Do nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cơ bản với nhãn hiệu đã được sử dụng liên quan đến doanh nghiệp hoặc tài sản bị tịch thu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 117 - 123)

V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác

628 Do nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cơ bản với nhãn hiệu đã được sử dụng liên quan đến doanh nghiệp hoặc tài sản bị tịch thu.

đến tên thương mại.626 Do dó, điều cần thiết trước tiên là xác định xem liệu tên thương mại có thuộc phạm vi điều chỉnh Hiệp định TRIPS không. Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” tại Điều1.2 Hiệp định TRIPS mà trong đó xác định bản chất và phạm vi của các nghĩa vụ theo Hiệp định này, đã đề cập đến tất cả các loại sở hữu trí tuệ có từ Mục 1 đến 7 Phần II. Tên thương mại không được quy định trong các Mục này.627 Đúng là theo Điều 8 Công ước Paris, các Thành viên Liên hiệp Paris có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại mà không cần phải nộp đơn hoặc đăng ký, cho dù tên thương mại đó có cấu thành là một phần của nhãn hiệu hay không, và quy định này được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1. Tuy nhiên, theo Điều 2.1, sự tích hợp của Điều 8 Cơng ước Paris chỉ “đối với các Phần II,III và IV” của Hiệp định TRIPS. Những Phần này khơng có liên quan đến tên thương mại và do đó, Hiệp định TRIPS khơng bao gồm tên thương mại. Lịch sử đàm phán Hiệp định TRIPS xác nhận cách giải thích này. Các Điều 211(a)(2) và 211(b) khơng vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIPS liên quan đến Điều 8 Cơng ước Paris. Do các Thành viên khơng có nghĩa vụtheo Hiệp định TRIPS trong việc bảo hộ tên thương mại, nên Điều 211 chỉ phải tuân thủ với các quy định về nhãn hiệu (chứ không phải tuân thủ các quy định về tên thương mại).

b) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm nghĩa vụ theo Điều15.1 Hiệp định TRIPS vì Điều 211(a)(1) ngăn cấm mọi giao dịch liên quan đến đăng ký và gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu - mà trong đó Cuba hoặc cơng dân Cuba có quyền lợi, và điều này khơng phù hợp với quy định tại Điều 15.2 Hiệp định TRIPS vì việc từ chối đăng ký nhãn hiệu đã không được thực hiện đối với các trường hợp đặc biệt. Điều 15.1 liệt kê các dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có thể được đăng ký làm nhãn hiệu, trong khi Điều 15.2 không ngăn cấm các Thành viên từ chối đăng ký nhãn hiệu dựa trên “các căn cứ khác”, miễn là các căn cứ từ chối đó khơng trái với các nghĩa vụ theo Cơng ước Paris. Vấn đề chính trong cáo buộc này là liệu việc từ chối đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở rằng người nộp đơn không phải là chủ sở hữu đích thực của nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ,628 có thuộc vào “các căn cứ khác” được quy định tại Điều15.2 hay không. Điều 6(1) Công ước Paris tạo ra bối cảnh hữu ích để giải thích Điều 15 Hiệp định TRIPS và lời văn của Điều này minh họa thêm cho cách giải thích rằng, phụ thuộc vào một số nghĩa vụ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, các Thành viên có quyền quy định điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu trong pháp luật quốc gia rằng người nộp đơn phải là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Như vậy, “các căn cứ khác” để từ chối đăng ký nhãn hiệu có thể bao gồm việc từ chối do người nộp đơn không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu, và Điều 211 chính là “pháp

luật quốc gia” theo quy định của Điều 6(1) Công ước Paris và thuộc phạm vi của “các căn cứ khác” như

được quy định tại Điều 15.2. Hoa Kỳ đã không vi phạm nghĩa vụ theo Điều 15.1 Hiệp định TRIPS. Tất cả lập luận khác của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên rằng Điều 211(a)(1) đã từ chối đăng ký các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu mà đáp ứng các yêu cầu của Điều 15.1,và rằng phạm vi của áp dụng của Điều 211(a)(1) là rộng quá mức cho phép vì được áp dụng cho các nhóm sản phẩm khác, các nhãn hiệu “tương tự”, các nhãn hiệu bị từ bỏ, phải bị bác bỏ.

c) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã cáo buộc rằng Hoa Kỳ vi phạm Điều 6quinques(A) (1) Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1. Họ lập luận rằng theo Điều 6quinques(A)(1) Cơng ước Paris, các Thành viên có nghĩa vụ chấp nhận đăng ký hoặc gia hạn hiệu lực đối với nhãn hiệu có người nộp đơn là chủ sở hữu của nhãn hiệu mà đã được đăng ký ở Thành viên WTO khác. Khi đã được đăng ký, Hoa Kỳ có thể khơng đề cập đến sự tồn tại của nhãn hiệu bởi chủ sở hữu được xác lập theo pháp luật của nước xuất xứ. Theo Điều 6quinques(A)(1) của Công ước Paris, mọi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ phải được chấp nhận cho nộp đơn và được bảo

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

234 235

629 Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện Hoa Kỳ - Điều 337 Luật Thuế quan năm 1930 (Hoa Kỳ - Điều 337), BISD 36S/345, thông qua ngày 07/11/1989, đoạn 5.11. thông qua ngày 07/11/1989, đoạn 5.11.

630 Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ kiện Ca-na-đa - Nhập khẩu, phân phối và bán một số đồ uống có cồn bởi Cơ quan tiếp thị cấp tỉnh (Ca-na-đa-Cơ quan tiếp thị), BISD 39S, thông qua ngày 18/02/1992, đoạn 5.6. cấp tỉnh (Ca-na-đa-Cơ quan tiếp thị), BISD 39S, thông qua ngày 18/02/1992, đoạn 5.6.

hộ như vốn có ở các nước khác thuộc Liên hiệp Paris, phụ thuộc vào một số bảo lưu tại Điều này. Quy định này liên quan đến nhãn hiệu “vốn có”, rõ ràng là đề cập đến hình thức của nhãn hiệu. Cách giải thích này được khẳng định bởi bối cảnh của quy định này. Điều 211(a)(1) quy định về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, mà khơng giải quyết về hình thức của các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu. Do đó, Hoa Kỳ không vi phạm nghĩa vụ theo Điều 2.1 Hiệp định TRIPS trong mối liên hệ với Điều 6quinques(A) (1) của Công ước Paris.

d) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã vi phạm nghĩa vụ tại câu đầu tiên của Điều 42 Hiệp định TRIPS. Điều 211(a)(2) bị cho là đã hạn chế sự tiếp cận hiệu quả của chủ thể quyền và sau đó là hạn chế quy định cho họ các thủ tục và biện pháp dân sự. Theo Điều 42, các Thành viên có nghĩa vụ quy định cho chủ sở hữu quyền các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến thực thi mọi quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định. Thuật ngữ “quy định” cho thấy rằng theo Điều 42, chủ sở hữu quyền có quyền tiếp cận với các thủ tục tố tụng hiệu quả để thực thi các quyền có trong Hiệp định. Cũng cần phải hiểu câu thứ tư của Điều 42, trong đó quy định các bên phải có cơ hội hiệu quả để trình bày tường tận về các u cầu của mình trước khi tịa đưa ra phán quyết. Hơn nữa, khi đọc Điều 42 cùng với chú thích số 11, có thể suy luận rằng cụm từ “chủ thể quyền” tại Điều 42 không chỉ bao gồm chủ sở hữu quyền mà cịn cả những người khác mà có tư cách pháp lý theo quy định của pháp luật ở nước liên quan để xác nhận quyền của họ, ví dụ, người đang nắm giữ đăng ký nhãn hiệu có thể được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu. Ở Hoa Kỳ, đăng ký nhãn hiệu tạo ra một sự mặc nhiên về quyền sở hữu của người nắm giữ đăng ký đối với nhãn hiệu: người nắm giữ đăng ký được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ khi bị chứng minh ngược lại. Điều 211(a)(2) quy định rằng khơng tịa án nào ở Hoa Kỳ công nhận, thực thi hay xác nhận bất kỳ quyền trong một số tình huống nhất định, và do đó chủ thể quyền khơng thể xác nhận hiệu quả quyền của mình trong những tình huống đó. Mặc dù theo Điều 211(a)(2), chủ thể quyền có thể tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự, nhưng các thủ tục này sẽ khơng hiệu quả vì ngay từ đầu tịa án đã khơng được phép công nhận việc xác nhận quyền nếu thuộc vào các điều kiện tại Mục nêu trên. Hoa Kỳ đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 42 Hiệp định TRIPS. e) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã lập luận rằng Hoa Kỳ vi phạm nghĩa vụ tại Điều 16.1 Hiệp định TRIPS. Điều 211(a)(2) bị cho là từ chối quyền tiếp cận hệ thống tòa án ở Hoa Kỳ của một số chủ sở hữu nhãn hiệu nhất định, và điều này đồng nghĩa với việc tước đi các độc quyền tại Điều 16 của chủ sở hữu. Câu đầu tiên của Điều 16.1yêu cầu các Thành viên phải trao độc quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu để ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự trong hoạt động thương mại cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà việc sử dụng đó dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn. Điều 16 thừa nhận rằng các độc quyền có thể được cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu - những người mà có thể xác lập quyền sở hữu thông qua đăng ký hoặc sử dụng. Hiệp định TRIPS không quy định chế độ sở hữu nhãn hiệu mà có hiệu lực và áp dụng cho tất cả Thành viên. Tại Hoa Kỳ, quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập thông qua sử dụng, trong khi đăng ký nhãn hiệu chỉ tạo ra sự giả định ban đầu về quyền sở hữu, và giả định này có thể bị phản đối và bác bỏ. Do đó, chủ sở hữu giả định này (tức là người đăng ký) có quyền được bảo hộ cho đến khi việc giả định đối với đăng ký đó bị phản đối thành cơng tại tịa án hoặc cơ quan hành chính. Theo đó, nếu việc phản đối thành cơng thì người được cơng nhận là chủ sở hữu thực sự sẽ khẳng định được quyền của mình trước tịa án Hoa Kỳ. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã không đưa ra được chứng cứ cho thấy các tịa án ở Hoa Kỳ giải thích Điều 211(a) (2) theo cách có thể tước đi của người đã được tịa án xác nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký - các độc quyền của mình. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã không chứng minh được Điều 211(a)(2) vi phạmĐiều 16.1 Hiệp định TRIPS.

g) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã cáo buộc rằng Hoa Kỳ vi phạm nghĩa vụ theo Điều 2.1 Hiệp định TRIPS trong mối liên hệ với Điều 6bis(1) của Công ước Paris. Điều 211(a)(2) bị cho là đã từ chối bảo hộ một cách bừa bãi một số nhãn hiệu nhất định, dù những nhãn hiệu đó có nổi tiếng hay khơng. Điều 6bis Cơng ước Paris yêu cầu các Thành viên phải từ chối đơn hoặc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu trong các tình huống nhất định, và yêu cầu các Thành viên ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu

tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng trong các tình huống nhất định. Tuy nhiên, Điều 211(a)(2) không quy định việc từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu, và theo đó khơng thể bị coi là vi phạm Điều 6bis(1). Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã đồng ý với Hoa Kỳ rằng Hiệp định TRIPS không buộc các Thành viên WTO công nhận việc tịch thu tài sản trí tuệ diễn ra ở nước khác và, theo Điều 6bis(1) Cơng ước Paris, các Thành viên có quyền tự do trong việc công nhận chủ sở hữu ban đầu hoặc chủ sở hữu mới (đối với nhãn hiệu bị tịch thu) là chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng tại lãnh thổ của mình. Khơng có quy định nào trong Điều 211(a)(2) ngăn cấm “chủ sở hữu ban đầu” của nhãn hiệu nổi tiếng,

“người thừa kế hợp pháp” hoặc người được phép của những người đó xác định quyền của mình. Khơng

quy định nào trong Điều 211(a)(2) ngăn cản tòa án cấp sự bảo hộ cho người được coi là chủ sở hữu đích thực của nhãn hiệu nổi tiếng mà bị tịch thu. Hoa Kỳ không vi phạm nghĩa vụ theo Điều 2.1 Hiệp định TRIPS trong mối liên hệ với Điều 6bis(1) Công ước Paris.

h) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên lập luận rằng Hoa Kỳ đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 3.1Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Điều 211(a)(2) áp dụng cho “công dân được chỉ định” mà về cơ bản là sẽ bao gồm Cuba và công dân của Cuba, và Điều này cũng áp dụng cho “người thừa kế hợp pháp” - mà ám chỉ đến công dân của nước ngồi chứ khơng phải công dân của Hoa Kỳ. Cả Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Công ước Paris đều quy định về nghĩa vụ đối xử quốc gia. Mặc dù khơng thể hiểu được liệu hai quy định này có ý nghĩa trùng nhau hay khơng, cho dù đều có chung mục tiêu là không phân biệt đối xử với người nước ngồi so với cơng dân của nước mình liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng kết luận về việc không tuân thủ Điều3.1cũng được hiểu là sự kết luận về việc không tuân thủ Điều 2(1) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1. Với lời văn tương tự, Điều III.4 Hiệp định GATT có thể là bối cảnh rất hữu ích để giải thích Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. Theo đó, sự “đối xử khơng

kém thuận lợi hơn” sẽ được hiểu là sự áp đặt các điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho hàng hóa nhập

khẩu so với hàng hóa trong nước.629 Các tiêu chí để đánh giá liệu công dân của Thành viên khác có bị đối xử kém ưu đãi hơn so với công dân của Thành viên sở tại theo quy định tại Điều3.1 khơng chính là liệu biện pháp đó có mang lại các cơ hội bình đẳng hữu hiệu giữa hai nhóm cơng dân đó trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khơng.630 Theo Điều 211(a)(2) thì tịa án ở Hoa Kỳ có thể cơng nhận, thi hành hoặc xác nhận bất kỳ quyền của “công dân được chỉ định” trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu có được thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng). “Công dân được chỉ định” bao gồm Cuba và công dân Cuba, công dân được chỉ định đặc biệt hay cơng dân của “bất kỳ quốc gia nước ngồi nào” là

“người thừa kế hợp pháp” của công dân được chỉ định. Như vậy, có khả năng rằng một cơng dân nước

ngồi (mà là “người thừa kế hợp pháp” của công dân được chỉ định) sẽ không được công nhận, thực thi và xác nhận các quyền của mình; trong khi “người thừa kế hợp pháp” là cơng dân Hoa Kỳ sẽ có những quyền đó. Hoa Kỳ lập luận rằng có các quy định nhất định cấm công dân Hoa Kỳ trở thành người thừa kế hợp pháp nếu khơng có hợp đồng li-xăng cụ thể (tuy nhiên cho đến thời điểm vụ kiện, chưa từng có li-xăng nào như vậy được cấp liên quan đến các tài sản bị tịch thu). Do đó, Hoa Kỳ cho rằng Điều 211 không trái với quy định của WTO. Để trở thành “người thừa kế hợp pháp” thì phải có giấy phép li-xăng đặc biệt của Hoa Kỳ, nên câu hỏi cần được giải đáp ở đây là liệu cơng dân Hoa Kỳ có được đối xử thuận lợi hơn trong việc cấp giấy phép để trở thành “người thừa kế hợp pháp” không. Điều này chưa từng xảy ra. Hơn nữa, Điều 211(a)(2) không trao sự đối xử kém thuận lợi hơn cho “chủ sở hữu ban đầu” ở nước ngoài so với “chủ sở hữu ban đầu” là cơng dân Hoa Kỳ vì quy định này áp dụng cho mọi “chủ sở hữu ban đầu”, mà khơng tính đến quốc tịch của họ. Do cơng dân Hoa Kỳ không được cấp phép để trở thành người thừa kế hợp pháp, cũng chưa có giấy phép nào được cấp, và vì Điều 211(a) (2) khơng dành sự đối xử kém thuận lợi hơn cho chủ sở hữu ban đầu là người nước ngoài so với chủ sở

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

236 237

hữu ban đầu là công dân Hoa Kỳ, nên Hoa Kỳ khơng vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1. h) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã cáo buộc rằng Hoa Kỳ vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều 4 Hiệp định TRIPS. Điều 211(a)(2) bị cáo buộc là đã tạo ra sự phân biệt giữa Cuba và công dân Cuba với các nước khác và công dân của những nước khác. Câu hỏi được đặt ra là liệu Điều 211(a)(2) có dành bất kỳ lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ cho cơng dân nước ngồi, nhưng lại từ chối dành cho Cuba và công dân Cuba không. Điều khoản này không phân biệt đối xử giữa công dân Cuba và công dân của các nước khác: dù là công dân của Cuba hay của nước khác, nếu chủ thể bị tịch thu hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó mà khơng có sự cho phép của chủ sở hữu ban đầu thì cũng khơng thể xác nhận bất kỳ quyền nào theo hệ thống thông luật hoặc theo đăng ký của

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)