403 “Ca-na-đa thất vọng về Quyết định của Cơ quan phúc thẩm WTO”, Thơng cáo báo chí của Bộ Ngoại giao, Thương mại và
Phát triển (DFAIT), ngày 18/9/2000; ICTSD, Ca-na-đa cũng thua trong Quyết định của Cơ quan phúc thẩm về bảo hộ sáng
chế, Tạp chí BRIDGES, tập 4, số 35, ngày 19/12/ 2000, có tại http://www.ictsd.org/bridges-news/bridges/news/wto-rules-
in-favour-of-french-asbestos-ban-ngos-remain-sceptical.
ngày 01/10/1989 và vẫn cịn hiệu lực vào ngày 01/01/1996 là khơng phù hợp với quy định này. b) Hoa Kỳ yêu cầu Cơ quan phúc thẩm bác bỏ khiếu nại của Ca-na-đa và giữ nguyên kết luận của Ban hội thẩm.
c) Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên tất cả đánh giá và kết luận bị kháng cáo của Ban hội thẩm, cụ thể: (i) Liên quan đến việc áp dụng nghĩa vụ của Hiệp định TRIPS đối với các bằng độc quyền sáng chế có đơn nộp trước ngày 01/10/1989 và đang có hiệu lực vào ngày 01/01/1996,399 Hiệp định TRIPS phải được áp dụng cho các quyền đang tồn tại, ngay cả khi những quyền đó phát sinh từ những hành vi xảy ra trước khi Hiệp định có hiệu lực. Điều này được hỗ trợ bởi nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế được quy định trong Công ước Viên về luật điều ước quốc tế, trong đó thiết lập một giả định chống lại hiệu lực hồi tố của điều ước quốc tế.400 Công ước Viên quy định rằng, trong trường hợp khơng có ý định ngược lại, các quy định của hiệp ước sẽ không áp dụng đối với bất kỳ tình huống nào khơng cịn tồn tại trước khi điều ước có hiệu lực đối với một bên tham gia. Khơng có ý định ngược lại nào có trong Hiệp định TRIPS.401
(ii) Kể từ ngày áp dụng Hiệp định TRIPS, một Thành viên phải thực hiện tất cả nghĩa vụ của Hiệp định TRIPS cho các đối tượng hiện có và đang được bảo hộ tại ngày đó. Điều này bao gồm nghĩa vụ quy định thời hạn bảo hộ khơng ít hơn 20 năm tính từ ngày nộp đơn, mà khơng phân biệt hoặc tách biệt với các nghĩa vụ khác liên quan đến sáng chế như lập luận của Ca-na-đa.402
(iii) Theo Hiệp định TRIPS, thời hạn bảo hộ 20 năm tính từ ngày nộp đơn phải được quy định như một quyền và đó phải là một quyền pháp lý chắc chắn. Cơ hội có được thời hạn bảo hộ 20 năm phải dành cho tất cả mọi người, chứ không chỉ dành cho người đã vượt qua một mê cung thủ tục hành chính để nhận được thời hạn bảo hộ này. Nghĩa vụ của các Thành viên phải quy định thời hạn 20 năm là rõ ràng và bắt buộc, và mặt khác, đó cũng là quyền cụ thể của chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế theo TRIPS.
(iv) Luật Sáng chế Ca-na-đa cấp thời hạn bảo hộ 17 năm kể từ ngày cấp bằng cho các sáng chế đơn nộp trước ngày 01/10/1989 và đang có hiệu lực vào ngày 01/01/1996. Vì vậy, Luật Sáng chế của Ca-na-đa có thể đáp ứng thời hạn bảo hộ tối thiểu theo yêu cầu của TRIPS chỉ khi thời gian giữa ngày nộp đơn và ngày cấp bằng là 03 năm hoặc lâu hơn. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Do đó, Ban hội thẩm đã giải thích chính xác rằng Luật Sáng chế Ca-na-đa không phù hợp với nghĩa vụ quy định thời hạn bảo hộ sáng chế khơng ít hơn 20 năm theo Hiệp định TRIPS.
Sự phát triển tiếp theo liên quan đến vụ kiện:
a) Ca-na-đa rất thất vọng trước quyết định của Cơ quan phúc thẩm. Sau khi Báo cáo được công bố, Bộ trưởng Công nghiệp Ca-na-đa John Manley tuyên bố, do phán quyết chỉ liên quan đến các bằng sáng chế có đơn nộp trước ngày 01/10/1989 nên khơng làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hiện tại trong chế độ bảo hộ sáng chế của Ca-na-đa.403
b) Trái với hầu hết những sửa đổi về Luật Sáng chế Ca-na-đa, có dấu hiệu cho thấy những sửa đổi có hiệu lực vào năm 1989 nhằm thay đổi thời hạn bảo hộ sang 20 năm tính từ ngày nộp đơn (đối với bằng sáng chế có đơn nộp sau ngày 01/10/1989) đã được các nhà lập pháp Ca-na-đa lựa chọn cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và sự lựa chọn này không bị chi phối bởi tác động bên ngoài. Ngay cả Hiệp định NAFTA, được ký vào năm 1992, cũng dành một số linh hoạt cho các Bên ký kết bằng cách quy định thời hạn bảo hộ nên “ít nhất là 20 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc 17 năm tính từ ngày cấp
bằng.”404 Hoa Kỳ đã tận dụng linh hoạt này và áp dụng tiêu chuẩn 20 năm từ năm 1995, phù hợp với
quy định Hiệp định TRIPS.405
c) Mặc dù khơng có bằng chứng trực tiếp về ảnh hưởng của phán quyết, nhưng cũng không nên bỏ qua sự tác động của Vụ kiện Ca-na-đa - Thời hạn bảo hộ sáng chế và Vụ kiện Ca-na-đa - Sáng chế dược phẩm đối với chính sách xuất khẩu thuốc generic của Ca-na-đa.406
d) Nội dung Điều 8 Hiệp định TRIPS đã làm phát sinh một số nghi vấn. Cụ thể, khơng rõ liệu điều khoản này có phải là một quy định được áp dụng độc lập không.407 Trong Vụ kiện Ca-na-đa - Thời hạn bảo hộ sáng chế, Cơ quan phúc thẩm đã nêu ra vấn đề này nhưng không đưa ra quan điểm.408 Báo cáo của Ban hội thẩm tuyên bố rằng những đánh giá của mình khơng gây phương hại đến khả năng áp dụng Điều 7 và 8 của Hiệp định đối với các vụ kiện tương lai liên quan đến các biện pháp thúc đẩy mục tiêu chính sách của các Thành viên WTO như được quy định tại các Điều này. Tuy nhiên, Báo cáo khơng đưa ra sự giải thích phù hợp cho điều khoản này.409
e) Vụ kiện Ca-na-đa - Thời hạn bảo hộ sáng chế đã minh họa cho những điều sẽ xảy ra khi các tiêu chuẩn của TRIPS được giải thích theo các cách khác nhau và tách biệt với các điều ước quốc tế của WIPO, nghĩa là khơng có định nghĩa về vấn đề liên quan trong các điều ước của WIPO để Ban hội thẩm có thể dẫn chiếu đến. Công ước Paris đã không giải quyết được vấn đề thời hạn bảo hộ sáng chế, từ đó, vấn đề hồi tố có thể được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm hiểu theo các cách khác nhau. Đây có thể được coi là một vấn đề để cân bằng khả năng tiếp cận dựa trên các yêu cầu bảo hộ của chủ sở hữu sáng chế. Do chủ sở hữu sáng chế đã bỏ tất cả khoản đầu tư theo chế độ bảo hộ trước và tin tưởng vào những thành quả có thể được tạo ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, nên có thể khơng cần đến thời hạn bảo hộ hồi tố. Có một phần của Học thuyết pháp lý hiện tại, sau khi xem xét kỹ lưỡng Công ước Paris và các điều ước quốc tế của WIPO khác,410 vẫn cho rằng Cơ quan phúc thẩm đưa ra kết luận mà khơng xem xét các lợi ích có liên quan và lợi ích của riêng Ca-na-đa.411