Theo Điều 12(1) của Quy chế.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 64 - 65)

III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

516 Theo Điều 12(1) của Quy chế.

định WTO. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này phụ thuộc vào các cáo buộc về nội dung và hồn tồn vơ căn cứ. Đây là những cáo buộc phụ và việc kết luận về cáo buộc này khơng mang lại bất kỳ đóng góp thêm nào cho giải pháp tích cực đối với vụ kiện. Tính hiệu quả tư pháp phải được thực hiện đối với cáo buộc này.

Sự phát triển tiếp theo liên quan đến vụ kiện:

a)Tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp ngày 19/5/2005, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên bày tỏ ý định thực hiện các phán quyết và khuyến nghị Cơ quan giải quyết tranh chấp, và tuyên bố rằng họ cần một thời hạn hợp lý để thực hiện. Tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp ngày 21/4/2006, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên tuyên bố rằng họ đã thực hiện đầy đủ các phán quyết và khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp bằng cách ban hành một Quy chế mới có hiệu lực vào ngày 31/3/2006. Ơxtrâylia và Mỹ khơng nhất trí rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã thực hiện đầy đủ các phán quyết và khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp và yêu cầu Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên phải lưu ý đến ý kiến của họ và phải sửa đổi Quy chế mới ban hành.

b) Quyền Đại diện thương mại Hoa Kỳ tại thời điểm đó, Peter Allgeier, đã hoan nghênh phán quyết của Ban hội thẩm, cho rằng đó là một “chiến thắng rõ ràng” cho các nông dân và các nhà chế biến thực phẩm Hoa Kỳ. Tuy vậy, Ban hội thẩm của WTO đã không ủng hộ Hoa Kỳ trong mọi cáo buộc và điều này được nhấn mạnh bởi các quan chức thương mại Hoa Kỳ. Phát ngôn viên về nông nghiệp Liên hiệp của châu Âu, Michael Mann, đã cho rằng phán quyết có tác động khơng đáng kể đối với thương mại của Hoa Kỳ và Ơxtrâylia vì khơng có đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý nào từ hai nước này được nộp theo Quy chế năm 1992 của Liên minh châu Âu.517

c) Một trong những cáo buộc trong Vụ kiện EC - Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đề cập đến Điều14(2) trong Quy chế mà cho phép sự đồng tồn tại giữa nhãn hiệu có trước và chỉ dẫn địa lý trùng hoặc gây nhầm lẫn (được nộp sau đó). Tuy nhiên, vấn đề đồng tồn tại giữa hai loại quyền (nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) vẫn chưa được giải quyết ở Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên, như thể hiện trong các tranh luận về mối quan hệ của hai đối tượng này.518

d) Vụ kiện EC - Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã thu hút được sự chú ý của các nhà làm chính sách, các nhà đàm phán, giới khoa học và các nhà sản xuất nơng nghiệp và thực phẩm trên tồn thế giới. Vụ kiện được coi là một chương trong cuộc xung đột lâu dài về sử dụng và kiểm soát các tên gọi địa danh đối với sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm giữa các nước châu Âu và các nước “thế giới mới” (Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Argentina, Chi-lê và Nam Phi và một số nước khác). Vì lý do này, cả bối cảnh và ý nghĩa của vụ kiện đã vượt khỏi một vụ kiện đơn thuần. Trong vụ kiện này, bên cạnh bối cảnh thực tế, quan điểm vốn đã khác nhau về mục tiêu và tính chất của các dấu hiệu có khả năng phân biệt đã dẫn đến sự thỏa hiệp mong manh về các nguyên tắc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS đã thực sự cố gắng dung hịa các lợi ích và phương pháp tiếp cận khác nhau về chỉ dẫn địa lý: Hiệp định đã đưa ra định nghĩa về chỉ dẫn địa lý và mức bảo hộ tối thiểu trong nỗ lực hàn gắn một vấn đề không thể giải quyết được. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS chỉ đưa ra mức độ hài hịa hóa hạn chế về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý và hệ thống bảo hộ mà cần được hoàn thiện hơn nữa so với các loại sở hữu trí tuệ khác. Các cuộc đàm phán về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPS đã và đang tiếp tục diễn ra một

517 ICTSD, Tài liệu Tóm tắt về WTO - Ban hội thẩm của WTO ban hành phán quyết lẫn lộn trong vụ kiện về chỉ dẫn địa lý, BRIDGES Tập 9, Số 9, ngày 16/3/2005, có tại http://www.ictsd.org/bridges-news/bridges/news/wto-in-brief-31. BRIDGES Tập 9, Số 9, ngày 16/3/2005, có tại http://www.ictsd.org/bridges-news/bridges/news/wto-in-brief-31.

518 D.C. Ohlgart, Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu: Hịa bình hay chiến tranh?, Hiệp hội Nhãn hiệu của Cộng đồng châu Âu, Phiên họp thường niên lần thứ 25 tại Vác-xa-va. thường niên lần thứ 25 tại Vác-xa-va.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

128 129

cách khá căng thẳng và tranh cãi. Hai trong số các nguyên nhân chính là sự khác biệt đáng kể về quan điểm của các Thành viên WTO trong việc công nhận giá trị của việc sử dụng các tên địa danh như là các chỉ dẫn về uy tín và chất lượng của sản phẩm cụ thể và vai trò kinh tế của chỉ dẫn địa lý-vấn đề đặc biệt quan trọng ở châu Âu so với các Thành viên WTO khác. Sự khác nhau về quan điểm, cũng như về việc thi hành sau khi đưa chỉ dẫn địa lý vào Hiệp định TRIPS, đã tạo ra các cuộc tranh luận nóng bỏng trong Hội đồng TRIPS. Cuộc tranh luận chủ yếu được định hướng bởi các nước có lợi ích chính - một bên là EC và một bên là Hoa Kỳ và Ơxtrâylia. Mục tiêu chính của EC là đạt được sự bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý ở cấp độ quốc tế tương đương với hệ thống của mình thơng qua các cuộc đàm phán đa phương, khu vực và song phương. Việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý của châu Âu bị các quốc gia “thế giới mới” nhìn nhận như là một phần trong chiến lược duy trì thị phần của châu Âu và các nước ủng hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn thế giới, thậm chí để đổi lấy cam kết cho phép tiếp cận thị trường hơn nữa và nhằm giảm xuất khẩu và trợ cấp trong nước cho nơng dân EU. Mặt khác, Hoa Kỳ, Ơxtrâylia và các nước khác, đã miễn cưỡng nâng cao mức độ bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở cấp đa phương. Sự tham gia cẩn trọng của họ vào các cuộc thảo luận là nhằm tránh bất kỳ cam kết mới nào về đối tượng này. Các nước đang phát triển khơng có lợi ích trong sự phân cực giữa việc thực hiện nghĩa vụ hiện tại về chỉ dẫn địa lý và đàm phán các nghĩa vụ mới, như ở nhiều lĩnh vực khác của sở hữu trí tuệ, và mỗi nước đang phát triển cần xây dựng chiến lược riêng của mình về các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý, phù hợp với sự đa dạng và nhu cầu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của mình.519

e) Một số nhà bình luận nhấn mạnh rằng chỉ dẫn địa lý hiện đang đứng ở giao lộ của ba vấn đề được tranh luận sôi nổi trong pháp luật quốc tế: thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ và chính sách nơng nghiệp. Các đặc điểm chính trị nổi bật và giá trị kinh tế đạt được gần đây (cho dù chỉ dẫn địa lý đã có một lịch sử lâu dài) có thể là do những thay đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu: thực sự, những người ủng hộ chỉ dẫn địa lý đã gây ra sự quan ngại về tính xác thực, tính di sản và tính địa phương trong một thế giới tồn cầu hóa nhanh chóng. Các nhà bình luận ủng hộ ý tưởng về một số bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong pháp luật quốc tế - điều có thể lý giải được theo các lập luận về quyền tinh thần của cộng đồng sản xuất ra các sản phẩm liên quan, những ưu thế của sản phẩm chỉ dẫn địa lý trên thị trường, ngăn chặn sự lừa dối người tiêu dùng và giảm chi phí tìm kiếm và nhận diện sản phẩm.520

In-đô-nê-xi-a - Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)