Công ước Paris (1967), được tích hợp vào Hiệp địnhTRIPS theo Điều2.1, và Cơng ước Berne (1971), được tích hợp vào

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 105 - 107)

V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác

606 Công ước Paris (1967), được tích hợp vào Hiệp địnhTRIPS theo Điều2.1, và Cơng ước Berne (1971), được tích hợp vào

Hiệp định TRIPS tại Điều 9.1 Hiệp định TRIPS. 607 Theo Điều 31(3) Công ước Viên về luật điều ước quốc tế.

ở giá trị của hàng hóa bị thu giữ ở một địa điểm nhất định (hàng hóa có tại các kho hoặc đang trên đường vận chuyển cũng sẽ được tính đến). Đặc biệt, do chế tài xử phạt hành chính được áp dụng cho những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới ngưỡng hình sự nên các ngưỡng hình sự khơng tạo ra “nơi trú ẩn an tồn” cho hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả như cáo buộc của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không bên tranh chấp nào cho rằng các biện pháp thực thi hành chính có thể đáp ứng các nghĩa vụ của Điều 61 (quy định thủ tục và chế tài hình sự). Vì vậy, với những phân tích, mặc dù có tính đến các yếu tố khác nhau trong cơ cấu và phương pháp tính ngưỡng nhưng vẫn có những hành vi giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả nằm dưới tất cả các ngưỡng được quy định và không bị áp dụng các thủ tục và chế tài hình sự. Do đó, cần phải làm rõ liệu những hành vi dưới ngưỡng theo Luật Hình sự Trung Quốc có cấu thành hành vi “cố ý giả nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả

ở quy mô thương mại” theo nghĩa của Điều 61 khơng để xác định liệu Trung Quốc có vi phạm nghĩa

vụ theo Điều 61 khơng.

(v) Cáo buộc của Hoa Kỳ dựa trên hai yếu tố cơ bản: thứ nhất, mức độ và phương pháp tính ngưỡng, vì bằng việc xác định các mức độ cụ thể, các ngưỡng bị cho là đã loại bỏ toàn bộ các lớp hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả khỏi nguy cơ bị truy tố và xử lý hình sự; thứ hai, có một số thử nghiệm về các con số trong ngưỡng, do chỉ tập trung vào những thử nghiệm này nên các ngưỡng đã buộc các cán bộ thực thi bỏ qua các tiêu chí khác của hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả. Yếu tố đầu tiên có tính chất định lượng, cịn yếu tố thứ hai có tính chất định tính. Trước khi phân tích hai yếu tố trên cần có một phân tích tồn diện về các nghĩa vụ theo Điều 61 để làm rõ phạm vi và bản chất của các nghĩa vụ đó.

(vi) Theo câu đầu tiên Điều 61, các Thành viên phải quy định các thủ tục và chế tài hình sự để áp dụng ít nhất cho trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại. Lời văn của quy định (đặc biệt là việc sử dụng động từ “phải”) đặt trong bối cảnh này cho thấy câu đầu tiên áp đặt một nghĩa vụ. Trung Quốc lập luận rằng khơng có nghĩa vụ cụ thể phát sinh theo câu đầu tiên Điều 61 vì Điều này khơng định nghĩa thế nào là hành vi xâm phạm về mặt nội dung bị áp dụng biện pháp thực thi, và cả Hiệp định TRIPS hoặc Cơng ước Berne đều khơng có định nghĩa nào như vậy. Thay vào đó, các Hiệp định này giúp pháp luật quốc gia xác định quyền nào đang bị xâm phạm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng lập luận rằng Điều 61 không rõ bằng Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng của WTO - hai Hiệp định này đều đặt ra tiêu chí cụ thể và câu thứ ba Điều 1.1 Hiệp định TRIPS xác định ranh giới cho các nghĩa vụ Hiệp định TRIPS. Tất cả những lập luận đều bị bác bỏ. Đúng là Điều 61 có chứa một số thuật ngữ khơng được định nghĩa và điều này có thể làm ảnh hưởng đến cách giải thích đúng đắn về quy định này. Tuy nhiên, Phần II Hiệp định TRIPS và các Hiệp định có liên quan khác606 đã xác định rõ các quyền sở hữu trí tuệ và những gì cấu thành hành vi xâm phạm các quyền đó. Nghĩa vụ trong câu đầu tiên Điều 61 được khẳng định bởi các quy tắc giải thích điều ước quốc tế: Hiệp định TRIPS chắc chắn khác so với các Hiệp định về biện pháp thương mại như Trung Quốc viện dẫn, nhưng các Thành viên có nghĩa vụ bảo đảm pháp luật của mình phù hợp với các nghĩa vụ tương ứng được quy định trong Hiệp định TRIPS (theo Điều XVI.4 của Hiệp định WTO). Cuối cùng, việc viện dẫn Điều 1.1 Hiệp định TRIPS đã đưa đến kết luận rằng tiêu chuẩn phù hợp với Điều 61 là tiêu chuẩn tối thiểu có tại điều này được thừa nhận ở cấp độ quốc tế và khơng có sự linh hoạt trong thực tiễn thi hành ở trong nước, trừ khi được quy định rõ ràng (và Điều 61 không đề cập đến thực tiễn thi hành ở trong nước). Liên quan đến phạm vi của nghĩa vụ tại Điều 61, vì theo Điều này, các Thành viên phải quy định các thủ tục và chế tài hình sự để áp dụng ít nhất cho trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại - nghĩa vụ này áp dụng cho mọi hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu và/hoặc xâm phạm quyền tác giả ở quy mơ thương mại. Đó là: 1) Nghĩa vụ này không áp dụng cho mọi quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định TRIPS mà chỉ

áp dụng cho nhãn hiệu và quyền tác giả; 2) Nghĩa vụ này không áp dụng cho mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu và quyền tác giả, mà chỉ áp dụng cho hành vi giả mạo nhãn hiệu và sao chép lậu; 3) Từ “cố

ý” cho biết rằng nghĩa vụ này chỉ được áp dụng khi hành vi xâm phạm đó là cố ý, nhấn mạnh ý đồ của

người xâm phạm; 4) Nghĩa vụ này chỉ được áp dụng cho vụ việc “ở quy mô thương mại,” do đó một số hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả nhất định sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của câu đầu tiên Điều 61.

(vii) Ý nghĩa của cụm từ “quy mô thương mại” trong Điều 61 là nội dung cần diễn giải chính trong vụ kiện. Cụm từ này là một tiêu chí chính trong bối cảnh của Điều 61 theo nghĩa nếu hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả khơng ở quy mơ thương mại thì khơng phải là đối tượng áp dụng của Điều này. Chỉ có hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại mới bị áp dụng các thủ tục và chế tài hình sự (ngược với tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác), và điều này cho thấy các nhà đàm phán coi đây là hành vi xâm phạm trắng trợn và nghiêm trọng nhất. Quan điểm này phải được thấm nhuần khi giải thích Điều 61 Hiệp định TRIPS. Theo đó, Điều 61 là điều khoản duy nhất trong các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ quy định tiêu chuẩn tối thiểu để áp dụng các thủ tục thực thi bằng biện pháp hình sự. Khi được làm rõ, thì điều này là rất quan trọng trong giải thích cụm từ “quy mơ thương mại.” “Quy mơ” là một khái niệm có tính định lượng, trong khi “thương mại” là một khái niệm có tính định tính vì đề cập đến bản chất của hành vi nhất định. Trong khi “quy mơ” đề cập đến kích cỡ tương đối, thì “thương mại” trong hồn cảnh này lại thể hiện một yếu tố vừa định tính, vừa định lượng. Như vậy, “quy mô thương mại” đề cập đến bản chất của hành vi và kích cỡ tương đối của nó, như một tiêu chuẩn thị trường. Về định lượng, tiêu chuẩn đề cập đến cường độ hoặc mức độ của hoạt động thương mại điển hình hoặc thơng thường - những yếu tố mà sẽ khác nhau trong các vụ giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả khác nhau. Những gì được coi là điển hình hoặc thơng thường sẽ là khác nhau, tùy thuộc vào loại hình thương mại, đồng thời đây cũng là một khái niệm linh hoạt. Trung Quốc đã đưa ra một số lập luận về cách giải thích “quy

mơ thương mại” mà khơng được chấp nhận: khơng có hành động nào xảy ra trên thực tế sau đó (đó

là những yếu tố phổ biến, nhất quán và rõ ràng của hành vi hoặc tuyên bố và thỏa thuận trong việc áp dụng Hiệp định TRIPS);607 Các điều khoản mẫu cho pháp luật quốc gia của Ủy ban chuyên gia WIPO không đại diện cho quan điểm phổ biến của các nhà đàm phán Hiệp định TRIPS (cũng như Ủy ban chuyên gia của WIPO về các biện pháp chống giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả); cuối cùng, Điều 41.1 là điều khoản có liên quan đến sự cân bằng tổng thể giữa quyền và nghĩa vụ trong Phần III Hiệp định TRIPS và cả hai câu đầu tiên và thứ hai của Điều này được áp dụng cho Điều 61, nhưng lại không liên quan đến vụ kiện này.

(viii) Theo đó, quy định của Điều 61 phải được áp dụng cho các biện pháp tranh chấp trong vụ kiện này - đó là các ngưỡng trong Luật Hình sự và cách giải thích của Trung Quốc. Khơng thể mặc định rằng các ngưỡng, kể cả các tiêu chí trong đó, trái với các tiêu chí tương đối (về “quy mơ thương mại”) trong câu đầu tiên của Điều 61: miễn là có quy định rằng các thủ tục và chế tài hình sự phải được áp dụng cho trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mơ thương mại, thì Thành viên đó đã tuân thủ nghĩa vụ này. Việc các Thành viên khác cáo buộc rằng một phương pháp cụ thể khơng quy định thủ tục và chế tài hình sự theo yêu cầu Điều 61 phải được chứng minh bởi các chứng cứ. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, “quy mô thương mại” là một tiêu chuẩn linh hoạt, nên sự phù hợp của các ngưỡng hình sự của Trung Quốc với tiêu chuẩn đó phải được đánh giá trong bối cảnh của thị trường Trung Quốc. Cáo buộc của Hoa Kỳ dựa trên hai yếu tố cơ bản rằng:

1) Hoa Kỳ đã phản đối các cấp độ mà theo đó các ngưỡng được thiết lập. Hoa Kỳ lập luận rằng các ngưỡng hình sự của Trung Quốc đã loại trừ một số hành vi thương mại nhất định khỏi bị áp dụng các thủ tục và chế tài hình sự. Hoa Kỳ cần chứng minh rằng các mức độ theo Luật hình sự và các giải thích

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

210 211

của Trung Quốc cao hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Điều 61 khi áp dụng cho các tình huống thực tế. Sau khi xem xét các ngưỡng hình sự Trung Quốc thì có thể kết luận rằng, về hình thức, các ngưỡng này khơng loại trừ một số hoạt động thương mại nhất định khỏi bị áp dụng các thủ tục và chế tài hình sự. Tuy nhiên, cần phải xem xét các biện pháp này khi áp dụng thực tế để xem liệu chúng có được áp dụng cho các hành vi có quy mơ thương mại theo Điều 61 tại thị trường Trung Quốc không. Hoa Kỳ đã đưa ra một số ví dụ và nhiều lần khẳng định rằng số lượng các bản sao xâm phạm quyền tác giả nhất định được bán sẽ tạo thành hành vi sao chép lậu ở quy mô thương mại. Điều này khơng thể chứng tỏ rằng những gì cấu thành quy mô thương mại cho một sản phẩm ở thị trường bất kỳ cho Trung Quốc, cũng như khơng có các số liệu về doanh số bán lẻ hàng hóa xâm phạm đang diễn ra ở Trung Quốc nằm dưới ngưỡng hình sự và các số liệu về việc thu giữ vì chúng khơng cho phép sự suy giảm bất kỳ về quy mô hoạt động của các cửa hàng bán lẻ bị đột kích. Trong bối cảnh này, những bài báo do Hoa Kỳ nộp liên quan đến cách tính ngưỡng chỉ có tính giai thoại, khơng chính thức và rất mơ hồ, và khơng được coi là chứng cứ hợp lệ. Với các phân tích như trên, Hoa Kỳ đã khơng đưa ra được chứng cứ để chứng minh rằng các mức độ để thiết lập các ngưỡng của Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ được quy định tại câu đầu tiên của Điều 61;

2) Hoa Kỳ đã phản đối giá trị và số lượng trong các ngưỡng của Trung Quốc vì các ngưỡng này chỉ được áp dụng cho thành phẩm, và do đó, đã bỏ qua các chỉ số khác của các hoạt động có quy mơ thương mại, như hàng hóa chưa hồn thiện hoặc bao bì giả mạo. Để đánh giá các biện pháp của Trung Quốc, cần phải xác minh liệu các biện pháp đó có tính đến các chỉ số khác khơng, và nếu chưa thì Trung Quốc có nghĩa vụ xem xét các chỉ số đó theo quy định tại Điều 61 Hiệp định TRIPS không. Hoa Kỳ đã viện dẫn đến ba loại chỉ số quan trọng cần phải được xem xét:

A) Bằng chứng cụ thể: Hoa Kỳ cáo buộc rằng các ngưỡng của Trung Quốc chỉ tập trung vào khối lượng kinh doanh, các ngưỡng về sao chép và lợi nhuận có thể chỉ được tính đối với hàng hóa thành phẩm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã khơng giải thích được ý kiến này, và cách thức áp dụng các biện pháp của Trung Quốc đã ủng hộ cho cáo buộc này. Vì một số quyết định của tịa án cho thấy tòa án Trung Quốc đã xem xét cả sản phẩm thành phẩm và sản phẩm chưa hồn thiện trong q trình đánh giá của mình. Hoa Kỳ đã khơng đưa ra được chứng cứ cụ thể về cách tính ngưỡng của Trung Quốc;

B) Tác động đến thị trường thương mại: Hoa Kỳ cáo buộc rằng các ngưỡng của Trung Quốc chỉ áp dụng cho hàng hóa thành phẩm, và do đó bỏ qua một số tiêu chí khác của hoạt động thương mại có quy mơ, như tác động của hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả đến thị trường thương mại và chủ sở hữu quyền. Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại rằng Internet và các tiến bộ công nghệ sẽ làm cho hàng giả và hàng xâm phạm quyền tác giả mang lại những thiệt hại lớn cho thị trường. Tuy nhiên, khơng có chứng cứ chứng minh cho cáo buộc của Hoa Kỳ, và những tác động của hành vi xâm phạm đến chủ thể quyền không liên quan đến tiêu chuẩn “quy mô thương mại” và không nên được xem xét. Hoa Kỳ đã không đưa ra được chứng cứ rằng các ngưỡng của Trung Quốc đã khơng tính đến sự tác động đối với thị trường thương mại.

3) Các yếu tố khác: Hoa Kỳ cáo buộc rằng các ngưỡng của Trung Quốc đã khơng tính đến một loạt các yếu tố mà có thể làm chứng cứ cho hoạt động có “quy mơ thương mại” (như lịch sử của hành vi xâm phạm, việc tiếp thị và liên kết kinh doanh hoặc sản xuất sản phẩm mẫu để kiểm tra thiết bị sản xuất của người xâm phạm). Tuy nhiên, Hoa Kỳ không thể giải thích được tại sao các ngưỡng của Trung Quốc khơng tính đến các yếu tố này hoặc khơng áp dụng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Hoa Kỳ đã không đưa ra được chứng cứ rằng các yếu tố khác khơng được tính đến trong các ngưỡng của Trung Quốc. Với những phân tích nêu trên, Hoa Kỳ đã khơng chứng minh được rằng các ngưỡng hình sự của Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ được quy định tại câu đầu tiên Điều 61 Hiệp định TRIPS.

(ix) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng các biện pháp hình sự của Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc

trong việc quy định các biện pháp cần thiết và đầy đủ để ngăn chặn hành vi giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền hàng giả, như được quy định tại câu thứ hai Điều 61, và tiếp đó có nghĩa vụ quy định các thủ tục và chế tài theo câu đầu tiên và câu thứ hai Điều 61 như được quy định tại Điều 41.1 Hiệp định TRIPS. Các cuộc thảo luận về hai cáo buộc này khơng mang đến giải pháp tích cực cho vụ kiện, mà tính hiệu quả tư pháp có thể đạt được đối với những cáo buộc đó. Tuy nhiên, cáo buộc đầu tiên phụ thuộc vào kết quả của cáo buộc của Hoa Kỳ theo câu đầu tiên Điều 61, và do đó khơng cần phải phán quyết đối với cáo buộc này. Cáo buộc thứ hai là hệ quả của các cáo buộc liên quan đến các biện pháp hình sự theo Điều 61, và do đó khơng cần phán quyết về cáo buộc này.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)