III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
513 Đặc biệt, Điều 5(5) của Quy chế.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
126 127
chế đã vi phạm nhiều nghĩa vụ của Hiệp định TRIPS và Công ước Paris.514 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ. Ơxtrâylia đã khơng giải thích được các vấn đề có liên quan có trong cáo buộc.Theo đó, Ơxtrâylia đã khơng đưa ra được chứng cứ rõ ràng để chứng minh cho cáo buộc của mình.
t) Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm một số nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS và Cơng ước Paris,515 vì các lý do liên quan đến việc sửa đổi Quy chế vào tháng 4/2003. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Cáo buộc này của Ôxtrâylia liên quan đến các đăng ký chỉ dẫn địa lý riêng lẻ. Ôxtrâylia đã khơng chứng minh được có sự khác biệt về thủ tục hay cơ hội phản đối trong các phiên bản trước đây của Quy chế, và không đưa ra được chứng cứ liên quan đến các đăng ký chỉ dẫn địa lý sau đó ngồi tình huống liên quan đến hành vi đăng ký, và trên thực tế là các đăng ký đó vẫn có hiệu lực. Vì vậy, Ơxtrâylia đã khơng đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho cáo buộc của mình liên quan đến các đăng ký riêng lẻ.
u) Dù với các lý do khác nhau, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đều đã cáo buộc sự vi phạm Điều 1.1 Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng các cáo buộc này là vô căn cứ.
(i) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng các yêu cầu về cơ chế kiểm tra buộc các Thành viên phải thông qua một bộ các quy tắc để thi hành Hiệp định TRIPS, do đó vi phạm Điều1.1 Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ. Ở mức độ mà cáo buộc có liên quan đến các điều kiện tương đương và có đi có lại trong Quy chế,516 có nhiều đánh giá được đưa ra. Ở mức độ mà cáo buộc này liên quan yêu cầu đối với cơ chế kiểm tra cho các sản phẩm cụ thể, các yêu cầu đó có thể buộc việc kiểm tra phải được thực hiện trong lãnh thổ của Cộng đồng châu Âu, mà ở cả lãnh thổ của các Thành viên WTO khác. Các bằng chứng không cho thấy rằng việc kiểm tra có liên quan đến hệ thống bảo hộ của các Thành viên WTO mà chỉ phải tuân thủ các tiêu chí đặt ra trong bản mơ tả sản phẩm - đó là một đặc điểm của hệ thống bảo hộ của Cộng đồng châu Âu. Vì vậy, khơng có bằng chứng cho thấy EC và các nước thành viên không tuân thủ quyền tự do theo câu thứ ba của Điều 1.1 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này phải bị bác bỏ.
(ii) Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Quy chế vi phạm Điều 1.1 Hiệp định TRIPS, như hệ quả của sự không phù hợp của Quy chế với các quy định của Hiệp định TRIPS. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ. Đây là cáo buộc phụ và việc kết luận về cáo buộc này sẽ không mang lại đóng góp gì cho một giải pháp tích cực đối với vụ kiện này. Tính hiệu quả tư pháp phải được thực hiện đối với cáo buộc này.
v) Hoa Kỳ và Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 65.1 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này phụ thuộc vào các cáo buộc có tính nội dung và đều khơng có căn cứ. Việc kết luận về cáo buộc này khơng mang lại bất kỳ đóng góp nào cho giải pháp tích cực đối với vụ kiện. Tính hiệu quả tư pháp phải được thực hiện đối với cáo buộc này.
z) Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vi phạm Điều XVI.4 Hiệp
514 Quy chế đã vi phạm các Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, tích hợp Điều 10bis và 10ter Cơng ước Paris, và các Điều 16.1, 41.1, 41.2, 41.3 và 42 Hiệp định TRIPS. 41.2, 41.3 và 42 Hiệp định TRIPS.
515 Ôxtrâylia đã cáo buộc sự vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia tại các Điều 2(1) và (2) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1, và tại Điều 3.1, nghĩa vụ tại Điều 2.1 Hiệp định TRIPS nhằm tuân thủ với các Điều từ 1 đến Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1, và tại Điều 3.1, nghĩa vụ tại Điều 2.1 Hiệp định TRIPS nhằm tuân thủ với các Điều từ 1 đến 12 và 19 Công ước Paris, và nghĩa vụ tại Điều 1.3 Hiệp định TRIPS trong việc trao sự đối xử được quy định trong Hiệp định TRIPS cho công dân của các Thành viên khác.