Báo cáo của Ban hội thẩm GATT trong Vụ kiện Hoa Kỳ Điều 337, đoạn 5.11; Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong Vụ

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 57 - 60)

III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

494 Báo cáo của Ban hội thẩm GATT trong Vụ kiện Hoa Kỳ Điều 337, đoạn 5.11; Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong Vụ

kiện Hàn Quốc - Các biện pháp đối với thịt bò, đoạn 137; Báo cáo của Ban hội thẩm trong Vụ kiện Ca-na-đa - Sáng chế dược phẩm, các đoạn 7.100 - 7.105.

xác định sự vi phạm Điều 3 là biện pháp được áp dụng liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được đáp ứng. Điều kiện thứ hai phải được đáp ứng để xác định sự vi phạm Điều 3 là liệu công dân của các Thành viên WTO khác có bị đối xử kém thuận lợi hơn so với công dân của Cộng đồng châu Âu không. Mặc dù Điều 3.1 áp dụng cho công dân, không phải sản phẩm, nhưng việc viện dẫn sự diễn giải trước đây về nghĩa vụ này trong bối cảnh Hiệp định GATT 1994 sẽ hữu ích để giải thích nghĩa vụ này.493 Theo đó, tiêu chí đánh giá Điều 3.1 là cần phải kiểm tra liệu có sự khác nhau trong sự đối xử làm ảnh hưởng đến “cơ hội bình đẳng hữu hiệu” giữa cơng dân của các Thành viên WTO khác và công dân của Cộng đồng châu Âu trong việc đến “bảo hộ” quyền sở hữu trí tuệ mà sẽ gây thiệt hại cho cơng dân của các Thành viên khác. Việc đánh giá này phải được dựa trên động lực và hiệu lực cơ bản của Quy chế, bao gồm việc phân tích các điều khoản và ý nghĩa thiết thực về các cơ hội liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong vụ kiện này, các bên khơng nhất trí được với nhau về việc liệu các điều kiện tương đương và có đi có lại trong Quy chế có phân biệt đối xử theo cách khơng phù hợp với các Hiệp định liên quan hay không. Trên thực tế, những điều kiện đó đã làm thay đổi cơ hội bình đẳng hữu hiệu trong việc đạt được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ theo hai cách: thứ nhất, bảo hộ chỉ dẫn địa lý không được quy định bởi Quy chế cho các khu vực địa lý thuộc lãnh thổ của nước khác mà không được Ủy ban châu Âu công nhận theo Quy chế; thứ hai, đối với các chỉ dẫn địa lý từ khu vực địa lý của nước khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ đạt được theo Quy chế khi nước khác đó có chỉ dẫn địa lý đó ký kết một thỏa thuận quốc tế hoặc đáp ứng các điều kiện tương đương hoặc có đi có lại. Cả hai điều kiện nêu trên đã đặt ra “rào cản

bổ sung” đáng để trong việc đạt được sự bảo hộ - các điều kiện không áp dụng cho các chỉ dẫn địa lý

từ các khu vực địa lý thuộc Cộng đồng châu Âu.

Ý nghĩa của rào cản đã được thể hiện trên thực tế, rằng tại thời điểm vụ kiện khơng có nước thứ ba nào đã ký kết thỏa thuận như vậy hoặc thỏa mãn các điều kiện này. Theo đó, các điều kiện tương đương và có đi có lại đã dành sự đối xử kém thuận lợi hơn cho những người muốn đăng ký bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý thuộc nước thứ ba, bao gồm ở các Thành viên WTO khác. Tại thời điểm này, việc đánh giá biện pháp tranh chấp theo Điều 3.1 yêu cầu phải xác định rõ ai là “công dân” mà sẽ nhận được sự đối xử đó. Điều 3.1 khơng định nghĩa về công dân và các bên không thống nhất về vấn đề này. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên giải thích rằng đối với thể nhân, theo pháp luật của Cộng đồng châu Âu thì bất kỳ ai là cơng dân của một nước thành viên EC đều được coi là công dân EC; đối với pháp nhân, pháp luật của Cộng đồng châu Âu khơng có định nghĩa cụ thể về quốc tịch, nhưng mọi pháp nhân được coi là công dân của một thành viên EC thì cũng sẽ được coi là cơng dân EC. Ơxtrâylia và Hoa Kỳ khơng phản đối các tiêu chí được sử dụng bởi các nước thành viên Cộng đồng châu Âu để xác định quốc tịch, các tiêu chí này cũng giống với những tiêu chí được sử dụng trong cơng pháp quốc tế. Vì vậy, các tiêu chí đó có thể được sử dụng để xác định ai là “công dân” theo Điều 3.1. Đối với Quy chế, đúng là Quy chế không đề cập đến “công dân” mà chỉ đề cập đến vị trí của các khu vực địa lý hoặc chỉ dẫn địa lý. Về mặt lý thuyết, các cơng dân hoặc doanh nghiệp nước ngồi có thể được sử dụng chỉ dẫn địa lý của họ ở lãnh thổ Cộng đồng châu Âu và nhận được sự bảo hộ theo Quy chế.

Do đó, vấn đề chính ở đây là xác định sự đối xử dành cho công dân của các Thành viên WTO khác và sự đối xử dành cho công dân của Cộng đồng châu Âu khi sự đối xử đó phụ thuộc vào vị trí của chỉ dẫn địa lý. Về hình thức, Quy chế có chứa các quy định hồn tồn giống với các quy định dành cho công dân của các Thành viên khác nhau liên quan đến khả năng đạt được sự bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, như các Ban hội thẩm trước đây đã làm rõ,494 thực tế có những trường hợp mà áp dụng các quy định pháp lý hoàn toàn giống nhau nhưng vẫn tạo ra sự đối xử kém thuận lợi hơn. Vì vậy, ngay cả khi các

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

114 115

quy định trong Quy chế là hoàn toàn giống về sự đối xử mà họ sẽ dành cho công dân của các Thành viên khác và của Cộng đồng châu Âu, nhưng điều đó khơng đủ để chứng minh rằng khơng có sự vi phạm Điều 3.1. Các tiêu chí về cơ hội bình đẳng hữu hiệu phải được kiểm nghiệm trên nhóm cơng dân của Thành viên WTO khác và nhóm cơng dân của Cộng đồng châu Âu - những nhóm muốn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của mình theo Quy chế. Quy chế đã đặt ra hai bộ thủ tục khác nhau, phụ thuộc vào chỉ dẫn địa lý đó ở khu vực địa lý của Cộng đồng châu Âu hay ở nước khác, bao gồm các Thành viên WTO. Các điều kiện tương đương và có đi có lại chỉ được áp dụng cho nhóm sau - đó là các chỉ dẫn địa lý đến từ các khu vực địa lý ở các nước ngoài EC. Mặc dù Quy chế điều chỉnh vị trí địa lý, chứ không phải quốc tịch của người đăng ký, nhưng rõ ràng có mối liên hệ giữa khu vực địa lý của chỉ dẫn địa lý và quốc tịch của người đăng ký. Hơn nữa, Quy chế tạo ra mối liên hệ giữa con người, khu vực địa lý của một Thành viên cụ thể và khả năng bảo hộ: Theo Quy chế, “tên gọi xuất xứ” yêu cầu rằng người nộp đơn và người sử dụng (chỉ dẫn địa lý) phải sản xuất, chế biến và chuẩn bị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại khu vực địa lý liên quan, và định nghĩa “chỉ dẫn địa lý” yêu cầu người nộp đơn và người sử dụng (chỉ dẫn địa lý) phải thực hiện ít nhất một hoặc một số công đoạn (trong ba công đoạn nêu trên) tại khu vực địa lý, và phải tn thủ các tiêu chí trong bản mơ tả sản phẩm. Theo đó, trong chừng mực nhất định, một mặt, Quy chế đã phân biệt đối xử về khả năng bảo hộ giữa chỉ dẫn địa lý của Cộng đồng châu Âu và chỉ dẫn địa lý của nước khác, bao gồm các Thành viên WTO; mặt khác, có sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa những người sản xuất, chế biến và/hoặc chuẩn bị sản phẩm tuân thủ bản mô tả sản phẩm ở Cộng đồng châu Âu và những người sản xuất, chế biến và/hoặc chuẩn bị sản phẩm tuân thủ bản mô tả chất lượng sản phẩm ở nước khác, bao gồm các Thành viên WTO. Phần lớn thể nhân và pháp nhân sản xuất, chế biến và/hoặc chuẩn bị sản phẩm theo bản mô tả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý lãnh thổ ở những nước Thành viên WTO tham gia vụ kiện này là công dân của cácThành viên đó. Thực tế có thể sẽ có những trường hợp người sản xuất, chế biến không phải là cơng dân (nhưng đến nay chưa từng có trường hợp nào xảy ra), nhưng điều đó cũng khơng làm thay đổi một thực tế là Quy chế phân biệt vị trí địa lý của các chỉ dẫn địa lý để tạo ra sự phân biệt đối xử giữa nhóm cơng dân của các Thành viên EC với công dân của các Thành viên WTO khác trong đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho công dân của các Thành viên WTO khác. Đây là hệ quả của thiết kế và cấu trúc của hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của châu Âu. Theo đó, lập luận về yếu tố hệ thống của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên phải bị bác bỏ và đối với các điều kiện tương đương và có đi có lại như được áp dụng cho khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Quy chế dành sự đối xử ít thuận lợi hơn cho cơng dân của các Thành viên WTO khác so với sự đối xử dành cho công dân của Cộng đồng châu Âu, theo đó vi phạm Điều 3.1Hiệp định TRIPS.

(iv) Thứ hai, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ cáo buộc sự vi phạm Điều 2(1) Công ước Paris. Khác với Điều 3.1 Hiệp định TRIPS, Điều 2(1) Công ước Paris đề cập đến “những lợi thế mà… pháp luật đang cấp hoặc có thể

cấp sau đó”, mà khơng đề cập đến sự đối xử “kém thuận lợi hơn”. Vì vậy, khơng có kết luận đối với cáo

buộc này. Những đánh giá tiếp theo về cáo buộc này có thể khơng mang lại bất kỳ sự đóng góp nào cho một giải pháp tích cực đối với vụ kiện và vì thế khơng cần thiết.

(v) Thứ ba, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộcvi phạm Điều 2(2) Công ước Paris. Điều 2(2) không đưa ra yêu cầu nào về nơi cư trú hoặc cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) ở nước được yêu cầu bảo hộ đối với công dân nước thành viên Liên hiệp trong việc thụ hưởng các quyền sở hữu cơng nghiệp. Quy chế khơng có u cầu nào về nơi cư trú hoặc cơ sở (cơng nghiệp hoặc thương mại), theo đó, khơng vi phạm Điều 2(2), như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1.

e) Liên quan đến đơn đăng ký,495 Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1Hiệp định TRIPS và Điều 2 Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp 495 Theo các Điều 5 và 12a của Quy chế.

496 Theo các Điều 7, 12b và 12d của Quy chế.

497 Cáo buộc này được nêu ra bởi Hoa Kỳ.

định TRIPS theo Điều 2.1. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng cáo buộc này là vơ căn cứ.

(i) Thứ nhất, Ơxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc sự vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. Thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định trong Hiệp định TRIPS. Tiêu chí để đánh giá các biện pháp được quy định tại Điều 3.1 đã được làm rõ ở trên. Chuyển sang các biện pháp tranh chấp này, theo thủ tục nộp đơn trong Quy chế, mọi đơn liên quan đến khu vực địa lý thuộc một nước thành viên EC sẽ được nộp trực tiếp cho một Đơn vị chức năng của Cộng đồng châu Âu- đơn vị đó sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ đối với đơn. Các đơn vị chức năng của Cộng đồng châu Âu thường là Cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên EC. Đơn liên quan đến khu vực địa lý ở nước thứ ba không được phép nộp trực tiếp cho một đơn vị thuộc Cộng đồng châu Âu, mà phải được nộp cho Chính phủ của nước sở tại (nước xuất xứ). Đây là sự khác biệt chính trong việc đối xử. Ngồi ra, theo Quy chế, nước thành viên EC có nghĩa vụ thẩm định và quyết định liệu đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay khơng, và nếu có thì chuyển đơn đó cho Ủy ban châu Âu; trong khi Chính phủ nước thứ ba khơng thực hiện những cơng việc này. Vì vậy, người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý của nước thứ ba khơng có quyền đối với thủ tục nộp đơn - những quyền mà được cấp cho người nộp đơn của Cộng đồng châu Âu. Người nộp đơn của các nước thứ ba phải đối mặt với các trở ngại bổ sung trong việc bảo đảm rằng Cơ quan có thẩm quyền ở các nước đó thực hiện các chức năng theo quy định của Quy chế - những trở ngại mà người nộp đơn ở các nước thành viên EC không gặp phải. Phù hợp với quy định pháp luật (nội khối), Cộng đồng châu Âu có quyền giao một số chức năng nhất định cho Cơ quan chức năng của các nước thành viên EC. Tuy nhiên, theo Quy chế thì Cộng đồng châu Âu có ý định chuyển một số nghĩa vụ này cho cả các Thành viên WTO khác mà theo đó các Thành viên WTO này phải thực hiện một số thủ tục nộp đơn nhất định để bảo đảm công dân của mình khơng nhận được sự đối xử kém thuận lợi hơn. Ở mức độ đó, Cộng đồng châu Âuđã không đưa ra sự đối xử công bằng cho công dân của các Thành viên WTO khác. Cộng đồng châu Âu khơng có đủ thẩm quyền bảo đảm rằng các đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý từ một khu vực địa lý ở nước thứ ba nhận được sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với các đơn chỉ dẫn đến khu vực địa lý thuộc Cộng đồng châu Âu vì điều này đã được quy định trong Quy chế và vượt quá sự thẩm quyền của EC.Theo đó, đối với thủ tục nộp đơn, Quy chế đã trao cho công dân của các Thành viên WTO khác sự đối xử kém thuận lợi hơn so với công dân của Cộng đồng châu Âu, cụ thể là yêu cầu các Chính phủ thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Cộng đồng châu Âu, vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. (ii) Thứ hai, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm Điều2(1) Công ước Paris. Theo kết luận rằng Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS liên quan đến thủ tục nộp đơn, nên không cần phải xem xét cáo buộc vi phạm theo Điều 2(1) Cơng ước Paris.

(iii) Thứ ba, Ơxtrâylia đã cáo buộc vi phạm Điều 2(2) Công ước Paris. Liên quan đến thủ tục nộp đơn, Ôxtrâylia đã cáo buộc rằng Quy chế vi phạm Điều 2(2) Công ước Paris. Tuy nhiên, như được phân tích nêu trên, Quy chế khơng áp đặt yêu cầu về nơi cư trú hoặc cơ sở (công nghiệp hoặc thương mại) mà vi phạm Điều 2(2) Công ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1.

f) Liên quan đến các thủ tục phản đối trong Quy chế,496 Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã vi phạm Điều 3.1Hiệp định TRIPS và Điều 2 Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS tại Điều 2.1. Những cáo buộc đó dựa trên ba khía cạnh riêng biệt của biện pháp, gồm: i)Việc thẩm định và chuyển đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; ii) Các điều kiện tương đương và có đi có lại; iii) Yêu cầu về địa vị (pháp lý) để đưa ra phản đối.497 Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng những cáo buộc đó là vơ căn cứ.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

116 117

(i) Một khía cạnh của cáo buộc liên quan đến việc thẩm định và chuyển đơn. Trước tiên, đây được coi là cáo buộc vi phạm Điều 3.1 Hiệp định TRIPS. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS đối với chỉ dẫn địa lý và các tiêu chí áp dụng để đánh giá các biện pháp tại Điều 3.1 đã được làm rõ. Quay trở lại biện pháp tranh chấp liên quan, đối với thủ tục phản đối đơn là có liên quan đến thủ tục đăng ký và liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Khơng giống với thủ tục nộp đơn, thủ tục phản đối không liên quan đến vị trí của chỉ dẫn địa lý, mà thủ tục này đề cập đến địa điểm cư trú của người hoặc cơ sở phản đối. Như đã phân tích nêu trên, một cách khách quan, sự đối xử mà Quy chế dành cho người có địa chỉ cư trú hoặc cơ sở được thành lập ở một số nước sẽ được hiểu là sự đối xử dành cho người có quốc tịch của những nước đó. Sự liên hệ chặt chẽ giữa quốc tịch với nơi cư trú và nơi thành lập được ghi nhận rõ ràng trong Quy chế. Theo Quy chế, rõ ràng đơn phản đối của công dân các nước thành viên EC sẽ được nộp trực tiếp cho một Đơn vị chức năng của Cộng đồng hoặc cho cơ quan chức năng của các nước thành viên châu Âu EC (trong trường hợp này đóng vai trị như một đơn vị của Ủy ban EC); trong khi đó, đơn phản đối của cơng dân các nước thứ ba không thể được nộp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu, mà phải nộp cho Chính phủ của nước sở tại. Đây là sự khác biệt chính trong sự đối xử.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)