Tổng quan về Hệ thống sở hữutrí tuệ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 127 - 128)

VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ

1. Tổng quan về Hệ thống sở hữutrí tuệ của Việt Nam

1. Tổng quan về Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam của Việt Nam

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam và nhiều đối tác thương mại của Việt Nam. Quá trình đổi mới đã được tiếp nối bằng sự tự do hóa tương đối tích cực về sở hữu trí tuệ, cho phép Việt Nam gia nhập thành cơng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Dù gặp phải những thách thức chung giống như tất cả các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam cũng đã chuyển đổi căn bản hệ thống sở hữu trí tuệ của nền kinh tế kế hoạch sang một hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Ở một mức độ nào đó, quá c) Vụ kiện DS372: Trung Quốc-Dịch vụ thơng tin tài chính là vụ kiện đầu tiên của Cộng đồng châu Âu với Trung Quốc liên quan đến thương mại dịch vụ trong WTO. Vụ kiện đầu tiên trong WTO về dịch vụ của Trung Quốc được thực hiện bởi Hoa Kỳ vào năm 2007 (Vụ kiện WT/DS363: Trung Quốc - Các biện pháp

ảnh hưởng đến quyền thương mại và dịch vụ phân phối đối với một số ấn phẩm và sản phẩm giải trí nghe nhìn). Một số nhà bình luận cho rằng, khi xem xét các lợi thế so sánh của Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ

trong lĩnh vực này và áp lực lớn đối với việc mở cửa thị trườngTrung Quốc trong lĩnh vực tài chính và các dịch vụ khác, có những lý do để tin rằng sẽ có nhiều tranh chấp thương mại hơn nữa phát sinh trong lĩnh vực này trong tương lai gần.643 Nhưng điều này vẫn chưa xảy ra.

d) Trong Vụ kiện DS372: Trung Quốc - Dịch vụ thơng tin tài chính, yêu cầu tham vấn được thực hiện vào ngày 03/3/2008, và giải pháp mà hai bên thỏa thuận được thông báo cho Cơ quan giải quyết tranh chấp vào ngày 04/12/2008. Theo đó, vụ kiện được giải quyết trong thời gian dưới 10 tháng kể từ khi Cộng đồng châu Âu yêu cầu tham vấn. Cho dù khơng chỉ đích danh vụ kiện nhưng một số học giả đã nêu ra một số lý do tiềm tàng cho việc giải quyết tương đối nhanh với ba vụ kiện khác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.644 Đó có thể là sự quan ngại về việc Trung Quốc thiếu chuyên môn trong việc giải quyết các tranh chấp trong WTO, trong khi Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm, và sự cân bằng giữa các lợi ích của các cơng ty quốc gia về các biện pháp liên quan và chi phí có thể phát sinh trong việc bảo vệ các biện pháp đó tại WTO.645

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

254 255

trình chuyển đổi vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, những lợi ích và nỗ lực của Việt Nam đang thúc đẩy sự chuyển động hướng đến ba tam giác sở hữu trí tuệ - đổi mới - thương mại, phù hợp với cam kết quốc tế và hướng đến sự an toàn kinh doanh và pháp lý trong WTO, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ASEAN hoặc APEC.

Việt Nam đang tiếp tục hồn thiện và hiện đại hóa hệ thống sở hữu trí tuệ của mình cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế, đồng thời giải quyết những thách thức liên quan đến sở hữu trí tuệ. Mặt khác, Việt Nam đang cố gắng để bảo vệ lợi ích, quan điểm và lập trường của mình trong đàm phán với các đối tác thương mại quốc tế. Các khuôn khổ quốc tế và các vấn đề chính sách khác đã góp phần vào cách tiếp cận hướng ngoại và chủ động hơn trong chiến lược tấn cơng của mình, dù rằng có sự phịng vệ nhiều hơn ở một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như thực thi quyền.

a. Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước

Bộ luật Dân sự năm 1995 đưa ra các nguyên tắc cơ bản về quyền sở hữu, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, là công cụ pháp lý cơ bản đánh dấu bước ngoặt của Việt Nam trong nỗ lực chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bộ luật Dân sự năm 1995 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005 theo Luật số 33/2005/QH11, trong đó nhắc lại các nguyên tắc dân sự cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ. Bộ luật Dân sự là nền tảng điều chỉnh toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) được ban hành ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 36/2009/QH12). Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quy định tồn diện về các quyền sở hữu trí tuệ. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành theo các Nghị định của Chính phủ và Thơng tư của các Bộ liên quan. Các cơ quan chịu trách nhiệm chính xây dựng và triển khai chính sách sở hữu trí tuệ là Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ) và Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Một số cơ quan khác cũng tham gia vào quản lý các vấn đề sở hữu trí tuệ, như bảo hộ giống cây trồng mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc, bảo mật dữ liệu, cạnh tranh không lành mạnh và thực thi quyền. Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP), Cục Bản quyền tác giả (COV) và Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới (PVPO) là các cơ quan nhận đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng mới ở Việt Nam.

Theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ, Thanh tra (chuyên ngành), Cục Quản lý thị trường, Cơ quan hải quan, Công an kinh tế và Ủy ban nhân dân (các cấp) là các cơ quan thực thi pháp luật, chịu trách nhiệm xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền của mình và áp dụng các biện pháp hành chính hoặc, trong trường hợp thích hợp, các biện pháp phịng ngừa và các biện pháp bảo đảm xử phạt hành chính. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát biên giới đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chức năng và thẩm quyền của các cơ quan nêu trên được quy định chi tiết trong các Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp (được thay thế bằng Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 và sau đó là Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013), Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan (được thay thế bằng Nghị định số 131/2013/ NĐ-CP ngày 16/10/2013) và Nghị định số 114/2013/NĐ -CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng mới, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Thủ tục chi tiết đối với từng cơ quan thực thi được quy định trong các Thông tư do các Bộ chủ quản liên quan ban hành.

b. Các điều ước sở hữu trí tuệ quốc tế

Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (từ năm 1949), Công ước thành lập WIPO (năm 1976), Hiệp ước Hợp tác

về sáng chế (tháng 3/1993), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (ngày 26/10/2004), Công ước Bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép bản ghi âm của họ (ngày 06/7/2005), Cơng ước Brussels liên quan đến phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (ngày 12/01/2006), Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (ngày 11/7/2006), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng và Cơng ước của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) vào cuối năm 2006. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa gia nhập một số điều ước quốc tế được WIPO thông qua gần đây, như các điều ước quốc tế về bảo hộ bản quyền trong môi trường Internet (Hiệp ước Quyền tác giả của WIPO, Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của WIPO, Hiệp ước Bắc Kinh về biểu diễn các tác phẩm nghe nhìn) hoặc một số điều ước quốc tế liên quan đến thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp (Hiệp ước Luật Singapore về nhãn hiệu và Hiệp ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp).

Việt Nam cũng đã ký kết một số thỏa thuận song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Chi-lê và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ôxtrâylia - New Zealand (AANZFTA). Hiện tại, Việt Nam đang tham gia đàm phán một số “FTA thế hệ mới” mà trong đó bao gồm một chương về sở hữu trí tuệ, như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với EU, Hiệp định Thương mại tự do với các nước Trung Âu (khối EFTA), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu và Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, v.v... Liên quan đến WTO, khi gia nhập tổ chức này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 04 cam kết chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như sau :

- Thứ nhất, cam kết ban hành tất cả biện pháp cần thiết để tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định TRIPS ngay khi gia nhập WTO mà khơng cần có thời hạn chuyển tiếp;646

- Thứ hai, cam kết ban hành các văn bản pháp luật yêu cầu các Cơ quan Chính phủ chỉ sử dụng phần mềm máy tính hợp pháp mà khơng vi phạm bản quyền, quy định việc mua bán và quản lý tất cả phần mềm do Cơ quan Chính phủ sử dụng; và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rằng các đài truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình truyền hình có phép cho khách hàng;647

- Thứ ba, cam kết ban hành văn bản pháp luật quy định hàng giả mạo nhãn hiệu và sao chép lậu ở quy mô thương mại sẽ bị áp dụng thủ tục và chế tài hình sự, và thẩm quyền của cơ quan chức năng có thể tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm trong vụ án hình sự;648

- Thứ tư, tổ chức phát sóng sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình được phát sóng, chương trình phát sóng khơng cần xin phép nhưng phải trả tiền phí, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan.649

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)