III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
441 Đặc biệt theo Điều 12(1) của Quy chế.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
100 101
ngồi EC nào có thể tiếp cận được với các quyền dành cho công dân châu Âu, kể cả các thuận lợi trong đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
(ii) Điều 2(2) Công ước Paris không yêu cầu về nơi cư trú hoặc cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) ở nước được yêu cầu bảo hộ đối với công dân của các nước Liên hiệp Paris để được hưởng các quyền sở hữu công nghiệp. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 2(2) này, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1 vì Quy chế đặt ra yêu cầu về cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) tại Cộng đồng châu Âu: cơng dân nước ngồi chỉ có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm nếu sản phẩm đó được sản xuất, chế biến tại Cộng đồng châu Âu.
b) Đối với các vấn đề về thủ tục nộp đơn trong Quy chế,442 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2 Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1.
(i) Theo thủ tục nộp đơn trong Quy chế, người không mang quốc tịch EC muốn đăng ký bảo hộ cho một chỉ dẫn địa lý thuộc lãnh thổ của một Thành viên WTO sẽ không thể đăng ký trực tiếp với Cộng đồng châu Âu- dù là với Ủy ban châu Âu hoặc một cơ quan trực thuộc Ủy ban. Ngược lại, cơng dân EC có thể đăng ký trực tiếp với Cộng đồng châu Âu thông qua nước thành viên - nước sẽ thi hành Quy chế như một đơn vị trực thuộc Cộng đồng châu Âu. Ngoài ra, theo Quy chế, các Thành viên WTO có chỉ dẫn địa lý phải phê duyệt trước đơn đăng ký cho chỉ dẫn địa lý đó. Vì vậy, dù các nước thành viên EC có trách nhiệm quy định các công cụ để chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (trong trường hợp này là chỉ dẫn địa lý) thực hiện các quyền của mình mà khơng cần có sự can thiệp của Chính phủ như các cơng dân khơng mang quốc tịch EC lại cần có sự can thiệp của Chính phủ mà thơng thường Chính phủ khơng có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện việc can thiệp này.
(ii) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 2(2) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1 vì Quy chế áp đặt yêu cầu về cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) tại Cộng đồng châu Âu.443
c) Đối với một số vấn đề trong thủ tục phản đối trong Quy chế,444 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2 Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1.
(i) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia được quy định tại Điều 3.1 Hiệp định TRIPS và Điều 2(1) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Theo thủ tục phản đối trong Quy chế, người không phải là công dân EC hoặc khơng có cơ sở (cơng nghiệp hoặc thương mại) ở EC phải nộp đơn phản đối thơng qua Chính phủ của Thành viên WTO nơi người đó cư trú hoặc có cơ sở (cơng nghiệp hoặc thương mại) tại đó. Chính phủ nước đó có trách nhiệm xác nhận và chuyển đơn phản đối cho Ủy ban châu Âu. Điều này có nghĩa là các nước thành viên EC khơng có nghĩa vụ thực hiện Quy chế, cịn các Thành viên WTO khác thì phải thực hiện. Theo đó, quy trình phản đối dành cho người khơng phải là cơng dân EC khác so với quy trình dành cho cơng dân EC. Kết quả là người không phải là cơng dân EC khơng có cơng cụ trực tiếp để phản đối việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và thủ tục phản đối trong Quy chế đã trao sự đối xử kém thuận lợi hơn cho những người không phải là công dân EC. Bất kỳ biểu hiện bên ngồi nào về sự đối xử cơng bằng sẽ được đánh giá theo một tình huống cơ bản khác nhau. Ngồi ra, Quy chế đã giới hạn những người có thể nộp đơn