28.1; và,
iii) Các nghĩa vụ theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT năm 1994).
Cơ sở pháp lý: Các quy định trong Hiệp định TRIPS và các hiệp định liên quan Điều 27.1 Hiệp định TRIPS, Đối tượng bảo hộ sáng chế:
“1. Phụ thuộc vào quy định tại các khoản 2 và 3, bằng độc quyền phải được cấp cho mọi sáng chế, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực cơng nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Phụ thuộc vào khoản 4 Điều 65, khoản 8 Điều 70 và khoản 3 Điều này, bằng độc quyền phải được cấp và các độc quyền sáng chế phải được hưởng không phân biệt nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước.”
Điều 28. Hiệp định TRIPS, Các quyền được cấp:
“1. Bằng độc quyền phải trao các độc quyền sau cho chủ sở hữu sáng chế:
421 M.L. Busch, R. Reinhardt, Tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương và Hệ thống giải quyết tranh chấp tại GATT/WTO, E. -U. Petersmann, M. A. Pollack (Eds.), Tranh chấp kinh tế xuyên Đại Tây Dương: EU, Hoa Kỳ và WTO, (NXB Đại học Oxford: E. -U. Petersmann, M. A. Pollack (Eds.), Tranh chấp kinh tế xuyên Đại Tây Dương: EU, Hoa Kỳ và WTO, (NXB Đại học Oxford: 2003, US) trang 472, có tại http://faculty.georgetown.edu/mlb66/florence.pdf.