Điều 203 Luật Sở hữutrí tuệ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 136 - 137)

VI. Cácvấn đề liên quan trong chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ

673 Điều 203 Luật Sở hữutrí tuệ.

mục đích phi thương mại, hoặc buộc đưa hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm. Việt Nam chỉ áp dụng một biện pháp hành chính cho mỗi vụ việc, trừ khi, ví dụ, người xâm phạm khơng có giấy phép kinh doanh. Hiệu quả lũy tiến của các biện pháp này sẽ ngăn ngừa xâm phạm tiếp theo. Yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện theo thủ tục dân sự.

Biện pháp hải quan áp dụng đối với hàng nhập và xuất khẩu nhằm đình chỉ hàng hóa trong thơng quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại các Điều 73, 74 và 75 Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/5/2005 và Thơng tư số 44/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục chống buôn lậu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hải quan và Điều 218 Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyết định xử phạt hành chính phải được làm bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày sau khi có thơng báo về hành vi xâm phạm, hoặc 30 ngày trong những trường hợp phức tạp. Thủ tục khiếu nại được quy định theo Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Luật Khiếu nại năm 2011. Quyết định hành chính có thể bị khiếu nại bởi một trong hai bên, trước tiên là với cơ quan ra quyết định xử phạt và sau đó có thể với cơ quan quản lý cấp trên hoặc tòa án hành chính. Quyết định xử lý của cơ quan quản lý cấp trên có thể tiếp tục bị khiếu nại ra tịa án hành chính.

Thủ tục xử phạt hành chính có ưu điểm nhanh chóng, đơn giản, khơng tốn kém và công bằng. Chủ sở hữu quyền dựa nhiều vào các cơ quan thực thi hành chính, đặc biệt là Cơ quan quản lý thị trường. Quyết định xử phạt hành chính cũng đủ mạnh để ngăn chặn hành vi xâm phạm tiếp theo vì hầu hết các hành vi xâm phạm được giải quyết thơng qua thủ tục hành chính là nhỏ và khơng cố ý. Tuy nhiên, hệ thống hành chính đã được tăng cường theo Luật Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, phạm vi áp dụng các biện pháp hành chính đã được hạn chế và nhấn mạnh việc chuyển sang biện pháp dân sự, thủ tục hành chính đã được hồn thiện,670 nguyên tắc xử phạt hành chính nhiều hơn lợi ích thu được từ hành vi xâm phạm được thiết lập,671 chức năng của cơ quan thực thi đã được xác định rõ ràng hơn để tránh thủ tục chồng chéo và cồng kềnh, và một số cơ quan có chức năng điều phối đã được thành lập.672 Sự kết hợp các thủ tục và biện pháp hành chính, việc bồi thường thiệt hại theo thủ tục dân sự, và áp dụng thủ tục tố tụng hình sự trong trường hợp giả mạo nhãn hiệu và sao chép lậu bản quyền ở quy mô thương mại mang lại hiệu quả ngăn ngừa như được dự liệu trong Điều 41 Hiệp định TRIPS, yêu cầu bồi thường đối với người bị kiện theo quy định tại Điều 48 và các biện pháp hình sự theo quy định tại Điều 61.

Thủ tục và chế tài dân sự

Tại Việt Nam, Tịa án nhân dân dân có quyền xét xử các vụ việc liên quan đến cáo buộc lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp, các tranh chấp liên quan đến phí hoặc thù lao, các yêu cầu về quyền đăng ký và quyền tác giả và các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc cấp li-xăng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Khi nộp đơn kiện tại tịa, ngun đơn hoặc/người đại diện hợp pháp của nguyên đơn phải nộp kèm các bằng chứng về quyền sở hữu trí tuệ của mình, cũng như các bằng chứng về hành vi xâm phạm quyền tác giả.673 Tòa Dân sự thuộc Tòa án nhân dân ở cấp huyện và cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP

272 273

Một phần của tài liệu Cẩm nang Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)