Điều 125.2 Luật Sở hữutrí tuệ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 130 - 131)

VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ

656 Điều 125.2 Luật Sở hữutrí tuệ.

giao quyền sử dụng) phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,654 và chủ sở hữu phải trả thù lao cho tác giả sáng chế.655 Việc nhập khẩu cũng được coi là một hình thức “sử dụng” đối với sáng chế theo quy định của Việt Nam. Các quyền đối với sáng chế bị hạn chế bởi các quy định về quyền sử dụng trước và cấp li-xăng bắt buộc, như được quy định tại Điều 134 và các Điều 145 - 147 Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định một số loại trừ về khả năng bảo hộ sáng chế và một số ngoại lệ đối với độc quyền sáng chế, ví dụ quyền sử dụng trước, sử dụng cá nhân, hành vi tạm nhập, v.v. Trong một số trường hợp đặc biệt, sử dụng sáng chế được bảo hộ sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm, ví dụ, sử dụng cho các mục đích phi thương mại; việc phân phối, lưu thông và sử dụng sản phẩm được bảo hộ do chủ sở hữu bán trên thị trường; việc sử dụng trước hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng; hoặc, sử dụng sáng chế trên các phương tiện vận chuyển của nước ngoài quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và việc sử dụng đó chỉ nhằm mục đích duy nhất là duy trì sự hoạt động của phương tiện đó.656

Thủ tục chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế được quy định tại các Điều 95 và 96 Luật Sở hữu trí tuệ. Có hai cách để phản đối quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, và dù cách nào thì người có lợi ích liên quan đều có được “cơ hội khiếu kiện” quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ ra Tịa hành chính. Thậm chí, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ cũng có thể được xem xét bởi Tịa hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Với những quy định nêu trên, Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ quy định của Điều 32 Hiệp định TRIPS liên quan đến việc trao cơ hội xem xét lại quyết định hành chính tại tịa án.

Li-xăng bắt buộc

Luật Sở hữu trí tuệ tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS về cấp phép bắt buộc quyền sử dụng sáng chế (sau đây gọi tắt là “li-xăng bắt buộc”). Các điều kiện và thủ tục cấp li-xăng bắt buộc được quy định tại Mục 3, Chương X Luật Sở hữu trí tuệ (từ Điều 145 đến 147). Li-xăng bắt buộc chỉ có thể được thực hiện khi hội tụ đầy đủ các điều kiện sau: (i) vì lý do quốc phịng, an ninh, phịng ngừa và điều trị bệnh, hoặc giải quyết các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội; (ii) vì lý do khơng sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách; (iii) người có nhu cầu sử dụng khơng đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu với các điều khoản và điều kiện thương mại hợp lý trong một thời hạn hợp lý; hoặc (iv) trong trường hợp hành vi phản cạnh tranh. Các điều kiện về cấp li-xăng bắt buộc theo Điều 31(f), (k) và (l) Hiệp định TRIPS đã được quy định tại Điều 146 của Luật. Theo Mục 3 Chương X, li-xăng bắt buộc có thể khơng được cấp trước khi kết thúc thời gian 04 năm sau khi nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc 03 năm sau khi bằng độc quyền sáng chế được cấp. Người được cấp li-xăng phải trả tiền đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu quyền, có tính đến giá trị kinh tế của việc cấp phép, như được quy định tại Điều 31(h) Hiệp định TRIPS. Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng li-xăng bắt buộc nếu bối cảnh dẫn đến việc cấp li-xăng đã chấm dứt và khơng có khả năng tái diễn với điều kiện việc chấm dứt đó khơng ảnh hưởng đến người được cấp phép bắt buộc.

Mức đền bù thỏa đáng áp dụng đối với li-xăng bắt buộc được quy định chi tiết trong Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 122/2010/NĐ-CP, liên quan đến hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến sở hữu công nghiệp. Theo Nghị định này, mức đền bù này phải tính đến giá trị kinh tế của quyền được chuyển nhượng, kể cả giá li-xăng theo hợp đồng, nguồn lực đầu tư cho việc tạo ra sáng chế, lợi nhuận thu được từ việc

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

260 261

sử dụng sáng chế, thời hạn bảo hộ còn lại của bằng độc quyền sáng chế, và nhu cầu cấp phép li-xăng đối với sáng chế.

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm cấp và chấm dứt hiệu lực của li-xăng bắt buộc đối với các sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình khi li-xăng được cấp vì lý do quốc phịng, an ninh, phịng ngừa và điều trị bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội; Bộ Khoa học và Cơng nghệ có trách nhiệm cấp và chấm dứt hiệu lực của li-xăng bắt buộc trong các trường hợp khác. Dù vậy, cho đến nay, chưa có li-xăng bắt buộc nào được cấp ở Việt Nam.

Việc khiếu nại lên tòa án đối với quyết định cấp và việc sử dụng sáng chế theo li-xăng bắt buộc được bảo đảm bởi Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Điều 147.4 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 147.4, quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp luật. Li-xăng bắt buộc mà có thể bị khiếu nại theo Điều 147.4 phải ấn định phạm vi và các điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại Điều 146, bao gồm quy định về khoản đền bù thỏa đáng. Theo nghĩa đó, nội dung của quyết định liên quan đến khoản đền bù có thể bị khiếu nại, khiếu kiện. Như vậy, có thể thấy, quy định tại các Điều 146.1, 147.2 và 147.4 Luật Sở hữu trí tuệ tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 31(j) Hiệp định TRIPS.

Liên quan đến “hệ thống được thiết lập theo Đoạn 6” trong Tuyên bố Đôha về Hiệp định TRIPS và y tế cộng đồng, Việt Nam được hưởng lợi từ việc miễn trừ theo Quyết định năm 2003 của WTO.657 Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa thể hiện hệ thống theo Đoạn 6 của Quyết định nêu trên. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa thông báo chấp nhận Nghị định thư 2005 sửa đổi Hiệp định TRIPS.

d. Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Tại Việt Nam, nhãn hiệu được bảo hộ theo các Điều từ 750 đến 753 Bộ luật Dân sự năm 2005 và trong Phần III Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu được định nghĩa là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ này với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác. Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu (thường), nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.658

Để được đăng ký làm nhãn hiệu, một dấu hiệu phải có khả năng phân biệt và phải không thuộc các dấu hiệu loại trừ không được đăng ký. Dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Được cấu thành từ một hoặc một số yếu tố nổi bật và dễ dàng nhận biết hoặc từ các yếu tố, về tổng thể, nổi bật và dễ dàng nhận biết được;

(ii) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam;

(iii) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác được yêu cầu bảo hộ trong đơn nộp trước tại Việt Nam, kể cả nhãn hiệu được nộp theo Hệ thống Madrid;

(iv) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác mà thời hạn bảo hộ đã hết hạn hoặc bị đình chỉ trong vịng 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ hiệu lực trên cơ sở không sử dụng;

(v) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác mà được công nhận là nổi tiếng theo Điều 6bis Công ước Paris, hoặc nhãn hiệu đã được sử dụng và công nhận rộng rãi;

(vi) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

(vii) Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng cơng nghiệp có trong đơn được nộp trước; hoặc

(viii) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng hoặc ký tự được bảo hộ bản quyền của người khác mà đã được biết đến rộng rãi, trừ khi được phép của người đó.

Một dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt vẫn có thể được bảo hộ nếu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là nhãn hiệu.

Các dấu hiệu không được bảo hộ bao gồm dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy; cờ, huy hiệu, biểu trưng, tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế, trừ khi được phép của cơ quan hoặc tổ chức đó; tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài; dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế; và dấu hiệu khả năng lừa dối, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa hoặc dịch vụ. Pháp luật Việt Nam không đề cập đến tên gọi cá nhân có là dấu hiệu có thể được bảo hộ nhãn hiệu, nhưng tên gọi cá nhân dưới dạng ký tự có thể được đăng ký làm nhãn hiệu theo quy định của Điều 72.1 Luật Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Mọi tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh hợp pháp đều có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để sử dụng cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang sản xuất hoặc kinh doanh, hoặc có ý định sản xuất hoặc kinh doanh. Việc sử dụng trước hoặc sử dụng thực tế nhãn hiệu là điều không bắt buộc để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngồi, có thể đăng ký nhãn hiệu để sử dụng trong tương lai tại Việt Nam, với điều kiện phải sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong thời hạn 05 năm kể từ khi đăng ký. Nếu không, nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ.

Như đề cập ở trên, cơng dân nước ngồi thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngồi có đại diện hợp pháp hoặc có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và hiệu quả tại Việt Nam có thể trực tiếp nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Ngồi những trường hợp nêu trên, đơn của nước ngồi phải được nộp thơng qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Giống như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” được áp dụng trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, theo đó đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn đầu tiên. Tuy nhiên, nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” không áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris hoặc những đối tượng đã được sử dụng và được thừa nhận rộng rãi. Trong những trường hợp đó, quyền ưu tiên sẽ được cấp cho người chứng minh được rằng nhãn hiệu của mình đã nổi tiếng hay được sử dụng hoặc được công nhận rộng rãi, mà không phụ thuộc vào nguyên tắc “nộp đơn đầu

tiên”.

Quyền ưu tiên có thể được u cầu theo Cơng ước Paris, trên cơ sở một đơn trước mà đã được nộp ở nước ngoài hoặc được trưng bày tại một triển lãm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Quyền ưu tiên cũng có thể được yêu cầu theo các hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Để được hưởng quyền ưu tiên, đơn phải được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn đầu tiên 657 Tài liệu số WT/L/540 và Corr.1.159

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)