Theo Điều14(2) của Quy chế và theo Quy chế Nhãn hiệu cộng đồng.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 61 - 62)

III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

506 Theo Điều14(2) của Quy chế và theo Quy chế Nhãn hiệu cộng đồng.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

122 123

một quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu có tranh chấp trong vụ kiện này - đó là độc quyền ngăn cấm việc sử dụng một dấu hiệu được quy định tại Điều 16.1. Vì vậy, cần phải xác định ngoại lệ của “từng quyền” riêng lẻ. Đây là việc đánh giá pháp lý về mức độ ngoại lệ làm giảm các quyền đó. Mặt khác, Quy chế đã giảm bớt độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với một số hàng hóa nhất định, nhưng khơng phải tất cả hàng hóa trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được đăng ký. Quy chế đã giảm bớt quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc chống lại số bên thứ ba nhất định, nhưng không phải “tất cả bên thứ ba.” Theo Quy chế, khi một chỉ dẫn địa lý được đăng ký và nhãn hiệu xung đột có trước được áp dụng cơ chế đồng tồn tại, thì về nguyên tắc, chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng mà không cần quan tâm đến khả năng nhầm lẫn mà nó có thể gây ra. Tuy nhiên, theo các điều khoản của Quy chế và Quy chế nhãn hiệu cộng đồng, và sự giải thích về các Quy chế đó bởi Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên, thì khơng chỉ nhãn hiệu xung đột có trước có thể tiếp tục được sử dụng mà quyền của sở hữu nhãn hiệu trong việc ngăn cấm hành vi sử dụng gây nhầm lẫn cũng không bị ảnh hưởng, trừ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được đăng phù hợp với đăng ký. Ngoài ra, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã giải thích rằng việc sử dụng tên gọi được đăng ký làm chỉ dẫn địa lý phải tuân thủ các quy định của các Chỉ thị về ghi nhãn thực phẩm, chống quảng cáo gây hiểu lầm, theo đó việc sử dụng (tên gọi được đăng ký) không phải vô hạn. Với những lý do này, Quy chế tạo ra một “ngoại lệ

hạn chế” theo nghĩa của Điều 17 Hiệp định TRIPS. Để được hưởng lợi từ Điều 17, các ngoại lệ hạn chế

đó phải tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của bên thứ ba.

Do Điều 17 cho phép các ngoại lệ đối với các độc quyền nhãn hiệu nên “lợi ích hợp pháp” của chủ sở hữu nhãn hiệu phải là một cái gì đó khác so với việc thụ hưởng đầy đủ những quyền pháp lý đó. “Lợi

ích hợp pháp” của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng được coi tương đương với lợi ích hợp pháp của “bên thứ ba” - những người khơng có quyền đối với nhãn hiệu. Các Ban hội thẩm trước đây cho rằng “lợi ích hợp pháp” phải được coi là một yếu tố pháp lý để yêu cầu bảo vệ quyền lợi “chính đáng” theo nghĩa rằng

chúng được hỗ trợ bởi các chính sách cơng hoặc các quy phạm xã hội có liên quan khác.508 Mặc dù quan điểm trên được đưa ra trong bối cảnh của quyền đối với sáng chế, nhưng nó cũng đúng đối với quyền nhãn hiệu, đối với chủ sở hữu nhãn hiệu và các bên thứ ba trong bối cảnh của Điều 17. Mỗi chủ sở hữu nhãn hiệu có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì tính khác biệt hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu để chúng có thể thực hiện được chức năng của mình. Điều 17 chỉ yêu cầu các ngoại lệ “tính đến” lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không đề cập đến yếu tố “gây phương hại một cách bất

hợp lý” cho những lợi ích đó. Điều này cho thấy tiêu chuẩn thấp hơn được áp dụng cho lợi ích hợp pháp

của chủ sở hữu nhãn hiệu. Với những lý do trên, các ngoại lệ có trong Quy chế đã tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu theo nghĩa của Điều 17. Kết luận này được xác nhận bởi các phản hồi cho câu hỏi của Ban hội thẩm cho thấy rằng trong hơn 600 chỉ dẫn địa lý được đăng ký theo Quy định trong vòng 08 năm, các ngun đơn và các bên thứ ba khơng thể tìm thấy, theo quan điểm của họ, bất kỳ chỉ dẫn địa lý nào mà việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước, trừ 04 trường hợp đặc biệt. Theo Điều 17 Hiệp định TRIPS, một ngoại lệ phù hợp cũng phải tính đến “lợi ích hợp pháp” của bên thứ ba. Các bên của vụ kiện nhất trí rằng “bên thứ ba” theo Điều 17 bao gồm cả người tiêu dùng.509 Quy chế cũng đã đề cập rõ ràng rằng người tiêu dùng, bằng việc quy định từ chối đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu “việc đăng ký [là] có khả năng lừa dối người tiêu dùng về danh tính

đích thực của sản phẩm.” Hoa Kỳ cho rằng “bên thứ ba” theo Điều 17 bao gồm người được cấp quyền

sử dụng nhãn hiệu. Điều này có thể là đúng, nhưng ở bối cảnh rộng hơn, lợi ích hợp pháp của người được cấp li-xăng nhãn hiệu là giống với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu, và có thể được tính đến một cách đồng thời. Điều khơng rõ là lợi ích của họ được tính đến như thế nào. Với những lý do nêu trên, ngoại lệ trong Quy chế đã tính đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba theo nghĩa của Điều17. Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã thành công trong việc đưa ra giả định rằng các ngoại lệ đối với độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu theo Điều 16.1 Hiệp định TRIPS có trong Quy chế là phù hợp với Điều 17. Ơxtrâylia đã khơng thành cơng trong việc bác bỏ giả định đó. Do đó, liên quan 508 Xem Vụ kiện Ca-na-đa - Sáng chế dược phẩm.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)