III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
438 Điều 12(2) của Quy chế.
Hai nguyên đơn đưa ra một số cáo buộc theo Hiệp định TRIPS, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1967 (Công ước Paris), nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều1.1 và nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Điều III.4 Hiệp định GATT 1994, các nghĩa vụ về chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật của các cơ quan chức năng ở cấp trung ương theo Điều 2 Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Đặc biệt, do một số cáo buộc liên quan đến Cơng ước Paris và Cơng ước này do Văn phịng quốc tế WIPO quản lý nên Ban hội thẩm đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Văn phịng quốc tế theo hình thức cung cấp thơng tin liên quan đến việc giải thích một số điều khoản của Cơng ước. Các thơng tin được Văn phịng quốc tế cung cấp bao gồm một tài liệu và 05 phụ lục kèm theo.
Ngoài ra, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên lập luận rằng hai nguyên đơn, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đưa ra các khiếu nại khác nhau. Vì vậy, mặc dù có một Ban hội thẩm chung được thành lập cho vụ kiện, nhưng Ban hội thẩm phải chuẩn bị các báo cáo riêng, phù hợp với Điều 9.2 Hiệp định DSU. Ban hội thẩm đã chấp nhận yêu cầu này.
Cơ sở pháp lý: Các quy định trong Hiệp địnhTRIPS và các hiệp định liên quan Điều 1.1 Hiệp định TRIPS, Nội dung và phạm vi của các nghĩa vụ:
“1. Các Thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên có thể, nhưng khơng bắt buộc, phải áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó khơng trái với các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên được tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình.
2. Trong Hiệp định này, “sở hữu trí tuệ” bao gồm tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các Mục từ 1 đến 7 của Phần II.”
Điều 2.2 Hiệp định TRIPS, Các cơng ước về sở hữu trí tuệ:
“1. Đối với các Phần II, III và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ 1 đến 12 và Điều 19 Công ước Paris (1967).”
Điều 3. Hiệp định TRIPS, Đối xử quốc gia:
“1. Mỗi Thành viên phải trao cho công dân của Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà Thành viên đó dành cho cơng dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, phụ thuộc vào các ngoại lệ tương ứng được quy định trong Công ước Paris (năm 1967), Công ước Berne (năm 1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng, nghĩa vụ này chỉ áp dụng cho các quyền được quy định trong Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome phải thông báo cho Hội đồng TRIPS, như được quy định trong các điều khoản đó.”
Hai tiêu chí cần được đáp ứng khi xem xét sự không phù hợp với nghĩa vụ tại Điều 3.1 gồm: 1) Biện pháp liên quan phải áp dụng cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, và 2) Cơng dân của các Thành viên khác bị đối xử “kém thuận lợi hơn” so với công dân củaThành viên sở tại (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, đoạn 7.175; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, đoạn 7.125).
Nghĩa vụ đối xử quốc gia quy định tại Điều 3 Hiệp định TRIPS áp dụng đối với “việc bảo hộ sở hữu trí
tuệ”. Chú thích số 2 đưa ra định nghĩa toàn diện cho cụm từ “bảo hộ” được sử dụng tại các Điều 3 và 4,
gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đăng ký, phạm vi bảo hộ, việc duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
94 95
quy định cụ thể trong Hiệp định. Theo Điều 1.2, thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” được dùng để chỉ tất cả các (quyền) sở hữu trí tuệ có tại các Mục từ 1 đến 7 trong Phần II của Hiệp định (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, các đoạn 7.176-7.177; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, các đoạn 7.126-7.127). Mặc dù Điều 3.1 áp dụng cho công dân, chứ không phải là sản phẩm, nhưng việc tham khảo cách giải thích trước đây về nghĩa vụ này trong bối cảnh Hiệp định GATT năm 1994 [liên quan đến sản phẩm] có thể sẽ hữu ích trong việc giải thích nghĩa vụ này.439 Theo đó, tiêu chí đánh giá theo Điều 3.1 nhằm xác định xem liệu sự đối xử khác nhau có làm ảnh hưởng đến “các cơ hội bình đẳng hữu hiệu” giữa cơng dân của các Thành viên WTO khác và công dân của Cộng đồng châu Âu trong việc “bảo hộ” quyền sở hữu trí tuệ khơng, có gây thiệt hại cho cơng dân của các Thành viên khác không (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, đoạn 7.134; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, đoạn 7.184).
Do tiêu chí đánh giá được căn cứ trên cơ hội bình đẳng hữu hiệu, nên cần lưu ý rằng công dân đề cập tại Điều 3.1 phải là những người đang tìm kiếm cơ hội trong cùng loại quyền sở hữu trí tuệ ở các hồn cảnh mà có thể so sánh được. Một mặt, điều này sẽ loại bỏ việc so sánh cơ hội giữa các công dân ở các loại sở hữu trí tuệ khác nhau, chẳng hạn chỉ dẫn địa lý và quyền tác giả. Mặt khác, khơng có lý do nào để giải thích cho việc tại sao cơ hội bình đẳng lại giới hạn sự ưu tiên cho các quyền có mối liên hệ với một vùng lãnh thổ của một Thành viên nhất định (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, đoạn 7.174; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, đoạn 7.217).
Điều 4. Hiệp định TRIPS, Đối xử tối huệ quốc:
“Đối với bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc sự miễn trừ được một Thành viên dành cho công dân của nước khác phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả Thành viên khác. Sự miễn trừ nghĩa vụ này cho bất kỳ ưu tiên, ưu đãi, đặc quyền hoặc đặc lợi nào mà một Thành viên dành cho nước khác:
(a) Trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế về hỗ trợ tư pháp hoặc thực thi pháp luật nói chung, chứ khơng giới hạn riêng ở bảo hộ sở hữu trí tuệ;
(b) Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ khơng phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ dành cho một nước khác;
(c) Đối với quyền của người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng mà khơng được quy định trong Hiệp định này;
d) Trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thỏa thuận đó được thơng báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc bất hợp lý với cơng dân của các Thành viên khác.”
Hai tiêu chí cần được đáp ứng khi xem xét sự không phù hợp với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều 4 gồm: 1) Biện pháp đó phải áp dụng cho bảo hộ sở hữu trí tuệ; và 2) Cơng dân của các Thành viên khác không được dành bất kỳ lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào “ngay lập tức và vô
điều kiện” mà Thành viên đó dành cho cơng dân của một nước khác (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ
kiện 174, đoạn 7.698).
439 Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện Hoa Kỳ -Điều 211 Đạo luật Omnibus về phân bổ ngân sách năm 1998, tài liệu WT/DS176/R, các đoạn 8.131 - 8.133, và Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Vụ kiện Hoa Kỳ -Điều 211 Luật Omnibus về phân bổ DS176/R, các đoạn 8.131 - 8.133, và Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Vụ kiện Hoa Kỳ -Điều 211 Luật Omnibus về phân bổ
ngân sách năm 1998, tài liệu WT/DS176/AB/R, thông qua ngày 01/02/2002, đoạn 258; Báo cáo của Ban hội thẩm GATT,
Vụ kiện Hoa Kỳ - Điều 337 Luật Thuế nhập khẩu 1930, tài liệu L/6439 - 36S/345, thông qua ngày 07/11/1989, đoạn 5.11.
Điều 16.1 Hiệp định TRIPS, Các quyền được cấp:
“1. Chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm người mà khơng có sự
cho phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn. Việc sử dụng dấu hiệu trùng cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ phải được coi là có khả năng gây nhầm lẫn. Quyền nêu trên không được làm tổn hại đến các quyền có trước, cũng như không được cản trở các Thành viên cấp quyền trên cơ sở sử dụng.”
Điều 16.1 thuộc Phần II của Hiệp định, trong đó quy định các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến khả năng và phạm vi bảo hộ, và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù mỗi Mục trong Phần II quy định về một loại quyền khác nhau, nhưng đôi khi chúng cũng đề cập đến quyền khác, vì một đối tượng sở hữu trí tuệ có thể được bảo hộ theo một hay nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đặc biệt rõ trong trường hợp nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà theo cách hiểu thơng thường thì cả hai đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt. Điều 16.1 đưa ra các quyền phải được cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, cũng như được công nhận trên cơ sở sử dụng. Về cơ bản, ý nghĩa thông thường của lời văn cho thấy quyền này áp dụng đối với việc sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa trùng hoặc tương tự trong hoạt động thương mại, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều này có thể hiểu bao gồm cả việc sử dụng dấu hiệu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Lời văn của Điều 16.1quy định quyền được trao là “độc quyền”. Độc quyền này được thể hiện trên thực tế là quyền loại trừ người khác sử dụng đối tượng bảo hộ vì thường dùng thuật ngữ “ngăn cấm.” Hơn nữa, điều này cho thấy rằng quyền này chỉ thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký - người có thể thực hiện quyền ngăn cấm các hành vi sử dụng nhất định của “tất cả người khác” nếu khơng có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Câu cuối đưa ra một ngoại lệ đối với các độc quyền đó - đó là các độc quyền này khơng được ảnh hưởng đến bất kỳ quyền có trước nào. Ngược lại, lời văn của Điều 16.1 là khơng hồn tồn đầy đủ vì cịn có ngoại lệ khác đối với các độc quyền nêu trên được quy định tại Điều 17 và cịn có thể có trong các quy định khác của Hiệp định TRIPS (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, các đoạn 7.600-7.603; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, các đoạn 7.600-7.603).
Điều 17. Hiệp định TRIPS, Ngoại lệ:
“Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được cấp cho nhãn hiệu, chẳng hạn việc sử dụng với mục đích lành mạnh các thuật ngữ có tính chất mơ tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó khơng làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của các bên thứ ba.”
Rõ ràng, Điều 17 cho phép các Thành viên quy định một số ngoại lệ đối với các độc quyền được cấp cho nhãn hiệu, kể cả các độc quyền được đề cập tại Điều 16.1. Điều 17 chỉ cho phép “các ngoại lệ hạn
chế” và đưa ra một ví dụ về ngoại lệ hạn chế đó, cùng điều kiện rằng “các ngoại lệ đó phải tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của bên thứ ba.” Ý nghĩa thông thường của các từ ngữ cho
thấy rằng ngoại lệ không những phải “hạn chế” mà cịn phải tn thủ các điều kiện khác. Ví dụ về “việc
sử dụng với mục đích lành mạnh các thuật ngữ có tính chất mơ tả” chỉ mang tính minh họa, nhưng
cũng đưa ra định hướng cho việc giải thích quy định này vì nó nằm trong ý nghĩa của một ngoại lệ “hạn
chế” và có khả năng đáp ứng điều kiện nêu trên trong một số hoàn cảnh cụ thể. Mọi sự giải thích về
thuật ngữ “hạn chế” hoặc về các điều kiện mà loại trừ ví dụ nêu trên sẽ là khơng hợp lý. Cấu trúc của Điều 17 là khác so với cấu trúc của các quy định về ngoại lệ khác. Cần lưu ý rằng các Điều 13,30 và 26.2 Hiệp định TRIPS, cũng như Điều 9(2) Cơng ước Berne (năm 1971) như được tích hợp theo Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, cũng quy định các ngoại lệ đối với quyền sở hữu trí tuệ, và tất cả quy định đó đều có lời văn tương tự với Điều 17, dù ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không giống với các quy định khác, Điều 17 không đề cập đến nội dung “mâu thuẫn với việc khai thác bình thường” cũng như “gây
thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp” của chủ thể hoặc chủ sở hữu, mà chỉ đề cập đến lợi
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
96 97
Đây cũng là quy định duy nhất trong Hiệp định có ví dụ. Ngồi ra, Điều 17 cho phép áp dụng các ngoại lệ đối với các quyền nhãn hiệu, khác với các ngoại lệ đối với các quyền sở hữu trí tuệ khác. Do đó, khi viện dẫn đến cách giải thích của hai Ban hội thẩm trước đây về các nội dung của các Điều 13 và 30 thì điều quan trọng là cũng phải giải thích Điều 17 theo lời văn của chính nó (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, các đoạn 7.647-7.649; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, các đoạn 7.647-7.649). Ban hội thẩm đồng ý với quan điểm của Ban hội thẩm trong Vụ kiện Ca-na-đa - Bằng độc quyền sáng
chế dược phẩm, trong đó giải thích thuật ngữ tương tự có trong Điều 30 rằng “bản thân từ “ngoại lệ”
đã bao hàm sự hạn chế mà không cần thêm sự cắt xén nào về mặt nội dung của nó.” 440 Việc bổ sung
từ “hạn chế” chỉ để nhấn mạnh rằng ngoại lệ phải thật hẹp và chỉ cho phép sự ảnh hưởng nhỏ đến các quyền. Vấn đề ở đây là liệu ngoại lệ đối với các quyền được cấp cho nhãn hiệu có thực sự hẹp khơng (Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 174, đoạn 7.650; Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện 290, đoạn 7.650).
Các ngoại lệ hạn chế tại Điều 17 phải đáp ứng điều kiện “phải tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
nhãn hiệu và của bên thứ ba”: Trước tiên, Ban hội thẩm phải xác định “lợi ích hợp pháp” là gì. Hiểu theo
bối cảnh của Điều này thì “lợi ích hợp pháp” của chủ sở hữu nhãn hiệu khác với “các quyền được trao cho nhãn hiệu” mà cũng thuộc về chủ sở hữu. Do Điều 17 đặt ra một số ngoại lệ đối với các quyền nhãn hiệu, nên “lợi ích hợp pháp” của chủ sở hữu nhãn hiệu phải là cái gì khác so với việc thụ hưởng đầy đủ các quyền đó. Cũng theo Điều này, “lợi ích hợp pháp” của chủ sở hữu nhãn hiệu có thể so sánh với lợi ích hợp pháp của “bên thứ ba” - những người khơng có quyền đối với nhãn hiệu. Theo đó, “lợi ích
hợp pháp”, ít nhất lợi ích của bên thứ ba, phải khác với việc thụ hưởng các quyền pháp lý của họ một
cách đơn thuần. Điều này được củng cố bằng việc sử dụng từ “tính đến”- có mức độ thấp hơn so với từ
“bảo hộ”. Ban hội thẩm nhất trí với quan điểm của Ban hội thẩm tại Vụ kiện Ca-na-đa -Sáng chế dược