Bảo đảm quyền: 1và 2 Bên ngoài quốc gia gốc:

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 97 - 99)

V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác

1971, Bảo đảm quyền: 1và 2 Bên ngoài quốc gia gốc:

“1. Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả phải được hưởng quyền tác giả ở các nước thuộc Liên hiệp bên cạnh quyền tại quốc gia xuất xứ của tác phẩm - những quyền mà pháp luật quốc gia tương ứng dành cho cơng dân của nước đó hiện tại và trong tương lai, cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.

2. Việc thụ hưởng và thực hiện các quyền này sẽ không phụ thuộc vào thủ tục bất kỳ; việc thụ hưởng và thực thi này sẽ độc lập hoàn toàn với việc tác phẩm ở nước xuất xứ của tác phẩm. Theo

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

194 195

đó, ngồi những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại bảo đảm cho tác giả để bảo hộ quyền lợi của mình sẽ hồn tồn do pháp luật của nước nơi nhận được bảo hộ điều chỉnh.”

Điều 5(1) Công ước Berne (1971) quy định về sự thụ hưởng của hai (bộ) tập hợp quyền chồng lấn nhau mà được cho là “hai cột trụ sinh đôi của sự bảo hộ theo Công ước.” 594 Trước tiên, đó là “các

quyền mà pháp luật của nước tương ứng đang hoặc sẽ cấp cho công dân của họ” (một hình thức bảo

hộ riêng theo Điều 3.1 Hiệp định TRIPS): đây là một nghĩa vụ thuộc nguyên tắc đối xử quốc gia. Thứ hai, đó là “quyền đặc biệt do Công ước này cấp” (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.106 - 7.107). Việc tích hợp các quy định của Công ước Berne (1971), kể cả Điều 5, sẽ phụ thuộc vào các điều khoản của Điều 9.1 Hiệp định TRIPS. Vì vậy, các quyền đặc biệt do Cơng ước cấp như có trong Điều 5(1) của Cơng ước (mà được tích hợp theo Điều 9.1 Hiệp định TRIPS) sẽ không bao gồm các quyền quy định tại Điều 6bis Công ước Berne (1971) (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.107).

Điều 17. Công ước Berne, Khả năng kiểm sốt sự lưu thơng, trưng bày, triển lãm tác phẩm:

“Quy định của Công ước này không được làm ảnh hưởng đến quyền của Chính phủ mỗi nước thành viên Liên hiệp dưới bất kỳ hình thức nào trong việc cho phép, kiểm sốt, hoặc cấm, theo quy định của pháp luật hoặc quy chế, việc lưu hành, trưng bày hoặc triển lãm những tác phẩm hoặc bản sao mà Cơ quan chức năng có thể thấy cần phải sử dụng quyền đó.”

Quyền của Chính phủ trong “kiểm sốt hoặc cấm” việc “lưu thơng, trưng bày hoặc triển lãm” những tác phẩm hoặc bản sao của tác phẩm rõ ràng bao gồm hành vi kiểm duyệt vì lý do trật tự cộng đồng (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.126).

Tuy nhiên, không thể suy diễn rằng Điều 17 cho phép từ chối bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm: các thuật ngữ “lưu thông, trưng bày hoặc triển lãm” không tương ứng với các từ ngữ được sử dụng để đánh giá các quyền nội dung quy định bởi Công ước Berne (1971), mặc dù các thuật ngữ trên có thể có trong một số các quyền hoặc có thể đề cập đến các hành vi liên quan đến việc thi hành một số trong các quyền đó. Thậm chí, thuật ngữ “triển lãm” cịn khơng được sử dụng trong các điều khoản quy định về các quyền cơ bản trong Công ước (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.127).

Quyền của Chính phủ trong việc cho phép, kiểm sốt hoặc cấm lưu thơng, trưng bày hoặc triển lãm tác phẩm có thể liên quan đến việc thực hiện một số quyền nhất định đối với tác phẩm được bảo hộ của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được chủ sở hữu cho phép. Tuy nhiên, khơng có lý do để tin rằng việc kiểm duyệt sẽ loại bỏ hoàn toàn các quyền đối với một tác phẩm cụ thể (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.132).

Việc bảo hộ quyền tác giả và hành vi kiểm duyệt của Chính phủ nhằm giải quyết các quyền và lợi ích khác nhau. Quyền tác giả bảo hộ các quyền tư hữu như được đề cập trong đoạn thứ tư trong Lời mở đầu Hiệp định TRIPS; trong khi hành vi kiểm duyệt của Chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 7.135).

Quan điểm của nguyên đơn: Hoa Kỳ

Hoa Kỳ cáo buộc rằng Trung Quốc đã vi phạm nhiều nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. a) Ở Trung Quốc, việc xuất bản và phân phối các tác phẩm bị cấm bởi một số luật và quy định của Trung Quốc trong những bối cảnh khác nhau, ví dụ, liên quan đến nội dung của tác phẩm hoặc địa vị

pháp lý của tác phẩm (đang trong quá trình xem xét và phê duyệt nội dung). Các loại tác phẩm có thể bị cấm bao gồm phim ảnh, tác phẩm nghe nhìn và các ấn phẩm điện tử. Theo Điều 4 Luật Bản quyền Trung Quốc, những tác phẩm bị pháp luật cấm xuất bản hoặc phân phối sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.

(i) Theo Công ước Berne và Hiệp định TRIPS, một tác phẩm phải tự động được bảo hộ quyền tác giả với rất ít ngoại lệ. Quyền tác giả phát sinh ngay sau khi tác phẩm được tạo ra và việc bảo hộ quyền tác giả không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào. Theo Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, các Thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các Điều từ 1 đến 21 Công ước Berne, trừ Điều 6bis - điều khoản mà khơng có liên quan đến vụ kiện này. Ngoài ra, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tham gia Công ước Berne. Đặc biệt, theo Điều 5(1) Cơng ước Berne thì tác giả có tác phẩm được bảo hộ theo Cơng ước này phải được hưởng quyền ở những nước khác bên cạnh nước xuất xứ mà Công ước áp dụng các quyền tương tự cho quốc gia đó - các quyền mà đang hoặc sẽ được cấp cho công dân của quốc gia trong tương lai, cũng như các quyền đặc biệt được cấp theo Công ước. Điều 2 Công ước Berne xác định các tác phẩm được bảo hộ theo Điều 5(1) Công ước Berne. Do câu đầu tiên của Điều 4 Luật Bản quyền Trung Quốc từ chối bảo hộ ngay lập tức và tự động đối với một số tác phẩm nhất định và cho phép người có hành vi xâm phạm thu lợi từ các chi phí của chủ sở hữu quyền hợp pháp nên Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 2 và Điều 5(1) Công ước Berne, như được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS. (ii) Theo Điều 5(2) Cơng ước Berne, được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, việc thụ hưởng và thực hiện các quyền cấp cho tác giả theo Điều 5(1) của Cơng ước có thể đạt được mà khơng phải tuân thủ bất kỳ thủ tục nào. Nhưng theo Luật Bản quyền Trung Quốc, việc thụ hưởng các quyền đó (được quy định tại Điều 10) chỉ đạt được sau khi kết thúc thành công thủ tục thẩm định về nội dung; những tác phẩm bị cấm phân phối hoặc xuất bản sẽ không được hưởng các quyền tối thiểu. Do đó, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 5(2) Cơng ước Berne, được tích hợp vào Điều 9.1 Hiệp định TRIPS. Những xung đột với Hiệp định TRIPS đã không xảy ra do việc cấm công bố hoặc xuất bản một số tác phẩm ở Trung Quốc, mà xung đột phát sinh từ quyết định từ chối bảo hộ và thực thi quyền tác giả đối với những tác phẩm bị cấm đó. Hiệp định TRIPS khơng buộc Trung Quốc hoặc bất kỳ Thành viên WTO nào phải cho phép công bố hoặc xuất bản tất cả tác phẩm.

(iii) Theo Điều 14 Hiệp định TRIPS, các Thành viên có nghĩa vụ cấp cho người biểu diễn, ngồi những quyền khác, quyền ngăn cấm một số hành vi nhất định và cấp cho các nhà sản xuất bản ghi âm quyền cho phép hoặc ngăn cấm hành vi sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bản ghi âm của họ. Do Điều 4 Luật Bản quyền Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “tác phẩm” nên không rõ liệu có từ chối bảo hộ bản quyền đối với các buổi biểu diễn, sự định hình và bản ghi âm của những tác phẩm bị cấm xuất bản hoặc phân phối không. Nếu thuật ngữ tác phẩm nêu trên bao gồm cả cuộc biểu diễn thì Trung Quốc cũng vi phạm nghĩa vụ theo Điều 14 Hiệp định TRIPS.

(iv) Theo Phần III Hiệp định TRIPS, các Thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằng các thủ tục thực thi phải được quy định nhằm cho phép thực hiện các hành động hiệu quả và biện pháp kịp thời đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, do hệ quả của việc từ chối bảo vệ quyền tác giả đối với một số tác phẩm nhất định theo Điều 4 Luật Bản quyền của Trung Quốc nên các thủ tục thực thi không được áp dụng đối với các tác phẩm này khỏi hành vi xâm phạm quyền. Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Phần III Hiệp định TRIPS. Đặc biệt, Trung Quốc đã không quy định các thủ tục và chế tài hình sự đối với các vụ việc xâm phạm quyền một cách cố ý ở quy mơ thương mại. Do đó, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ở các câu đầu tiên và thứ hai của Điều 41.1 và Điều 61 Hiệp định TRIPS.

(v) Trung Quốc đã thừa nhận Điều 4(1) Luật Bản quyền từ chối bảo hộ quyền tác giả cho một số tác phẩm nhất định, do đó đã thừa nhận rằng một số đối tượng không nhận được sự bảo hộ pháp lý bất 594 Ricketson, S., Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật: 1886-1986 (Đại học Queen Mary, năm 1987),

trang 543, đoạn 5.66; và Ricketson, S. và Ginsburg, J.C., Quyền tác giả và quyền liên quan ở cấp độ quốc tế - Công ước Berne và hơn nữa (NXB Oxford University Press, 2006), trang 310, đoạn 6.90.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

196 197

kỳ. Sự phân biệt của Trung Quốc giữa “quyền tác giả” và “bảo hộ quyền tác giả” nhằm biện minh cho Luật Bản quyền của mình liên quan đến các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS là không thể chấp nhận được: sự phân biệt này không liên quan đến việc đánh giá và kết luận rằng việc bảo hộ được quy định tại Công ước Berne được đáp ứng.

b) Theo quy chế và các biện pháp thực thi về hải quan của Trung Quốc,595 khi Cơ quan Hải quan Trung Quốc tịch thu hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ có một trình tự các bước rõ ràng để xử lý hàng hóa xâm phạm này. Cơ quan hải quan chỉ có quyền tiêu hủy hàng hóa xâm phạm sau khi đã cố gắng chuyển cho một tổ chức phúc lợi xã hội nếu hàng hóa đó có thể sử dụng được cho các mục đích cộng đồng; nếu khơng chuyển được, Cơ quan hải quan có thể cho phép chủ thể quyền mua lại hàng hóa xâm phạm; và nếu chủ thể quyền khơng mua thì Cơ quan hải quan sẽ bán đấu giá sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm.

(i) Theo Điều 59 Hiệp định TRIPS, không ảnh hưởng đến các quyền khác của chủ thể quyền và phụ thuộc vào quyền của bị đơn trong việc khiếu nại với Tịa án, cơ quan chức năng phải có quyền ra lệnh tiêu hủy hoặc xử lý hàng hóa xâm phạm theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 46 Hiệp định TRIPS. Câu đầu tiên của Điều 46 quy định các Thành viên phải quy định tịa án có thẩm quyền tiêu hủy hoặc loại khỏi kênh thương mại hàng hóa xâm phạm để tránh gây thiệt hại cho chủ thể quyền. Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, câu thứ tư Điều 46 quy định việc đơn thuần loại bỏ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp là khơng đủ để cho phép đưa hàng hóa trở lại kênh thương mại, trừ trường hợp đặc biệt.

(ii) Theo quy chế và các biện pháp thi hành về hải quan, Cơ quan Hải quan Trung Quốc bắt buộc phải tn thủ trình tự các bước. Họ khơng có quyền ra lệnh tiêu hủy hàng hóa xâm phạm ngay lập tức, tiêu hủy chỉ là biện pháp sau cùng khi đã trải qua các bước trước đó. Việc tiêu hủy là rất hạn chế. Vì vậy, Cơ quan Hải quan Trung Quốc khơng có đủ thẩm quyền để ra lệnh tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và để lựa chọn giữa tiêu hủy hay loại bỏ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 46. Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 59 và Điều 46, như được tích hợp vào Điều 59.

(iii) Điều 1.1 Hiệp định TRIPS không cho phép Trung Quốc xem xét khả năng áp dụng cơ chế thi hành cứng nhắc và không miễn trừ cho Trung Quốc việc tuân thủ Điều 59 và Điều 46, như được tích hợp vào Điều 59.

(iv) Hai bước bắt buộc đầu tiên mà Cơ quan Hải quan Trung Quốc phải tuân thủ khi xử lý hàng hóa xâm phạm là, đầu tiên, chuyển cho một tổ chức phúc lợi xã hội nếu hàng hóa đó có thể được sử dụng vào mục đích cộng đồng, và nếu khơng áp dụng được biện pháp nêu trên thì cho phép chủ thể quyền mua lại hàng hóa xâm phạm. Hơn nữa, theo Luật Tài trợ phúc lợi cộng đồng của Trung Quốc thì tổ chức phúc lợi xã hội được phép bán hàng hóa được tài trợ trên thị trường trong những hồn cảnh nhất định. Đây khơng phải là giải pháp để tránh gây tác hại bất kỳ cho chủ thể quyền như được yêu cầu tại câu đầu tiên của Điều 46. Trên thực tế, chủ thể quyền vẫn có thể bị thiệt hại bởi việc sử dụng hàng hóa của cơng chúng theo bước đầu tiên, và bằng chính số tiền mà chủ thể quyền phải trả để mua hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo câu đầu tiên của Điều 46, các Thành viên phải quy định rằng tịa án có quyền tiêu hủy hoặc loại khỏi kênh thương mại những hàng hóa xâm phạm nhằm tránh gây thiệt hại cho chủ thể quyền. Do đó, nghĩa vụ là xử lý hàng hóa xâm phạm

595 Quy chế của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa về kiểm sốt hải quan liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, Biện pháp thi hành biện pháp hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế về kiểm soát hải quan liên quan đến quyền sở hữu trí

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)