Quy chế của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa về kiểm sốt hải quan liên quan đến quyền sở hữutrí tuệ, Biện pháp thi hành biện pháp hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế về kiểm soát hải quan liên quan đến quyền sở hữu trí

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 99)

V. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác

595 Quy chế của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa về kiểm sốt hải quan liên quan đến quyền sở hữutrí tuệ, Biện pháp thi hành biện pháp hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Quy chế về kiểm soát hải quan liên quan đến quyền sở hữu trí

tuệ và Tuyên bố của Tổng cục Hải quan số 16 năm 2007.

không phải để tránh làm gián đoạn hoặc tránh gây thiệt hại không đáng kể, mà là để không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho chủ thể quyền. Do vậy, hai bước đầu tiên đã vi phạm quy định tại câu đầu tiên Điều 46 Hiệp định TRIPS.

(v) Bước thứ ba sẽ được áp dụng nếu hai bước đầu tiên không thực hiện được - đó là việc bán đấu giá hàng hóa bị tịch thu sau khi loại bỏ yếu tố xâm phạm. Bước này đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền vì khơng được phép của chủ sở hữu quyền trong việc bán đấu giá. Do đó, bước thứ ba đã vi phạm quy định tại câu đầu tiên của Điều 46. Ngoài ra, việc bán đấu giá chỉ được thực hiện sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm, do đó, hành vi này đã vi phạm câu thứ tư trong Điều 46 - quy định rằng hàng hóa có thể được đưa vào kênh thương mại sau khi loại bỏ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp chỉ trong trường hợp đặc biệt, trong khi các biện pháp của Hải quan Trung Quốc không được thực hiện trong trường hợp đặc biệt.

(vi) Cuối cùng, ba bước đó là bắt buộc nên Hải quan Trung Quốc khơng có quyền tiêu hủy hàng hóa xâm phạm hoặc loại bỏ theo cách khác mà tránh gây thiệt hại cho chủ thể quyền. Như vậy, Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Điều 46 và 59 Hiệp định TRIPS.

c) Theo Luật Hình sự Trung Quốc và cách giải thích chính thức của Cơ quan chức năng của Trung Quốc,596 không phải mọi hành vi giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả đều bị xử lý hình sự. Để xử lý hình sự, hành vi giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả phải đảm bảo một số tiêu chí tiên quyết. Điều này có nghĩa rằng khơng thể truy tố hoặc xét xử hình sự đối với các hành vi xâm phạm thơng thường, trừ khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Do đó, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ trong câu đầu tiên và câu thứ hai của Điều 61 và Điều 41 Hiệp định TRIPS.

(i) Câu đầu tiên Điều 61 quy định các Thành viên có nghĩa vụ quy định thủ tục và chế tài hình sự đối với hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại. Thủ tục và chế tài hình sự phải được áp dụng “ít nhất” đối với các trường hợp giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại. Theo quy định của Luật Hình sự Trung Quốc và cách giải thích thì thủ tục và chế tài hình sự khơng được quy định và áp dụng cho mọi trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả ở quy mô thương mại nên Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo câu đầu tiên của Điều 61. Tuy nhiên, các thuật ngữ “giả mạo nhãn hiệu,”“xâm phạm quyền tác giả” và “quy mô

thương mại” không được định nghĩa tại Điều 61. Do vậy, để hiểu đầy đủ về phạm vi của các nghĩa vụ

theo quy định này thì cần phải tham khảo các quy định khác của Hiệp định, và sử dụng các quy tắc giải thích thơng lệ của Công ước Viên về luật điều ước quốc tế. Theo đó, “giả mạo nhãn hiệu” phải được hiểu là bao gồm hành vi sử dụng trong hoạt động thương mại một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức không thể phân biệt được ở những đặc điểm chủ yếu so với nhãn hiệu được bảo hộ; “xâm phạm

quyền tác giả” phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền

liên quan (ví dụ, quyền của người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm). Đối với “quy mô thương

mại,” việc sử dụng hai cụm từ “quy mô” và “thương mại” cùng nhau cho thấy khơng cần phải có bằng

chứng về động cơ hoặc mục đích thương mại của người xâm phạm, và quy định này đề cập đến những người tham gia vào hoạt động thương mại để thu được khoản lợi nhuận tài chính và những người thực hiện các hoạt động ở mức độ hoặc quy mô đủ lớn để đạt đến quy mô thương mại ở thị trường liên quan, mà khơng cần tính đến động cơ hoặc mục đích. Đây là cách hiểu chính trong cáo buộc của Hoa Kỳ. Theo đó, trong vụ kiện này, Trung Quốc đã đề xuất thay thế thuật ngữ “quy mô thương mại” tại

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)