Xem trang 32, tài liệu WT/DS50.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 26 - 27)

331 Xem trang 32, tài liệu WT/DS50.

327 a) Đơn đăng ký sáng chế đã được nộp cho sản phẩm đó ở một Thành viên khác của WTO sau ngày 01/01/1995, b) Thành viên khác của WTO đã cấp bằng sáng chế cho sản phẩm đó, c) Thành viên khác đã cấp độc quyền tiếp thị sản phẩm cho sản viên khác của WTO đã cấp bằng sáng chế cho sản phẩm đó, c) Thành viên khác đã cấp độc quyền tiếp thị sản phẩm cho sản phẩm đó, d) Ấn Độ đã cấp độc quyền tiếp thị cho sản phẩm đó.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

52 53

tại thời điểm tranh chấp khơng có quy định trong pháp luật hoặc trong Hướng dẫn hành chính ở Ấn Độ liên quan đến cấp độc quyền tiếp thị cho các sản phẩm được đề cập tại Điều 70.9. Tình trạng này khơng hề thay đổi kể từ khi thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của Vụ kiện WT/DS50. Ấn Độ cũng đã thừa nhận rằng việc ban hành pháp luật là cần thiết để triển khai hệ thống cấp độc quyền tiếp thị.

(i) Ấn Độ đã không đưa ra được bất kỳ thông tin nào mới. Nước này chỉ trích dẫn các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm và đưa ra những điểm không phù hợp nhất định.

(ii) Về cơ bản, Ban hội thẩm đã đưa ra các lập luận tương tự với lập luận của Ban hội thẩm trước đó, và được Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên. Ấn Độ đã khơng thi hành nghĩa vụ của mình theo Điều 70.9 trong việc xây dựng một hệ thống cấp độc quyền tiếp thị sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Theo Điều 3.8 Hiệp định DSU, sự vi phạm nghĩa vụ của Ấn Độ theo các Điều 70.8 và 70.9 Hiệp định TRIPS tạo thành chứng cứ hiển nhiên về việc vơ hiệu hoặc suy giảm lợi ích của Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên theo Hiệp định TRIPS mà Ấn Độ không phản bác lại được.

Với những lập luận nêu trên, Cơ quan phúc thẩm phán quyết rằng Ấn Độ đã:

- Không tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 70.8(a) Hiệp định TRIPS vì khơng thiết lập một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo tồn đầy đủ tính mới và quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm trong thời hạn chuyển tiếp mà Ấn Độ được hưởng theo Điều 65 Hiệp định TRIPS;

- Không tuân thủ nghĩa vụ theo Điều 70.9 Hiệp định TRIPS vì đã khơng thiết lập một hệ thống để cấp độc quyền tiếp thị.

Những phát triển tiếp theo liên quan đến vụ kiện:

a) Trong Vụ kiện Ấn Độ - Bằng độc quyền sáng chế II, đã không có cáo buộc nào liên quan đến các thủ tục và chế tài dân sự và hành chính được đưa ra. Tuy nhiên, một số học giả đã rút ra cách hiểu về việc giải thích Điều 43 Hiệp định TRIPS bằng việc so sánh nhanh của Ban hội thẩm về giữa lời văn của Điều 70.9 và lời văn được sử dụng trong các Điều 42 đến 48 Hiệp định: theo Điều 43, các Thành viên có nghĩa vụ trao cho tịa án thẩm quyền ra lệnh bên khơng có nghĩa vụ chứng minh phải nộp chứng cứ, hơn là áp dụng các biện pháp pháp lý để thi hành điều này khi một tình huống cụ thể phát sinh.

b) Mặc dù Chính phủ nước chậm phát triển lo lắng về giá sản phẩm cao hơn từ việc bảo hộ mạnh các quyền sở hữu trí tuệ, nhưng khơng có quốc gia nào tích cực phản đối Hiệp định TRIPS hơn Ấn Độ, kể cả Hiệp định DSU. Một số học giả đã mơ tả tình cảm quốc gia của Ấn Độ đối với việc bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm là hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của Indira Gandhi tại Hội đồng Y tế thế giới năm 1982 rằng: “Ý tưởng về một trật tự thế giới tốt hơn là một thế giới mà ở đó các sáng

tạo về y tế sẽ khơng được bảo hộ độc quyền và khơng có sự trục lợi từ cuộc sống và cái chết.”

c) Trên thực tế, Luật Sáng chế đầu tiên của Ấn Độ được ban hành vào năm 1970, có hiệu lực vào năm 1972, đã đặt ra những hạn chế đáng kể về quyền đối với sáng chế: những hạn chế này nhằm mục đích khuyến khích sáng chế bản địa và bảo đảm việc sản xuất của họ tại Ấn Độ ở quy mô thương mại. Luật Sáng chế năm 1999 đã sửa đổi Luật năm 1970 nhằm thực thi các quy định về hệ thống hộp thư và hệ thống cấp độc quyền tiếp thị, và sau đó cịn có những sửa đổi tiếp theo. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù có những quan ngại như vậy nhưng chỉ có một vài đơn đăng ký độc quyền tiếp thị được nộp tại Ấn Độ theo cơ chế này (13 đơn đăng ký độc quyền tiếp thị được nộp tính đến tháng 8/2004). Một trong số các độc quyền tiếp thị đó đã được cấp cho Cơng

ty Novartis đối với một loại thuốc chống ung thư, đã làm phát sinh tranh cãi.332

Mặc dù có một số sửa đổi về Luật Sáng chế trước đây nhưng bước đi quan trọng trong việc thực hiện cam kết Hiệp định TRIPS của Ấn Độ diễn ra vào tháng 01/2005 với một hệ thống mới, mà theo đại diện các ngành công nghiệp Ấn Độ, thì đã tiệm cận chuẩn mực về bảo hộ sở hữu trí tuệ, có tính đến các quan ngại về vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiếp cận thuốc, cũng như lợi ích của ngành cơng nghiệp trong nước.333

Mặc dù có những thay đổi đó, nhưng vẫn cịn khoảng cách và những quy định gặp phải sự phản đối từ các công ty dược phẩm đa quốc gia: thứ nhất, còn để ngỏ vấn đề bảo vệ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và các dữ liệu khác được sử dụng để đăng ký lưu hành dược phẩm có sử dụng các thực thể hóa học mới và nghĩa vụ khơng rõ ràng về độc quyền dữ liệu theo Điều 39.3 Hiệp định TRIPS; thứ hai, vẫn còn một số vấn đề thực tế, như việc tồn đọng đơn sáng chế chưa được thẩm định, việc thiếu thẩm định viên sáng chế có kinh nghiệm, thủ tục phản đối trước khi cấp bằng còn dài và nguồn lực hạn chế của hệ thống sáng chế. Tất cả những vấn đề nêu trên đã làm nảy sinh lo ngại rằng những thay đổi trong Luật Sáng chế đã khơng mang lại sự bảo hộ có ý nghĩa đối với sáng chế.334

Những bất cập nêu trên trong Luật Sáng chế của Ấn Độ dường như đã tác động đến sự đánh giá của các công ty dược phẩm đa quốc gia về của môi trường đầu tư ở Ấn Độ.335

d) Hai Vụ kiện Ấn Độ - Bằng độc quyền sáng chế I và Vụ kiện Ấn Độ - Bằng độc quyền sáng chế II nhấn mạnh vai trò trung tâm của vấn đề sáng chế dược phẩm trong thi hành Hiệp định TRIPS. Trước Vụ kiện Ấn Độ - Bằng độc quyền sáng chế I, vào năm 1995, Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ (PhRMA) đã đề cập Ấn Độ là “một trong những nước bảo hộ sáng chế tệ nhất trên thế giới”. Hệ thống sáng chế của Ấn Độ rõ ràng là động lực trực tiếp nhất cho nỗ lực của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán về sáng chế của Vòng đàm phán Uruguay, và các nhà đàm phán Hiệp định TRIPS hoàn toàn kỳ vọng rằng việc thực thi các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS của Ấn Độ sẽ tạo ra sự thay đổi ấn tượng nhất. Tương tự, Cộng đồng châu Âu cũng nhấn mạnh, trong yêu cầu đồng tham vấn giữa Mỹ và Ấn Độ, rằng ngành cơng nghiệp dược phẩm và nơng hóa phẩm của châu Âu có lợi ích xuất khẩu quan trọng ở thị trường Ấn Độ. Theo đó, Liên đồn Hiệp hội Cơng nghiệp dược phẩm châu Âu (EFPIA) mà có vai trị quan trọng ở Cộng đồng châu Âu sẽ đưa ra những cáo buộc chống lại Ấn Độ trong khuôn khổ WTO.336

332 S. Chaudhuri, Hiệp định TRIPS và những thay đổi về chế độ bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Ấn Độ, Viện Quản lý Ấn Độ, Tài liệu số 535, tháng 01/2005, trang 6 - 7. Tài liệu số 535, tháng 01/2005, trang 6 - 7.

333 Văn phòng Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, Điều kiện cạnh tranh cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ, Ấn phẩm số 3931, tháng 7/2007, trang 8-2 - 8-4. tháng 7/2007, trang 8-2 - 8-4.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)