Luật Sở hữutrí tuệ của Việt Nam (Điều 213 1) khơng chỉ quy định chế tài hình sự đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu mà cịn quy định chế tài hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý Việc xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 134 - 135)

VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ

663 Luật Sở hữutrí tuệ của Việt Nam (Điều 213 1) khơng chỉ quy định chế tài hình sự đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu mà cịn quy định chế tài hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý Việc xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý

cịn quy định chế tài hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý. Việc xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý không được quy định trong Hiệp định TRIPS.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

268 269

điện ảnh. Tác phẩm điện ảnh không phải là loại tác phẩm được sử dụng theo truyền thống hoặc trên thực tiễn để phát sóng cho cơng chúng. Tuy nhiên, tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm điện ảnh phải được xin phép phát sóng và phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh. Theo khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, để phát sóng tác phẩm điện ảnh, tổ chức phát sóng phải xin phép và trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh. Đây là một trong số các nội dung mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO.

Các tổ chức tập thể hoạt động thay mặt chủ sở hữu quyền, bao gồm việc thu tiền thù lao, nhuận bút, nhưng chỉ theo sự ủy quyền của chủ thể quyền. Hiện nay, Việt Nam có bốn tổ chức quản lý tập thể quyền, là các tổ chức phi chính phủ, hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, gồm Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC); Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV); Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC); và Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO). Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan là một khái niệm mới ở Việt Nam, nên việc hợp tác với các thành viên khác của WTO và các tổ chức khác có vai trị quan trọng trong việc thành lập các hiệp hội ở Việt Nam.

Theo Điều 26.1 và 33.1 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm được xuất bản hoặc bản ghi âm/ghi hình chương trình phát thanh/truyền hình có quảng cáo hoặc thu tiền dưới mọi hình thức khơng phải xin phép chủ thể quyền, nhưng phải trả tiền nhuận bút theo quy định của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm hoặc bản ghi âm/ghi hình phù hợp với quy định tại các Điều 26.1 và 33.1 không được làm phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm và cũng khơng được làm phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm/ghi hình, tổ chức phát sóng.

Liên quan đến các ngoại lệ và hạn chế đối với tác phẩm điện ảnh được quy định tại các Điều 26 và 33, những ngoại lệ quy định tại các Điều này đã được giới hạn ở các trường hợp không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường về tác phẩm và không làm phương hại đến quyền của các chủ thể quyền và tổ chức phát sóng tại Việt Nam do Nhà nước quản lý, và phải trả tiền thù lao khi phát sóng các chương trình có tài trợ, chương trình có quảng cáo hoặc các chương trình để thu tiền.

Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền bị xâm phạm có thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm của mình, xin lỗi cơng khai, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại; có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật khác liên quan, hoặc khởi kiện ra tịa án có thẩm quyền hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.666

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số được quy định tại các Điều 4.10, 20.1(đ), 29.3(d), 30.1 (b), và 31.1(d) Luật Sở hữu trí tuệ. Các nguyên tắc và hình thức sử dụng các ngoại lệ được quy định tại Điều 25 và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ. Quy định về các biện pháp bảo vệ bằng công nghệ được quy định tại Điều 28 và Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Liên quan đến dịch vụ Internet, Điều 19.11 Nghị định số 97/ 2008/NĐ - CP của Chính phủ yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ, phương tiện truyền thơng, xuất bản, bảo vệ bí mật nhà nước, bản quyền, quảng cáo và quy định về thông tin điện tử trên Internet. Nghị định cấm hành vi ăn cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, mật mã và thông tin riêng tư của các cá nhân hoặc các tổ chức trên Internet.

f. Cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ thơng tin bí mật

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, thơng tin bí mật, bao gồm bí mật thương mại, được bảo hộ mà

không cần đăng ký, miễn là đáp ứng ba điều kiện bảo hộ như được quy định tại Điều 39.1 Hiệp định TRIPS.

Bí mật kinh doanh, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm, được bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu cơng nghiệp. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan chức năng của Nhà nước để ngăn chặn hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại.667

Trên thực tế, Việt Nam có quy định bảo hộ dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ liệu khác được nộp như điều kiện để đăng ký lưu hành các sản phẩm dược phẩm hoặc nơng hóa phẩm từ năm 2003. Nội dung này được pháp điển hóa tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo đó, các cơ quan liên quan có nghĩa vụ, khi người nộp đơn được yêu cầu nộp dữ liệu như điều kiện để cấp phép lưu hành thị trường cho dược phẩm hoặc nơng hóa phẩm, phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo mật các dữ liệu đó nhằm tránh việc sử dụng cho mục đích thương mại khơng lành mạnh, cũng như khơng được bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết để bảo vệ công chúng.

Cơ quan chức năng cũng không được phép cấp phép lưu hành trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp phép cho người nộp dữ liệu gốc, cho người nộp đơn đăng ký sau đó mà sử dụng dữ liệu bí mật có trong đơn nếu không được phép của người nộp đơn trước đó, trừ trường hợp dữ liệu đó được tạo ra một cách độc lập bởi người nộp đơn tiếp theo, theo quy định tại Điều 125.3 (d) Luật Sở hữu trí tuệ. Quy định chi tiết liên quan đến việc bảo mật dữ liệu thử nghiệm được quy định tại Quyết định số 30/2006/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định về bảo vệ dữ liệu áp dụng cho việc đăng ký thuốc (được thay thế bởi Thông tư số 05/2010/TT - BYT ngày 01/3/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc bảo mật dữ liệu thử nghiệm trong đăng ký thuốc) và Quyết định số 69/2006/QĐ - BNN ngày 13/9/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn về bảo mật dữ liệu nơng hóa thử nghiệm.

“Nguyên tắc không dựa trên kết quả đăng ký lưu hành có trước” được các cơ quan chức năng của Việt

Nam áp dụng trong bối cảnh bảo mật dữ liệu lâm sàng trong thời gian 05 năm (kể từ khi nộp dữ liệu mật cho cơ quan chức năng cho đến hết thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp phép lưu hành). Các cơ quan chức năng của Việt Nam không cho phép các nhà sản xuất thuốc generic căn cứ hoặc tham khảo trực tiếp đến hồ sơ dữ liệu lâm sàng nộp tại cơ quan đăng ký dược phẩm nước ngoài trong thời gian bảo hộ dữ liệu tại Việt Nam.

Chỉ người nộp đơn đăng ký lưu hành sau mới không được phép sử dụng dữ liệu của người nộp đơn ban đầu vì Luật Sở hữu trí tuệ, tuân theo Hiệp định TRIPS, quy định rằng các cơ quan chức năng có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để dữ liệu đó khơng được sử dụng cho mục đích thương mại khơng lành mạnh, cũng như khơng bị lộ. Vì vậy, sử dụng dữ liệu đó bởi cơ quan chức năng của Việt Nam là không trái với các quy định này.

Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 có chứa một số quy định để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh668 và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, kể cả việc tiếp cận và thu thập thơng tin bí mật kinh doanh của người khác trong quá trình đăng ký lưu hành sản phẩm, sử dụng những thơng tin đó vào mục đích kinh doanh hoặc xin phép liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc đăng ký lưu hành sản phẩm, hoặc hành vi chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước.669

Ngoài ra, Điều 130.1 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê một danh sách không đầy đủ các hành vi được coi là 667 Các Điều 121, 123 to 125, 127, và 198 Luật Sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)