Tài liệu đã dẫn, trang 131.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 68)

III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

530 Tài liệu đã dẫn, trang 131.

531 J. Malbon, C. Lawson, M. Davison, Hiệp định WTO về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ: Bình luận (NXB Edward Elgar, năm 2014, Vương quốc Anh/Hoa Kỳ), trang 317-323. Edward Elgar, năm 2014, Vương quốc Anh/Hoa Kỳ), trang 317-323.

532 A.D. Mitchell, Động thái của Ôxtrâylia đối với thuốc lá bao trơn và sự tuân thủ WTO, Tạp chí châu Âu về WTO và Pháp luật và chính sách y tế quốc tế, tập 5, số 2, năm 2010, trang 412. và chính sách y tế quốc tế, tập 5, số 2, năm 2010, trang 412.

533 T. Cottier, P.C. Mavroidis (Eds.), M. Panizzon, S. Lacey (Associate Eds.), Sở hữu trí tuệ - Thương mại, Cạnh tranh và Phát

triển bền vững (XNB Đại học Michigan, năm 2003, Hoa Kỳ), trang 66 - 68.

d) Vụ kiện In-đô-nê-xi-a - Xe hơi đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học, đặc biệt liên quan đến giải thích của Ban hội thẩm về Điều 3 và Điều 20 Hiệp định TRIPS. Trong đó, sự chú ý được dành cho lời lẽ cẩn trọng của Ban hội thẩm trong việc giải thích quá rộng về nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Điều 3,530 và nội dung gây tranh cãi về thuật ngữ “cản trở” theo Điều 20 Hiệp định TRIPS.531 e) Cho đến nay, Vụ kiện In-đô-nê-xi-a - xe hơi là vụ kiện duy nhất giải thích Điều 20 Hiệp định TRIPS. Sự duy nhất này làm cho phán quyết của Ban hội thẩm trở thành chuẩn mực đối với Vụ kiện về gói thuốc lá trơn mà cũng có liên quan đến Điều 20 (các Vụ kiện WT/DS434, 435, 441,458 và 467). Tuy nhiên, định hướng do Ban hội thẩm đưa ra liên quan đến thuật ngữ “yêu cầu đặc biệt” là rất hạn chế, tạo ra khoảng trống cho việc giải thích về cách thức phán quyết cho các vụ kiện về các biện pháp áp dụng cho gói thuốc lá trơn (đó là “yêu cầu đặc biệt” tại Điều 20). Theo đó, trong khi các biện pháp liên quan đến gói thuốc lá trơn có tính chất bắt buộc và áp dụng cho tất cả công ty thuốc lá và nhãn hiệu của họ, thì ở In-đơ-nê-xi-a, các cơng ty tham gia vào Chương trình xe hơi quốc gia một cách tự nguyện, với sự nhận thức về những tác động có thể đối với việc sử dụng nhãn hiệu của mình.532 f) Cho đến nay, các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO khơng có cơ hội xem xét mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và các Hiệp định GATT và GATS. Do Vụ kiện In-đô-nê-xi-a -Xe hơi liên quan đến các khiếu nại theo Hiệp định GATT, Hiệp định SCM, Hiệp định TRIMS và Hiệp định TRIPS, nên theo một số học giả nổi tiếng thì vụ kiện này là một cơ hội tốt để xem xét mối quan hệ này. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã không giải quyết các quan hệ giữa GATT và Hiệp định TRIPS. Chính điều này đã làm nảy sinh nghi ngờ rằng có thể có sự chồng chéo về nghĩa vụ giữa các Hiệp định GATT, GATS và TRIPS. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng trong các quy định của GATT, GATS và TRIPS cho thấy sự giống và khác nhau về mục tiêu không mang lại sự chỉ dẫn có tính quyết định để giải đáp câu hỏi liệu các quyền và nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS chỉ nên áp dụng trên cơ sở kết hợp với những quyền và nghĩa vụ của GATTvà GATS, hay quy định của Hiệp định TRIPS sẽ được ưu tiên áp dụng nói chung hoặc trong những trường hợp nhất định.533

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)