V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác
603 Phán quyết: xem phản hồi của Trung Quốc cho câu hỏi số 52.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
204 205
liên quan đến việc từ chối bảo hộ quyền tác giả theo Điều 4(1) Luật Bản quyền và Ban hội thẩm đã phán quyết về điều này khi xem xét cáo buộc theo Điều 5(1) Cơng ước Berne, như được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS. Những đánh giá về cáo buộc này theo Điều 5(2) Cơng ước Berne, như được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, sẽ khơng mang lại giải pháp tích cực cho vụ kiện. Vì vậy, Ban hội thẩm khơng cần phải phán quyết về cáo buộc này.
(ix) Tại một thời điểm nhất định trong vụ kiện, Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng trong phạm vi mà Điều 4(1) Luật Bản quyền Trung Quốc áp dụng đối với buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 14 Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, khơng có phán quyết nào về cáo buộc này vì khơng được đề cập trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm cũng như trong hồ sơ do Hoa Kỳ nộp.
(x) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng tác phẩm bị từ chối bảo hộ theo Điều 4(1) Luật Bản quyền Trung Quốc cũng bị từ chối áp dụng các biện pháp thực thi được quy định tại Chương V của Luật, và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tại Điều 41.1 Hiệp định TRIPS. Trung Quốc khẳng định rằng mặc dù quyền thực thi có thể bị từ chối đối với những tác phẩm đó, nhưng các quy định thực thi vẫn được “quy định” cho những tác phẩm đó vì tác giả của mọi tác phẩm đều được “tiếp cận” với quy trình thực thi, dù rằng họ có đủ bằng chứng hoặc quyền thực thi hữu hiệu hay không. Cần nhấn mạnh rằng thủ tục thực thi tại Phần III Hiệp định TRIPS có phạm vi rộng hơn nhiều so với việc tiếp cận với quy trình được quy định cho chủ sở hữu quyền có tác phẩm bị từ chối bảo hộ ở Trung Quốc. Phần III Hiệp định TRIPS bao gồm một tập hợp (bộ) thủ tục thực thi tối thiểu được nhất trí ở bình diện đa phương mà các Thành viên phải dành cho chủ thể quyền để xử lý hành vi xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định. Nếu một Thành viên lựa chọn quy định các thủ tục khác - để thực thi quyền sở hữu trí tuệ hoặc để thực thi quyền đối với các đối tượng nhất định - thì sự lựa chọn chính sách đó khơng được làm giảm nghĩa vụ của Thành viên theo Điều 41.1 trong việc bảo đảm rằng phải quy định các thủ tục thực thi tại Phần III. Với những lý do trên, Điều 4 Luật Bản quyền Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Điều 41.1. (xi) Hoa Kỳ cáo buộc rằng thủ tục hình sự quy định tại Điều 47 Luật Bản quyền Trung Quốc không được áp dụng cho các tác phẩm bị từ chối bảo hộ theo Điều 4 của Luật, và Trung Quốc không quy định việc áp dụng thủ tục và chế tài hình sự trong một số trường hợp cố ý xâm phạm quyền tác giả ở quy mơ thương mại, do đó đã vi phạm nghĩa vụ tại câu đầu tiên và câu thứ hai Điều 61 Hiệp định TRIPS. Hiệu quả tư pháp có thể được áp dụng cho cáo buộc này vì có liên quan đến từ chối bảo hộ quyền tác giả theo Điều 4(1) Luật Bản quyền, và tác động của nó đến thực thi quyền. Ban hội thẩm đã ra phán quyết về biện pháp này khi xem xét cáo buộc theo Điều 5(1) Cơng ước Berne, như được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, và theo Điều 41.1 Hiệp định TRIPS. Việc đánh giá bổ sung về những cáo buộc này theo Điều 61 sẽ khơng mang lại giải pháp tích cực cho vụ kiện. Vì vậy, Ban hội thẩm khơng cần phải phán quyết về những cáo buộc này.
b) Hoa Kỳ đã khiếu nại ba biện pháp hải quan của Trung Quốc.605 Hoa Kỳ đã khiếu nại các biện pháp hải quan “như vậy”, nghĩa là về mặt pháp lý, chứ không phải việc áp dụng đối với vụ việc cụ thể.
(i) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Cơ quan chức năng của Trung Quốc không thể tiêu hủy hoặc xử lý hàng hóa xâm phạm như quy định tại Điều 59 Hiệp định TRIPS. Cơ quan Hải quan Trung Quốc phải tuân thủ quy trình bắt buộc, và do đó, khơng thể thực hiện được thẩm quyền tiêu hủy hàng hóa, mà phải ưu tiên áp dụng các biện pháp loại khỏi kênh thương mại. Theo đó, cả ba cách loại khỏi kênh thương mại là tặng tổ chức phúc lợi xã hội, bán cho chủ thể quyền và đấu giá hàng hóa xâm phạm đều vi phạm Điều 59 và Điều 46, như được tích hợp vào Điều 59. Trung Quốc đã phản hồi rằng Cơ quan hải quan có thể ra lệnh xử lý và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm theo Điều 59 Hiệp định TRIPS.